Hoa Kỳ

Chính phủ Trump đe dọa những nơi bảo vệ di dân bất hợp pháp

Sunday, 16/04/2017 - 08:43:21

Tuy đa số di dân lậu là người từ Châu Mỹ La Tinh, một số người khác từ các quốc Á Châu, Âu Châu và Trung Đông cũng sống không giấy tờ hợp lệ ở Mỹ.


Những người biểu tình bênh vực di dân đứng bên ngoài tòa thị chánh Brooklyn tại New York vào ngày 9 tháng Tư. (Getty Images)


Một cuộc chiến tuy ngấm ngầm nhưng ác liệt đang diễn ra giữa Tổng Thống Donald Trump và hàng trăm thành phố và thị trấn trên khắp Mỹ. Những nơi này thề quyết bảo vệ những di dân bất hợp pháp mà ông muốn trục xuất.
Chính quyền tại một số địa phương, như Santa Ana cạnh Little Saigon tại Quận Cam, và San Francisco ở Bắc California, đã tuyên bố nơi của họ là “sanctuary ciy,” tức là thành phố che chở những di dân lậu muốn trú ẩn tại nơi đây. Nước đang có khoảng 11 triệu cư dân sống không hợp lệ, và những người này muốn tìm đến các “thành phố che chở” để không bị bắt và bị trả về quê hương của họ.

Tuy đa số di dân lậu là người từ Châu Mỹ La Tinh, một số người khác từ các quốc Á Châu, Âu Châu và Trung Đông cũng sống không giấy tờ hợp lệ ở Mỹ.

Ông Trump đã đắc cử tổng thống bằng cách hứa sẽ dẹp nạn di dân bất hợp pháp, và trục xuất 800,000 người bị kết tội hình sự. Nhưng theo chính sách của ông Trump, bất kỳ người di dân không có giấy tờ nào là trò chơi công bằng. Và ông muốn hủy bỏ hoàn toàn những thành phố được gọi là nơi che chở.
Các viên chức cơ quan Thực Thi Công Lực Di Trú Và Quan Thuế Liên Bang, được gọi là các viên chức ICE, đã bắt đầu khoanh vùng những khu vực che chở tại Hoa Kỳ.

Điều đó làm cho hàng triệu di dân bất hợp pháp phải sống trong nỗi sợ hãi. Thế nhưng nhiều người Mỹ hài lòng về một hành động mà họ nói sẽ giúp cứu công ăn việc làm, và cứu nhiều mạng sống.
Một thành phố che chở là gì?

Không có định nghĩa chính thức về một “thành phố che chở.” Nhưng xét về căn bản, đó là những nơi mà cảnh sát địa phương và các giới chức thành phố sẽ bảo vệ những người nhập cư bất hợp pháp, để họ khỏi bị giao nộp cho các nhà chức trách liên bang.

Lý do là những di dân không có giấy tờ hầu chắc sẽ báo cáo các vụ tội ác, nếu họ không sợ bị trục xuất khi họ liên lạc với cảnh sát địa phương. Còn như nếu không được che chở, họ sẽ ngại báo cáo tin tội ác, vì sợ bị bắt.

Ông Ed Lee, thị trưởng thành phố San Francisco, nói, “Điều đó có nghĩa là các cộng đồng an toàn hơn, có nghĩa là các cộng đồng đa dạng, có nghĩa là các cộng đồng chào đón.”

Vị thị trưởng này đang kiện ông Trump về cuộc truy dẹp, và không sợ lời tổng thống đe dọa cắt giảm tiền liên bang tài trợ cho các thành phố che chở.

Ông Lee nói, “Có thể là tốn hàng tỷ Mỹ kim, nhưng chúng tôi không sợ những cuộc chiến đó.”
Cảnh sát địa phương là những người ủng hộ chính sách bảo vệ. Họ nhận được lệnh không trợ giúp các viên chức ICE liên bang.

“Chẳng hạn, nếu một cảnh sát viên chặn một người nào đó vì chạy vượt đèn đỏ, và bằng cách nào đó cảnh sát viên phát hiện ra rằng người đó không có giấy tờ, thì đó sẽ là một vụ vi phạm sắc lệnh, khi nhân viên ấy gọi cơ quan di trú và nói, Này, tôi có một người không có giấy tờ ở đây,” giáo sư Bill Ong Hing nói với đài ABC tại Úc. Đài này đã tìm hiểu về tình trạng di trú hiện nay ở nước Mỹ. Ông Bill Ong Hing gốc Á Đông đang dạy môn luật di trú tại đại học University of San Francisco, và là thành viên Ủy Ban Cảnh Sát của thành phố.

Nhưng chính sách về việc bảo vệ di dân cũng có sự hạn chế.
Giáo sư Ong Hing nói, “Điều này sẽ không dẫn đến việc cảnh sát San Francisco đứng canh gác tại biên giới San Francisco, và chống lại các giới chức thực thi công lực di trú, và giữ họ lại không cho vào trong thành phố. Điều đó sẽ không xảy ra.”

Tuy nhiên, trong khi những người ủng hộ thành phố che chở nói rằng các chính sách ấy giúp cho họ được an toàn hơn, nhưng cũng có những người khác nói rằng chính sách ấy dung dưỡng tội phạm và gây khốn khổ.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT