Việc Làm

Cách bắt tay nói gì về chính bạn?

Monday, 30/07/2012 - 12:03:58

Bà Pamela J. Holland và bà Marjorie Brody, hai chuyên gia về nơi làm việc / nghề nghiệp, và cũng là đồng tác giả của cuốn sách “Cứu tôi với! Có phải đó là một động tác hạn chế nghề nghiệp hay không”, cho vài ý kiến giúp thực hành.

Nền văn minh bắt đầu bằng những cái bắt tay. Quả vậy, từ nguyên thủy, bắt tay là một cách chứng minh bạn không thủ vũ khí trong tay mình, khi bạn khi gặp một người mới (với hiện tình thế giới ngày nay, thì đó có thể không phải là là một ý tưởng dở). Ngày nay, chúng ta sử dụng những cái bắt tay trong các cuộc gặp gỡ, những khi chào hỏi, ngỏ lời chúc mừng, kết thúc một thỏa thuận kinh doanh, hoặc có khi bắt tay nhau chẳng qua chỉ là để nói “Ra sao rồi?”.
Bất luận căn bản của việc bạn bắt tay là gì, thì nó phải trở nên một phần của đời sống. Bắt tay là một dấu hiệu của sự tin tưởng và giúp xây đắp những mối quan hệ mạnh mẽ. Hãy tưởng tượng lần đầu tiên bạn gặp một chuyên gia ăn mặc lịch sự chải chuốt - nhưng khi bạn bắt tay người ấy, thì bạn cứ cảm thấy như thể mình đang nắm lấy ngón tay của một em bé vậy. Những người có thể sẽ tuyển dụng nhân công nói rằng họ có khuynh hướng bỏ qua chuyện xỏ bông tai hoặc xăm mình bằng những hình nhìn vào thấy được, chứ không bỏ qua một cái bắt tay không gây hiệu quả chút nào, theo một cuộc khảo sát vào năm 2001 của các chuyên gia về nhân lực cho biết. Ngoài ra, khi bạn bắt tay với người ta khi gặp họ, thì họ sẽ nhớ đến bạn gấp đôi, so với chuyện bạn không bắt tay, theo một nghiên cứu của Trung Tâm Incomm Nghiên Cứu Triển Lãm Thương Mại cho biết. Đã đến lúc bạn nên tìm hiểu xem lối bắt tay của bạn có vững mạnh thiết tha hay không, hay chỉ là một cái bắt tay xấu tệ. Bà Pamela J. Holland và bà Marjorie Brody, hai chuyên gia về nơi làm việc / nghề nghiệp, và cũng là đồng tác giả của cuốn sách “Cứu tôi với! Có phải đó là một động tác hạn chế nghề nghiệp hay không”, cho vài ý kiến giúp thực hành.

10 cách bắt tay cần nên tránh
Để tránh tạo ra một ấn tượng đầu tiên tệ hại, tránh đánh mất một hợp đồng kinh doanh hoặc, đơn giản là tránh gây lúng túng cho mình, bạn hãy chú ý đến 10 kiểu bắt tay ác mộng cần phải tránh, do Holland và Brody nêu ra như sau:
- “Kiểu hảo hớn cao bồi” là lối bắt tay bóp xương kêu răng rắc, mà các nhà kinh doanh sử dụng khi bắt tay. Họ đang tính chứng tỏ điều gì đây, khi bắt tay mạnh đến như vậy?
- “Kiểu bắt tay yếu nhược”... thường được dùng bởi những người đàn ông cứ sợ “làm đau tiểu thư” khi bắt tay phụ nữ. Những phụ nữ tân thời làm việc chuyên môn thường trông chờ các nam đồng nghiệp của họ diễn đạt được lòng tôn trọng phụ nữ ngang bằng với sự tôn trọng dành cho các nam đồng nghiệp.
- “Kiểu bắt tay cá chết” không diễn đạt uy lực. Mặc dù khỏi cần quay trở lại với lối xiết tay kiểu hảo hớn cao bồi, một cái bắt tay vững chắc vẫn là mạnh mẽ hơn kiểu nắm hờ lấy bàn tay người ta.
- “Kiểu bắt tay bốn ngón” là khi bàn tay người kia chẳng bao giờ chạm lòng bàn tay bạn, mà chỉ kềm chặt cả bốn ngón, siết chặt mấy ngón tay lại với nhau.
- “Kiểu bắt tay lạnh lẽo trơn trợt”, cứ như thể là bạn đang bắt tay với một con rắn. Hãy làm cho bàn tay của bạn ấm lên trước khi bắt tay người khác.
- Lòng bàn tay ướt đẫm mồ hôi... cũng đủ tự giải thích rồi, và khá dơ bẩn. Hãy xoa bột hút ẩm (talcum) để cứu nguy cho bạn.
- “Kiểu bắt tay che đậy”... xảy ra khi người khác lấy bàn tay trái của mình mà úp lên che bàn tay của bạn, cứ như thể cái bắt tay của bạn là bí mật.
- “Kiểu bắt tay không chịu thả”... dường như kéo dài lâu vô tận, vì người kia sẽ không thả tay họ ra. Sau khi bóp tay hai ba cái, thì đến lúc phải buông ra thôi. Bà Marjorie Brody nói: “Cái bắt tay rất giống như một nụ hôn - bạn biết khi nó phải kết thúc”.
- “Kiểu bắt tay đánh bốc móc tay trái”... xảy ra khi người kia sử dụng tay trái để bắt tay bạn, vì tay phải của họ đang cầm thức ăn hoặc đồ uống. Khi nào cũng nên cầm đĩa cầm ly của bạn bằng bàn tay trái, để giữ cho bàn tay phải của mình được rảnh mà gặp gỡ đón chào người khác.
- “Kiểu bắt tay tra tấn bằng nhẫn” xảy ra khi những chiếc nhẫn đeo trên tay người kia làm đau bàn tay của bạn. Vì vậy nên cố gắng hạn chế số nhẫn bạn đeo trên bàn tay, bớt xuống còn chỉ có một hai chiếc mà thôi, và cũng nên để ý những chiếc nhẫn có nhận đá quý hột lớn.

Ba bước để có một cái bắt tay thích hợp
Một số điều khác bạn nên nhớ kỹ:
- Khi bạn bước tới một người nào đó, hãy chìa tay phải của mình ra, khi bạn đang cách người ta chừng 1 thước. Hãy để cánh tay của bạn hơi chéo trên ngực của bạn, để ngón tay cái chỉ thiên.
- Hãy đút tay bạn vào tay người kia, khớp ngón tay cái bạn chạm vào khớp ngón tay cái người kia. Sau đó bắt lấy tay họ một cách vững vàng - mà không nắn cho xương kêu răng rắc, hoặc đứng theo tấn anh hùng hảo hớn.
- Lắc tay người kia hai ba lần rồi buông ra.

Sáu điều mách nước để gặp gỡ chào hỏi cho có hiệu quả
- Đứng lên.
- Bước tới hoặc nghiêng về phía trước.
- Mắt nhìn thẳng mắt người kia.
- Tỏ nét mặt dễ chịu hoặc sinh động.
- Bắt tay.
- Nói câu chào hỏi và lặp lại tên của người kia.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT