Hoa Kỳ

Dân Mỹ thấy cuộc sống dễ thở hơn nhờ bớt lạm phát và lương cao hơn

Tuesday, 30/01/2024 - 08:32:40

Các nhà kinh tế hiện nay cho rằng dân Mỹ đang cảm thấy dễ thở hơn nhờ lạm phát chậm lại, thu nhập cao hơn, giá xăng giảm và thị trường chứng khoán tăng cao.

US
Image by Bohdan Chreptak from Pixabay

Sau một thời gian dài bi quan, người Mỹ bắt đầu cảm thấy lạc quan hơn về lạm phát và nền kinh tế - điều có thể làm tăng mức chi tiêu của dân chúng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và có khả năng ảnh hưởng đến vận mệnh chính trị của Tổng Thống Joe Biden. Lạm phát đã giảm từ cao nhất khoảng 9% vào tháng 6 năm 2022 xuống còn 3.4%. Theo thước đo của Cục Dự Trữ Liên Bang, lạm phát đã đạt mục tiêu 2% hàng năm của Fed trong sáu tháng qua.

Tâm lý người tiêu thụ được khảo sát bởi Đại Học Michigan đã lên cao trong hai tháng qua, nhiều nhất kể từ năm 1991. Một cuộc khảo sát của Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang New York cho thấy người Mỹ không còn lo lạm phát sẽ tăng cao và tỉ số những người mong đợi tài chính của mình sẽ tốt hơn lên trong năm tới đang ở mức cao nhất kể từ tháng 6 năm 2021. Hơn nữa, tiền lương đã vượt lạm phát trong năm qua, giảm bớt gánh nặng phải chạy đua với chi phí sinh hoạt cao. Thro báo cáo của chính phủ tuần trước, thu nhập hàng tuần của người lao động thông thường - nằm giữa mức thu nhập cao nhất và thấp nhất - đã tăng 2.2% trong năm ngoái sau khi điều chỉnh theo lạm phát. Theo thước đo đó, mức lương được điều chỉnh theo lạm phát cao hơn 2.5% so với trước đại dịch.

Grace Zwemmer, nhà phân tích tại Oxford Economics, cho biết: “Trong khi việc giảm lạm phát cần một thời gian để tác động đến tâm lý người tiêu dùng, có vẻ như tin tốt cuối cùng cũng đã đến”. Lo lắng lạm phát của người tiêu thụ rất quan trọng vì chúng có thể gây hậu quả xấu: Khi mọi người lo lạm phát lên cao, họ thường thay đổi cách tiêu xài, mua hàng nhiều hơn lên vì sợ giá sẽ tăng thêm khiến càng tăng lạm phát. Nếu ít lo về lạm phát họ sẽ làm ngược lại và giúp hạ bớt lạm phát. Tuy lạm phát đang giảm đều đặn, giá cả vẫn cao hơn gần 17% so với ba năm trước, gây bất bình cho dân Mỹ. Mặc dù một số hàng hóa đang rẻ hơn nhưng giá tổng thể vẫn cao hơn nhiều so với mức trước đại dịch.

Sự tương phản này - lạm phát giảm nhanh trong khi chi phí sinh hoạt vẫn ở mức cao - có thể sẽ đặt ra một câu hỏi quan trọng cho cử tri, nhiều người vẫn đang cảm nhận ảnh hưởng tài chính và tâm lý kéo dài của đợt lạm phát tệ nhất trong bốn thập niên. Điều nào sẽ quan trọng hơn trong cuộc bầu cử tổng thống: Lạm phát giảm đáng kể hay thực tế là giá cả cao hơn nhiều so với ba năm trước?

Hãy xem xét giá thực phẩm, một trong những thứ mà mọi người thường xuyên cần. Lạm phát thực phẩm đã giảm mạnh từ mức cao nhất hàng năm là 13.5% vào tháng 8 năm 2022 xuống chỉ còn 1.3%. Tuy nhiên, một giỏ thực phẩm thông thường vẫn có giá cao hơn 20% so với thời điểm tháng 2 năm 2021, ngay trước khi lạm phát bắt đầu tăng. Trung bình, giá gà tăng 25%. Giá bánh mì cũng vậy. Sữa đắt hơn 18% so với trước đại dịch. Giá thuê nhà cũng tăng vọt và vẫn tăng nhanh hơn trước đại dịch. Chi phí thuê nhà tăng 6.5% so với một năm trước đó, gần gấp đôi tốc độ trước đại dịch. Từ thời kỳ đỉnh cao vào đầu năm 2023, giá thuê đã tăng gần 9% mỗi năm.

Chi phí tăng đáng kể cho những nhu cầu thiết yếu như thực phẩm và tiền thuê nhà vẫn là gánh nặng đối với những người như Romane Marshall, một kỹ sư phần mềm 30 tuổi sống ở ngoại ô Atlanta. Vào cuối năm 2020, Marshall học viết mã máy tính để cố gắng ra khỏi các việc làm ở kho hàng và dịch vụ khách hàng mà anh từng đảm nhiệm trước đây. Khi được một công ty cố vấn dịch vụ chuyên nghiệp thuê vào tháng 4 năm 2021, anh cảm thấy rất phấn khơi.

Sau khi hoàn thành chương trình thực tập vào năm sau, lương của anh đã tăng từ 50,000 USD lên 60,000 đô la. Tuy nhiên, chi phí của anh cũng tăng lên. Khi anh dọn đến một căn hộ mới để gần nơi làm việc hơn, tiền thuê nhà của anh đã tăng gấp đôi lên 1,475 đô một tháng, từ mức 700 đô mà anh đã trả cho một căn phòng trong nhà một người bạn.

TP

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT