Việc Làm

Năm lý do tại sao bạn không nghe trả lời, sau khi nộp đơn xin việc

Sunday, 16/12/2012 - 08:44:48

Sau đây là 5 lý do hàng đầu do ông Meghan M. Biro đưa ra, giải thích tại sao bạn không nghe trả lời sau khi mình nộp đơn xin việc.

Người ta cứ hay thắc mắc tại sao họ vẫn chẳng nghe trả lời gì cả, sau khi họ nhấn vào nút “gởi đi” trên e-mail, đính kèm theo một bản resume, hoặc trên tờ đơn xin việc trực tuyến. Nếu bạn may mắn lắm, thì bạn có thể có được một cuộc trao đổi sơ khởi qua e-mail với một người tuyển dụng, vào sau đó không nhận gì thêm từ phía họ lần nào nữa cả. Thế thì tại sao chuyện này lại xảy ra? Tại bạn hay là tại vì họ, hoặc chẳng qua đó chỉ là chuyện mà mỗi người xin việc đều phải chuẩn bị đón nhận, trong tiến trình tuyển dụng? Có một lời than phiền của một nhà tuyển dụng thuờng được người ta trích dẫn lại, than rằng có tới 50 phần trăm trong tổng số những người xin việc làm, đều đơn giản là không hội đủ điều kiện. Thêm vào mối thách đố này, đa số các công ty lớn – và nhiều công ty nhỏ hơn – đều sử dụng nhu liệu quản trị tài năng để thanh lọc những bản resume, loại bỏ bớt đi một phân nửa trong tổng số những người nộp đơn xin việc, thậm chí ngay cả trước khi đảo mắt đọc vào một bản resume hoặc một bức thư cover letter. Sau đây là 5 lý do hàng đầu do ông Meghan M. Biro đưa ra, giải thích tại sao bạn không nghe trả lời sau khi mình nộp đơn xin việc.

1. Thực sự bạn không hội đủ điều kiện. Nếu một mục mô tả công việc nhắc cụ thể là cần một người chuyên phát triển nhu liệu với 3-5 năm kinh nghiệm, thế mà bạn chỉ là một sinh viên tốt nghiệp với một kỳ đi thực tập nội trú mà thôi, thì hầu chắc người ta sẽ không gọi bạn. Nên tránh thất vọng chán nản – đừng nộp đơn xin những công việc mà bạn không hội đủ điều kiện, hầu hết những mục mô tả công việc đều được viết ra với những yêu cầu đòi hỏi rất cụ thể. Vâng, công ty đang cố gắng tìm cách tìm cho được ứng viên hội đủ điều kiện nhiều nhất; vâng, họ đang cố gắng gạt bỏ nhiều người ra ngoài. Đó không phải là chuyện cá nhân, mà là chuyện kinh doanh.

2. Bạn đã không viết resume đáp ứng tối ưu những từ ngữ chính yếu. Các mục mô tả công việc đều được nhấn mạnh bằng những từ ngữ chính yếu cụ thể về những năng khiếu hoặc tính cách mà công ty đang tìm kiếm nơi những người làm đơn. Việc đọc kỹ mục mô tả công việc là điều cần thiết, cũng như việc tối ưu hóa mức phù hợp với từ ngữ chính yếu trong bản resume của bạn và trong thư cover letter, nếu bạn sử dụng một bản ấy, hoặc dùng e-mail. Nếu những danh sách mô tả công việc liệt kê ra những từ ngữ ấy theo một trật tự nào đó, chẳng hạn như một danh sách liệt kê những ngôn ngữ thảo chương được yêu cầu phải có, thì bạn hãy sử dụng thứ tự ấy trong bản resume của mình.

3. Không định dạng bản resume của bạn cho đúng cách. Có thể bạn nghĩ rằng lối định dạng đặc sắc sẽ làm nổi bật bản resume của mình, nhưng những chương trình định dạng tự động hóa đều không quan tâm tới chuyện một văn kiện là đẹp hay không. Vậy hãy giúp cho cái máy. Bạn nên nhất quán trong lối định dạng – hãy xem xét việc sử dụng những dòng riêng rẽ dành cho người chủ trước đây, cho chức danh công việc, và số năm mà bạn đã làm việc.

4. Bản resume của bạn khác biệt nhiều so với chân dung trực tuyến của bạn. LinkedIn, Dice và những địa chỉ chân dung trực tuyến khác đều có thể là những công cụ hữu ích, vì vậy điều quan trọng là bảo đảm rằng chúng phù hợp với những gì được ghi ra trên bản resume của bạn, Điều này dường như có thể là một điều mâu thuẫn – trong điều 1, tôi đã khuyên nên tối ưu hóa từ ngữ chính yếu – nhưng thực ra đó là một điều hợp lý thông thường. Những công việc được làm, những người chủ tuyển dụng, số năm mình đã làm công việc ấy, và các chi tiết khác, đều phải phù hợp với nhau.

5. Công ty đã nhận được 500 bản resume gởi tới cho một mục rao việc, thế mà resume của bạn lại là bản thứ 499. Chuyện tìm việc làm tự nó đã là một công việc. Bạn nên nghiên cứu tìm hiểu – để cho biết mình muốn vào làm việc cho những công ty nào, biết những hãng nào hợp với bạn. Mỗi buổi sáng hãy dò đọc những mục rao việc làm, và gặp một mục nào đó mà bạn hội đủ điều kiện (và bạn quan tâm đến) thì hãy nhảy ngay vào đó. Chuyện gởi sớm resume hay nộp đơn chính là điều quan trọng. Hãy kiểm tra lại thường xuyên trong ít ngày đầu tiên, để chắc chắn rằng bản liệt kê ấy không có gì thay đổi. Thường thì một công ty sẽ bố cáo một công việc, rồi giữa chừng trong tiến trình này thì lại sửa đổi nội dung mô tả công việc ấy.
Tìm việc là chuyện gay go, khỏi phải bàn cãi nữa. Những xác suất là cao nếu bạn sẽ nằm trong số 60 phần trăm trở lên của những người phần lớn thời gian không nghe nói lại gì cả sau khi đã nộp đơn. Đừng chột dạ – đó không phải là chuyện bạn bị khước từ, mà là một phản ảnh của thời buổi. Nếu bạn chẳng nghe trả lời, thì hãy biết rằng không phải chỉ có bạn là bị như vậy mà thôi.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT