Việc Làm

Làm thế nào để nói câu xin lỗi, khi bạn phạm sai lầm

Monday, 20/08/2012 - 12:17:34

Chịu trách nhiệm và nhanh chóng khắc phục những thiệt hại mà bạn đã gây ra. Hãy xác định xem sai lầm của bạn là thuộc loại lỗi lầm về mặt chuyên môn, hay là lỗi lầm cá nhân, và cố gắng hình dung ra cách thức giúp bạn có thể sửa chữa lầm lỗi ấy.

Bạn sẽ phạm sai lầm tại nơi mình làm việc. Có thể là đang lúc bạn trình bày cho nhóm kinh doanh của bạn, và bạn phát giác ra một lỗi đánh máy lớn. Hoặc khi e-mail của ông chủ làm cho bạn bực mình đến nỗi bạn chia sẻ với một đồng nghiệp những lời lẽ gay gắt chỉ trích người chủ, sau đó bạn mới vỡ lẽ nhận ra rằng mình đã vô ý bấm và nút “trả lời cho tất cả” (reply all) khi gửi đi tin nhắn của bạn. Hay là có lẽ bạn than phiền về một người trong nhóm làm việc của bạn ở nhà bếp, và anh ta vừa bước vào thì bỗng nghe được những lời lẽ khinh bỉ. Trên trang mạng CareerBuilder.com, ông Justin Thompson có đưa ra một số lời khuyên.
Lầm lỡ là chuyện xảy ra với mọi người chúng ta, và là chuyện chẳng vui vẻ gì cả. Tuy nhiên, bạn có thể chuộc lại những tội lỗi ở nơi làm việc của bạn. Chịu trách nhiệm và nhanh chóng khắc phục những thiệt hại mà bạn đã gây ra. Hãy xác định xem sai lầm của bạn là thuộc loại lỗi lầm về mặt chuyên môn, hay là lỗi lầm cá nhân, và cố gắng hình dung ra cách thức giúp bạn có thể sửa chữa lầm lỗi ấy.
Shauna Heathman, chủ nhân của Mackenzie Image Consulting, chia sẻ bốn bước cơ bản để sửa chữa một lỗi lầm ở chỗ làm việc:

1. Hãy đo lường ảnh hưởng của lỗi lầm bạn gây ra

Bạn cần phải hình dung ra xem sai sót của mình lớn như thế nào, và làm thế nào để xin lỗi mà không làm cho to chuyện lên – hoặc tệ hại hơn nữa, không thừa nhận rằng mình làm sai. Hãy luôn luôn phân tích phương tiện nào là tốt nhất để dùng khi bạn xin lỗi, cho dù là bằng cách gởi e-mail, gặp mặt trực tiếp, hoặc loan báo một cách công khai. Nếu bạn chế giễu một người đồng nghiệp đang có mặt ngay phía sau lưng bạn, thì bạn nên tới gặp trực tiếp người ấy. Không cần phải đưa ra một lời xin lỗi công khai long trọng, nhưng nếu chỉ gởi một e-mail thì vẫn không có tính cách đích thân cho đủ.

2. Xin lỗi một cách nhanh nhẹn và chân thành

Tính cách minh bạch là tốt nhất, và bạn sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn về hành động của mình. Tìm cách lẩn trốn để giữ sỉ diện thì ít khi đem lại hiệu quả, còn cứ chậm chạp lề mề cũng chẳng được tích sự gì cả. Vì vậy hãy nói rõ câu xin lỗi, nói cho trúng vấn đề và xin lỗi một cách thành thật. Đừng bi kịch hóa quá sức, cũng đừng biện bạch bào chữa cho lầm lỗi của mình. Cứ việc nói câu xin lỗi là được.

3. Tự cười nhạo chính mình

Không việc gì phải tự làm cho mình bồn chồn ray rứt, trừ khi bạn đã vi phạm một điều lệ nòng cốt, chẳng hạn như trực tiếp chửi rủa một giám đốc điều hành. Nếu không như vậy thì bạn hãy biết cách cười nhạo chính mình, nếu lỗi này không phải là một lỗi cá nhân, và chỉ là một lỗi nhỏ chẳng hạn như lỗi sai chính tả, hoặc những trục trặc ngoài ý muốn. Bạn cứ xin lỗi, nhưng công nhận rằng bạn cũng chỉ là người, mà phàm là người thì ai cũng đều mắc phải sai lầm cả thôi.

4. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa
Như là một phần trong việc bạn xin lỗi, hãy bảo đảm rằng bạn sẽ làm hết sức không bao giờ để cho điều ấy thêm lần nữa. Lỗi càng lớn, bạn càng cần trấn an người khác nhiều hơn. Nếu những lỗi in ấn hoặc những vấn đề nhỏ hơn chính là thủ phạm, thì bạn nên nhờ ai đó biên tập lại bài viết của bạn, có thể giúp giảm bớt những sai lầm như vậy trong tương lai. Khi xảy ra những lỗi lầm lớn hơn, giống như vụ tai tiếng ấn vào nút “Trả lời tất cả", hoặc bị bắt quả tang đang vu khống đồng nghiệp của mình, thì bạn hãy để cho người ấy hoặc ông/bà chủ của bạn biết rằng nếu bạn có những mối quan ngại nghiêm trọng, thì lần tới bạn cứ việc trực tiếp gặp mà trình bày ra.
Shane Wagg, một giới chức của hãng quảng cáo Search Tactix, chia sẻ một số sai lầm mà ông từng gặp phải tại công ty của mình. Ông nói: “Là một người chủ, tôi đã có những nhân viên đến với tôi, với vẻ khổ sở trên khuôn mặt của họ, thừa nhận một sơ suất hoặc lỗi lầm có thể làm cho họ phải chịu trách nhiệm tài chánh. Nhưng họ đã vượt lên phía trước chuyện ấy, và tới phía trước một viên chức quản trị, tới sớm còn hơn là tới trễ, nhờ thế mà ngăn chặn được mức thiệt hại”.
Vì vậy, như bạn có thể thấy được, mọi người đều phải chú tâm đến công tác và miệng lưỡi của mình tại nơi làm việc. Nếu bạn có những mối quan ngại nghiêm túc về một số vấn đề, bạn hãy nói chuyện với các đồng nghiệp hay với chủ của bạn để trực tiếp tìm cách giải quyết. Nếu bạn bị kẹt mãi trong vùng đất hoang vu của những xúc cảm nhỏ nhặt vụn vặt, hãy hít thở một hơi và tập trung năng lượng trở lại vào công việc của mình.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT