Lai Rai Chuyện Đời

Tản mạn kiếm hiệp Kim Dung: tại sao Mộ Dung Phục gia trưởng, ngạo mạn, lại ảo tưởng sức mạnh mà nàng Vương Ngữ Yên vẫn yêu đắm say

Monday, 23/10/2023 - 02:27:07

Xét về nhan sắc, tài năng, gia thế hoặc thậm chí là chí hướng thì đương nhiên ta thấy Vương Ngữ Yên yêu Mộ Dung Phục là hoàn toàn hợp tình, hợp lý.

KD

Nhưng nếu xét về cách hành xử, thái độ của Mộ Dung Phục thì ta sẽ lại thấy khó hiểu vì sao Vương Ngữ Yên có thể một mực yêu chàng ta.

Hay là cứ đổ tại cho con đũy tình yêu, yêu quá nên phải tìm đủ mọi cách ngụy biện? Dù sao người yêu đơn phương cũng vậy mà =))

Con người Mộ Dung Phục vừa gia trưởng, vừa ngạo mạn, lại ảo tưởng sức mạnh nữa. Trong nhà có bí kíp mà còn không học được tử tế, biểu muội mình còn chê mình thì làm ăn gì; bôn ba phục quốc thì toàn kiếm bọn ô hợp, tính tình lại thiếu độ lượng thì thu hút nhân tài kiểu gì :-?

Huống gì Mộ Dung công tử khí độ ngời ngời cũng ba lần bỏ rơi Vương Ngữ Yên, một lần ở Vạn Tiên Đại Hội, một lần khi nghe tin hoàng đế Tây Hạ kén rể, và lần cuối thì còn nhốt nàng cùng Đoàn Dự ở dưới giếng khô.

Phải chăng vì thế nên Kim Dung cho nàng kết thúc mối tình nhạt nhòa với Mộ Dung Phục ở trong cái giếng khô ấy, bởi lẽ thoát khỏi miệng giếng kia mới thấy bầu trời rộng lớn thế nào?

Bản tân tu thì kết cục như thế nào?

Chính xác Mộc Uyển Thanh làm Quý Phi, còn hậu duệ của Đoàn Dự thì cũng không rõ con nàng nào lên làm Hoàng đế Đại Lý nhé:

Sau chàng lại bẩm báo bá phụ Bản Trần đại sư, đem thân thế của mình bí mật nói với bọn Hoa Hách Cấn, Ba Thiên Thạch những người thân tín, lập Mộc Uyển Thanh làm quý phi, Chung Linh làm hiền phi, Hiểu Lôi làm thục phi. Bọn Hoa Hách Cấn biết thân thế hoàng thượng là chuyện bí mật, tất cả đều giữ kín như bưng. Đoàn Dự được Mai Lan Trúc Cúc tứ nữ đồng ý, cũng được vợ chồng Hư Trúc tán thành, đem các nàng gả cho con trai của bọn Cao Thái Minh, Hoa Hách Cấn, Ba Thiên Thạch.

Theo Đại Lý quốc sử ghi lại: Đại Lý (sử gọi là Hậu Lý) Hiến Tông Tuyên Nhân Đế Đoàn Dự, khi đăng cơ niên hiệu là Nhật Tân, sau lại đổi thành Văn Trì, Vĩnh Gia, Bảo Thiên, Quảng Vận, tổng cộng năm niên hiệu, sau đó thoái vị làm tăng, tổng cộng làm hoàng đế bốn mươi năm, truyền ngôi cho thái tử Đoàn Chính Hưng.

Đoạn Chính Hưng sử gọi là Cảnh Tông Chính Khang Đế, sửa niên hiệu thành Vĩnh Trinh. Ông làm hoàng đế hai mươi lăm năm, cũng thoái vị làm tăng, truyền ngôi cho thái tử. Tính danh mẫu thân Đoàn Chính Hưng sử không ghi lại, là Mộc Uyển Thanh, Chung Linh, Hiểu Lôi, hay là tần phi khác sinh ra, không thể biết được.


Bàn luận: Có điều, sau này ông cụ lại đổi ý -.-", nhưng như thế thì thà là nàng đi tu, chứ quay về chăm Mộ Dung Phục thì thiệt cho A Bích và vô lý khi hắn là kẻ hại chết mẫu thân nàng.


=CBN=

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT