Du Lịch

Du lịch tới Cung điện Potala ở Tây Tạng

Monday, 18/12/2023 - 10:45:08

Cung điện Potala, theo ý kiến cá nhân, thực tế còn đẹp và hùng vĩ hơn ảnh chụp rất nhiều, đặc biệt là vào mùa đông với nền tuyết trắng xóa

Potala Tibet Palace

Nằm trên đỉnh Hồng Đồi ở độ cao 3.600 mét so với mực nước biển, hướng ra thung lũng Lhasa, cung điện Potala (Bố Đạt La cung) cao 170m này được xem là cung điện đồ sộ và nguy nga nhất trong tất cả các kiến trúc cung điện ở Tây Tạng.

Potala từng được sử dụng như là cung điện mùa đông của Đức Đạt Lai Lạt Ma, cũng như là nơi đặt chính phủ Tây Tạng. Đây là một công trình biểu tượng cho quyền lực gắn liền với các đời Đạt Lai Lạt Ma và Tạng Vương, đóng vai trò gìn giữ, truyền bá văn hóa truyền thống của Tây Tạng.

Phong cách kiến trúc đồ sộ và xếp lớp phần nào làm quang cảnh nơi đây càng kinh ngạc hơn; chính giữa một khoảng trời đất bao la ấy, lại nổi lên một "thành trì" thường chỉ thấy trong những câu truyện cổ. Tổng thể cung điện Potala cao 117m, từ Đông sang Tây có chiều dài 360m, chiều rộng theo trục Bắc-Nam đo được 270m; diện tích sàn hơn 360000 m2 bao gồm 13 tầng, bên trong chia thành hơn 1000 phòng nhỏ với gần chục ngàn Phật điện; vật liệu xây dựng cung là gỗ, đá, và bùn; độ cao trung bình so với mặt nước biển là 3600m, là cung điện xây dựng ở độ cao ấn tượng nhất thế giới.

Được bao quanh bởi những bức tường kiên cố, cung điện mùa đông Potala tọa lạc trên đỉnh ngọn Hồng Đồi do vị Tạng Vương đầu tiên xây dựng trong khoảng thời gian từ thế kỷ thứ 6 - 7, và được tu tạo lại vào khoảng giữa năm 1600 thời Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5. Cung điện mùa đông Potala là một kho báu vô giá với khoảng 698 bức tranh, gần 10 nghìn cuộn tranh giấy và nhiều tác phẩm điêu khắc giá trị.

Từ các bức tường ở cổng vào đến thảm, mái che, rèm cửa… đều là các tác phẩm nghệ thuật truyền tải văn hóa và tôn giáo Tây Tạng. Đặc biệt, nơi đây lưu trữ một bộ sưu tập đồ sộ kinh Phật và nhiều tài liệu lịch sử quan trọng.

Đáng tiếc là nó bị Trung Cộng chiếm đóng và bức hại, nên nó kiểm soát hết cung điện và muốn tham quan phải mua vé và chỉ được đi vào 1 số nơi giới hạn trong cung điện. Đức Đạt Lai Lạt Ma và toàn bộ đệ tử của ngài đều phải sống lưu vong ở Ấn Độ. Và người Tạng ngày nay đang bị đồng hóa theo Hán tộc hết

Theo Bách Khoa Toàn Thư
Photo by HONG on Unsplash

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT