Việc Làm

Khi nào nên chấp nhận việc làm lương thấp? (Tiếp theo và hết)

Monday, 01/11/2010 - 08:03:04

Nếu bạn cảm thấy công việc thích hợp với mình, thì tiền bạc không quan trọng lắm. Điều chính yếu vẫn là niềm hạnh phúc vui sướng khi bạn làm ...

Vi Lang/Viễn Đông

4. Công việc mới làm cho bạn cảm thấy vui

Có được một việc làm khiến cho mình cảm thấy mãn nguyện, chính là điều quan trọng hơn là kiếm được bao nhiều tiền.



Nếu bạn cảm thấy công việc thích hợp với mình, thì tiền bạc không quan trọng lắm. Điều chính yếu vẫn là niềm hạnh phúc vui sướng khi bạn làm công việc ấy.
5. Duy trì công việc bạn đang làm

Nếu bạn bị bó buộc phải lựa chọn giữa hai chuyện: chấp nhận một mức lương thấp hơn, hay là phải mất việc, thì bạn hãy chọn lấy mức lương bị cắt bớt và bắt đầu làm công việc mới ấy. Giới chủ hãng xưởng thường thích tuyển dụng những người mà họ đã mướn làm, hơn là chọn người chưa bao giờ làm việc cho họ.
Cho dù lương bổng thấp hơn so với trước đây, hãy cứ thi hành công tác một cách đàng hoàng. Làm như thế bạn đang vun bồi cho chính mình, vì khi nền kinh tế hồi phục khả quan hơn, có thể mức lương của bạn sẽ được nâng lên cao trở lại. Bạn có thể làm một bước nhảy vọt quan trọng trong triển vọng ấy, nếu bạn chu toàn tốt đẹp công việc đang đảm nhận, dù mức lương không cao như trước.

Tiếp tục tiến bước
Một khi bạn đồng ý chọn một công việc với mức lương bị giảm bớt như thế, thì một số vấn đề sẽ xuất hiện. Nếu bạn đành phải làm công việc lương thấp hơn, điều thách đố đầu tiên có thể là về mặt cảm xúc. Chấp nhận làm việc với đồng lương bị xén bớt, có thể là một chuyện khó khăn, nếu bạn cứ gắn chặt giá trị bản thân mình vào tấm ngân phiếu trả lương cho bạn. Thay vì đầu óc cứ chỉ nghĩ tới chuyện lương bổng như là thước đo giá trị con người của mình, bạn nên coi tiền lương như là một món tiền mà thị trường sẵn sàng trả cho những khả năng làm việc của bạn, cho kiến thức và kinh nghiệm mà bạn có, vào thời điểm này trong nền kinh tế.
Sau này, khi bạn làm đơn xin một công việc kế tiếp, thì mức lương mới và thấp hơn ấy, cũng sẽ trở thành một phần trong lịch sử lương bổng của bạn. Khi những câu hỏi về lý lịch tiền lương bắt đầu xuất hiện, chẳng hạn như khi người ta hỏi vì sao lương của bạn bị giảm bớt đi vào giai đoạn ấy, bạn cứ việc trả lời một cách thẳng thắn. Trường hợp này có khác gì hoàn cảnh của một người chủ ngân hàng đầu tư lớn, nay lại trở thành chủ của một nhà băng đầu tư nhỏ hơn. Lớn hay bé thì người ấy vẫn là chủ nhân. Nếu bạn làm trong một ngành nghề dễ bị cơn suy thoái kinh tế tế gieo ảnh hưởng tai hại, bạn cũng phải chấp nhận bị cắt xén mức lương. Bạn nên nhớ rằng, thời gian sẽ làm lành lại những vết thương do chuyện ngân phiếu tiền lương gây ra.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT