Việc Làm

Làm cách nào nhận lỗi khi làm việc

Monday, 20/06/2011 - 06:40:22

Chính vì thế mà thỉnh thoảng người ta phớt lờ đi hoặc thậm chí còn chối phứt những điều sai trái mình đã làm – ngay cả khi bị bắt ...

Thú nhận một lỗi lầm là chuyện khó khăn. Nhận lỗi là một điều làm cho người ta bối rối lúng túng, cảm thấy nhục nhã, và thường gây ra những hậu quả phải đối diện, sau khi gánh lấy trách nhiệm về một điều sai lầm mình đã làm.

Chính vì thế mà thỉnh thoảng người ta phớt lờ đi hoặc thậm chí còn chối phứt những điều sai trái mình đã làm – ngay cả khi bị bắt quả tang – hi vọng có được một cách nào đó để tránh né những hậu quả của những việc mình đã gây ra.
Kaitlin Madden vừa mới đưa ra một vài điều mách nước, trong bài viết mang tựa đề “Đừng trở thành một Weiner tại chỗ làm”, nhắc đến chuyện Dân Biểu Anthony Weiner chạy tội. Vụ rắc rối này xảy ra khi ông không chịu thừa nhận một lỗi lầm, khiến cho sự việc càng trở nên thêm tệ hại vô cùng. Khi sự thật xuất hiện,  người có lỗi không những trông giống như một kẻ ngu ngốc, mà còn trở thành một người nói dối.
Vì vậy lần tới mà bạn làm một lỗi lầm tại nơi làm việc, bạn hãy nhận lỗi của mình. Thú nhận sai lầm sẽ tránh cho bạn khỏi rặp rắc rối, cứu được hình ảnh chức nghiệp của bạn, và thậm chí có thể cứu luôn cả công việc của bạn nữa. Vì thú nhận lầm lỗi là một trong những việc nói nghe dễ nhưng làm được mới là khó, nên bà Madden đã thu thập một số lời khuyên của các chuyên gia, để giúp cho bạn biết nhận lỗi đúng cách.

1. Nhanh chóng thú nhận sai lầm. Một khi bạn biết rằng mình đã gây ra lộn xộn, thì điều tốt nhất là hãy nói cho người chủ của bạn biết càng sớm càng tốt. Joseph Grenny, một cây bút chuyện viết bài về khả năng lãnh đạo trên báo BusinessWeek, nói: “Nếu người chủ của bạn nghe chính miệng bạn nói về điều lầm lỗi ấy, thay vì nghe từ những người khác, thì người chủ sẽ tin cậy bạn nhiều hơn. Ông Grenny cũng là đồng tác giả của cuốn sách bán chạy của nhật báo New York Times, mang tựa đề “Critical Conversations” (Những cuộc đàm thoại quan trọng). Thú lỗi ngay lập tức không những sẽ chứng tỏ cho chủ biết rằng bạn là người đáng tin cậy, mà còn chứng tỏ rằng bạn có tinh thần trách nhiệm và quan tâm đến việc sửa sai những việc bạn đã làm.

2. Đền bù nhiều hơn cho lỗi lầm của bạn. Sau khi nhận lỗi, bạn hãy hoàn toàn sẵn sàng tu chỉnh những hành động của mình, bằng bất cứ phương tiện nào cần thiết. Đây không phải là lúc để hãnh diện hay vì cái tôi của mình. Grenny nói: “Chẳng hạn, nếu như khách hàng bị phật ý, thì bạn hãy tạo sự ngạc nhiên và thích thú cho họ trong cách thức bạn đáp ứng những quan ngại của họ. Hãy làm cho người chủ biết càng sớm càng tốt về những gì bạn đang làm để sửa sai, để cho ngưởi chủ nhận ra rằng bạn chịu trách nhiệm về vấn đề mà bạn đã gây ra”.

3. Chia sẻ những gì rút kinh nghiệm được. Ông Grenny nói rằng một khi bạn chỉnh đốn tình hình, hãy ngồi xuống với người chủ và xác định điều sai lầm là gì. tại sao lại làm sai, và trong tương lai mọi chuyện sẽ khác đi như thế nào. Việc bạn giải thích rằng bạn hoàn toàn hiểu rõ đã làm sai lỗi như thế nào, và bạn sẽ tránh lặp lai sai lầm bằng cách nào, sẽ giúp khôi phục sự tín nhiệm của chủ đối với bạn.

4. Yêu cầu phản hồi. Ông Grenny nói rằng sau khi chia sẻ những gì bạn đã học được từ vị lầm lỗi, bạn hãy yêu cầu người chủ về những bài học khác mà bạn phải rút ra từ kinh nghiệm này. Chủ của bạn có thể có cái nhìn của riêng mình về tình hình.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT