Trở về công việc thay “guốc thắng” ở bánh sau, chúng ta phải gỡ khá nhiều lò so. Tốt nhất, các bạn nên lấy máy ra chụp lại sơ đồ vị trí của những cái lò so này, để nữa có lộn còn có hình ảnh để đối chiếu.
Gỡ guốc thắng cũ
Bài HAO SMITH
Hôm nay chúng ta tiếp nối công việc thay “guốc thắng” (brake shoes) ở bánh sau. Lần trước, chúng ta đã trình bày việc tháo gỡ và kiểm tra. Nếu thấy miếng “gôm thắng” (lining) gắn trên guốc đã mòn vẹt khá nhiều, đây chính là lúc chúng ta cần thay nó.
Nói sơ về tên gọi: Như chúng ta đã biết, thắng ở bánh sau thường khác với bánh trước. Trong khi cấu trúc của thắng bánh trước là “thắng đĩa” (disc brake) với bộ phận chà sát mòn dần được gọi là brake pad, thì cấu trúc thắng ở bánh sau thường là “thắng trống” (drum brake) và bộ phận chà sát cần phải thay được gọi là “brake shoes”. Như vậy, “brake pads” và “brake shoes” làm cùng một nhiệm vụ là kềm giữ vòng quanh của bánh để hãm đà di chuyển của xe. Chính vì thế, người Việt thường gọi một tên chung là “bố thắng” dù đó là bánh trước hay bánh sau. Nhưng nếu cần tham khảo rộng rãi hơn, bạn cần phải phân biệt rõ hai tên gọi: Brake Pads cho hệ thống bánh trước và Brake Shoes cho hệ thống bánh sau. Trong những bài viết này về đề tài này, các bạn thường nghe chữ “miếng gôm” vì nhiệm vụ nó xem ra cũng chẳng hơn gì “miếng gôm” cao su gắn trên hệ thống thắng xe đạp, nó cũng có tên Mỹ là “brake pads”.
Trở về công việc thay “guốc thắng” ở bánh sau, chúng ta phải gỡ khá nhiều lò so. Tốt nhất, các bạn nên lấy máy ra chụp lại sơ đồ vị trí của những cái lò so này, để nữa có lộn còn có hình ảnh để đối chiếu.
Xin xem hình minh họa do các nhà chuyên môn trên mạng carpros.com cống hiến về những động tác cần thực hiện
Xác định vị trí các lò so chính
Gỡ 2 lò so chính (return spring): Dùng kìm để kéo lò so về phía guốc thắng cho đến khi nó bung ra. Việc này đòi hỏi chút kiên nhẫn. Xong lò so một bên thì tới lò so bên kia
Gỡ khuy cài (hold-down clips): Dùng kìm thích hợp để gỡ khuy cài ở 2 bên.
Tháo guốc thắng (brake shoes): Đến đây bạn có thể dùng tay, nắm chặt 2 bên guốc thắng và từ từ kéo chúng ra khỏi khay kim loại đỡ ở mặt sau (backing plate)
Gỡ dây cài thắng tay (parking brake), để kéo hẳn 2 cái guốc thắng ra ngoài.
Bây giờ chỉ còn lại ống xi lanh (cylinder) một mình bám vào khay đỡ. Nhân dịp này bạn nên kiểm tra xem xi lanh có hư hại gì không. Như đã đề cập trước đây, xi lanh phải ở trong tình trạng hoàn hảo, khô ráo. Nếu thấy nó nhẫy ướt, đó là dấu hiệu dầu thắng rỉ ra, có gắn bộ guốc thắng mới vào cũng sẽ làm hư luôn. Gặp trường hợp này phải thay nó luôn. Và nếu xi lanh một bên bánh bị rò rỉ thì xi lanh bên bánh kia cũng cần được thay, dù không thấy dấu hiệu hư hại.
Lần sau, chúng ta sẽ trình bày cách lắp guốc thắng mới.
haosmith@yahoo.com
Viết bình luận đầu tiên
ĐỌC THÊM
Xe Pick-up điện Ram có thể chạy được 500 dặm sau một lần sạc
Theo ước tính của EPA, các phiên bản tầm xa của Ford’s Lightning có thể đi được quãng đường lên tới 320 dặm sau một lần sạc.
Nhiều người muốn gắn camera trong xe
Từ các tai nạn nghiêm trọng cho đến các va chạm nhỏ trên đường, dash cam đã cho thấy tính hữu dụng.
Ford ra mắt xe điện Mach-E mang hiệu Mustang lừng danh của hãng
Hãng Ford vừa ra mắt xe điện Mustang Mach-E, nằm trong kế hoạch đầu tư $11 tỷ Mỹ kim vào xe chạy điện và xe hỗn hợp xăng điện từ ...