Việc Làm

7 điều mách nước khi được phỏng vấn qua điện thoại

Sunday, 04/11/2012 - 09:18:28

Phải chăng họ chỉ kiểm tra để chắc chắn rằng bạn không phải là kẻ điên khùng, hay là họ đang tìm kiếm những tin tức thiết thực quan trọng hơn?

Vì những người tuyển dụng nhân công thường có số lượng những người tới xin việc hội đủ điều kiện đông hơn so với số người mà trong thực tế họ có thể phỏng vấn, vì vậy càng ngày họ càng thường sử dụng những cuộc phỏng vấn sơ khởi qua điện thoại, để thanh lọc chọn lựa các ứng viên, cũng như để thu hẹp số lượng những người xin việc, trước khi gọi những người lọt vào vòng chung kết tới để đích thân nói chuyện. Tuy nhiên, trong những cuộc sàng lọc qua điện thoại như thế, những người tuyển dụng nhân công thực sự tìm kiếm gì? Phải chăng họ chỉ kiểm tra để chắc chắn rằng bạn không phải là kẻ điên khùng, hay là họ đang tìm kiếm những tin tức thiết thực quan trọng hơn? Câu trả lời thường bao gồm cả hai điều này, mỗi bên một chút. Theo Alison Green cho biết, hầu hết những cuộc phỏng vấn điện thoại đều nhằm vào bảy mục tiêu sau đây:

1. Bảo đảm rằng bạn người người lành mạnh và tương đối thông minh. Mà đúng vậy, những người tuyển dụng đang thực sự kiểm tra để tìm hiểu những điều này. Không có chủ nhân nào lại muốn đưa một người nào đó tới gặp mình để phỏng vấn, rồi sau đó qua năm phút đầu tiên thì mới khám phá ra rằng người này không hội đủ điều kiện nơi một trong những lãnh vực ấy.

2. Xem xét về những điều kiện sẵn sàng để bắt tay vào việc. Bạn có sẵn sàng để đi làm ngay hay không, hay là bạn đang dự tính đi một chuyến kéo dài hai tháng ở ngoại quốc trong một vài tuần tới? Những người tuyển dụng thông minh đều thanh lọc để tìm hiểu trước tiên về những vấn đề này. Những câu khác liên quan tới việc đi lại ở giai đoạn này đều hỏi về việc liệu bạn có thể dời chỗ ở đến nơi khác hay không (nếu bạn đang từ xa nôp đơn vào đây xin việc) và bạn có thể làm việc những giờ giấc nào.

3. Tìm hiểu mức lương mà bạn trông đợi. Những cuộc phỏng vấn qua điện thoại thường được sử dụng để xem mức lương mong đợi của bạn có phù hợp với những mức mà người tuyển dụng có ý định trả hay không. Đây là một lãnh vực dễ gây vấp váp cho cho những người tìm việc, vì họ thường lo lắng về chuyện đánh giá bản thân quá cao hoặc quá thấp, đặc biệt là khi có nhiều người tuyển dụng từ chối nêu ra trước mức lương mà chính họ muốn trả.

4. Tìm hiểu xem bạn biết gì về công việc. Bạn có nghĩ rằng công việc ấy là việc nghiên cứu, trong khi trong thực tế đó lại là việc bán hàng, hoặc phải tới New York để làm trong khi thực ra chỗ làm việc lại là ở Calgary? Bạn có nghĩ rằng bạn sẽ phụ trách soạn thông cáo báo chí hay không, trong khi thực ra công việc bạn sẽ làm là nhập dữ liệu? Điều đem lại hiệu quả hơn chính là tìm cho ra được điều ấy ngay lúc này, hơn là sau khi cả bạn và người tuyển dụng đều đã ấn định giờ giấc cho một cuộc đích thân trực tiếp gặp nhau.

5. Làm rõ bất cứ câu hỏi nào về bản resume của bạn. Chẳng hạn, thực tế bạn đã mấy bao nhiêu tiếng đồng hồ bỏ ra để làm việc với chương trình nhu liệu mà mà bạn đã liệt kê ra? Và chuyện gì đã xảy ra với khoảng trống hai năm đầy bí ẩn sau khi bạn tốt nghiệp đại học? Những người tuyển dụng thường có những câu hỏi căn bản về kinh nghiệm của bạn mà họ muốn được trả lời, trước khi họ quyết định có nên gọi bạn tới đích thân gặp trong buổi phỏng vấn hay không.

6. Bắt đầu lập ra những điều kiện căn bản cần hội đủ. Một khi không còn vấn đề gì về chuyện đi lại di chuyển nữa, thì nhiều nhà tuyển dụng sử dụng những cuộc phỏng vấn điện thoại để bắt đầu dò hỏi về những năng khiếu và kinh nghiệm của bạn. Chớ tưởng lầm rằng cuộc điện đàm ấy sẽ chỉ bao gồm những điều cơ bản mà thôi, vì có thể bạn cũng nhận được những câu hỏi phỏng vấn khá phức tạp về cách thức ứng xử, chẳng hạn như “Hãy cho tôi biết về một lần nào đó, khi bạn phải xử sự với một khách hàng khó tính”, hoặc “Hãy nói cho tôi biết về một lần khi bạn có được một lối giải quyết mới cho một vấn đề”.

7. Để ý xem bạn có nói hoặc làm một điều gì đó rõ ràng để gạt bạn ra ngoài. Những người tuyển dụng thường có các ứng viên xin việc đông hơn so với số lượng mà họ có thể phỏng vấn, vì vậy họ sẽ tìm cách để thu hẹp con số này lại. Nếu bạn làm sao mà nghe ra như thể bạn thiếu năng lực, không thân thiện, mất tập trung chú ý, hoặc đơn giản là không có khả năng chuyên nghiệp, hoặc nếu khi người tuyển dụng đang nói mà bạn cứ chen vào cắt ngang hoài, hoặc không biết cách nói chuyện cho rõ ràng, thì họ sẽ đưa thẳng bạn vào đống hồ sơ “khỏi phỏng vấn tiếp nữa”.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT