Đời Sống Việt

Giáo dục Kitô giáo đã giúp đào tạo thiền sư nổi tiếng nhất của Việt Nam như thế nào?

Tuesday, 15/08/2023 - 11:27:41

“Được lời lãi cả thế gian, mà đánh mất linh hồn, thì chẳng ơn ích gì..” trích Kinh Thánh

TNH

Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm có phải là người đàn áp Phật Giáo như tuyên truyền đồn thổi không?

Đọc lại tiểu sử thầy Thích Nhất Hạnh mới thấy có nhiều cái bất ngờ.

Thầy Thích Nhất Hạnh nhận học bổng Fulbright đi du học bên Mỹ vào năm 1961, dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa của ông Diệm.

Sang Mỹ, thầy theo học tại Đại học Princeton, mà cụ thể là trường Princeton Theological Seminary (Trường Thần học Princeton). Trường này vốn do các Mục sư Presbyterian (Trưởng Lão) lập ra hồi thế kỷ 19, chuyên giảng dạy Thần học và sau đó là các môn học Tôn giáo nói chung. Chữ Seminary có ý nghĩa đặc trưng trong ngôn ngữ Kitô giáo là trường Dòng, trường Thần học, hoặc Chủng viện. Trong thời gian một niên khóa 61-62 tại trường, thầy TNH tham gia các hoạt động tôn giáo của trường và ăn ở trong ký túc xá trường với phần lớn chi phí hỗ trợ do trường chu cấp.

Thầy TNH chỉ được hỗ trợ ở lại Mỹ để học trong một niên khóa 61-62, nên có thể coi như thầy sang học theo diện không nhận bằng. Nhưng trường Princeton Theological Seminary đã vận động (với sự trợ giúp từ các trường Thần học khác) để thầy được ở lại tiếp năm học 62-63. Nhờ những vận động này mà thầy TNH được nhận tiếp vào trường Union Theological Seminary (Trường Thần học Liên Hiệp) cũng do Kitô giáo thành lập tại thành phố New York, có liên kết với Đại học Columbia. Ở trường này thầy tiếp tục được tạo điều kiện vừa học vừa giảng dạy về Tôn giáo, có lẽ trong thời gian này các sách của thầy qua môi trường học thuật đã được người phương Tây biết tới. Thầy lấy được bằng Thạc sĩ về Tôn giáo tại trường Thần học này vào năm 1963, trước khi về nước tiếp tục hoạt động tôn giáo.

Khó tìm thấy các chi tiết về việc thầy TNH nhận học bổng du học dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa trên các trang web bằng tiếng Việt, vì nó không tương thích lắm với tuyên truyền "chế độ ông Diệm đàn áp, kỳ thị" Phật giáo. Nhưng rõ ràng chính ảnh hưởng sâu rộng và phổ quát của nền giáo dục Kitô giáo nói chung đã giúp bảo trợ và nuôi dưỡng tài năng của một trong những nhà sư nổi tiếng nhất thời hiện đại.

Theo FB Bạch Vương Tiên Sinh

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT