Mẹo Vặt

7 lưu ý cần biết khi phải chụp cộng hưởng từ MRI, ai nên tránh chụp MRI này

Wednesday, 28/02/2024 - 12:19:08

Trước khi chụp MRI, bạn cần tháo bỏ tất cả đồ trang sức kim loại trên cơ thể, bao gồm vòng cổ, vòng tay, đồng hồ, nhẫn, răng giả… và trao cho người thân hoặc nhân viên y tế bảo quản.

MRI
Image by Michal Jarmoluk from Pixabay

Nhiều người có ác cảm với chụp MRI, cho rằng đây là một xét nghiệm không cần thiết, thậm chí có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Ngược lại, cũng có người tin tưởng mù quáng vào MRI, coi đây là phương pháp khám phổ quát, có thể phát hiện được mọi bệnh tật.

Cả hai thái độ cực đoan này đều xuất phát từ những hiểu lầm nhất định. Trên thực tế, khi bác sĩ đề nghị bệnh nhân chụp MRI, họ sẽ cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố.

Tại sao không nên chụp MRI?

1. Một số bệnh nhân không phù hợp để chụp MRI

Với bệnh nhân có vật liệu cấy ghép kim loại hoặc máy tạo nhịp tim, chụp MRI có thể gây ra một số rủi ro.

Đối với một số bệnh lý khác, chụp MRI có thể không phải là lựa chọn tốt nhất. Ví dụ, đối với bệnh lý phổi, chụp CT có thể phù hợp hơn.

2. Giảm chi phí cho bệnh nhân

Chụp MRI thường mất nhiều thời gian hơn so với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác, dao động từ 30 phút đến 1 tiếng. Đối với những bệnh nhân cần được điều trị khẩn cấp, thời gian chờ đợi có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Do đó, bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp khác nhanh hơn trong những trường hợp này.

Chi phí chụp MRI khá cao cũng là một rào cản đối với nhiều bệnh nhân có điều kiện kinh tế hạn hẹp. Do đó, khi đề nghị chụp MRI, bác sĩ sẽ cân nhắc đến khả năng chi trả của bệnh nhân để đảm bảo việc kiểm tra phù hợp với tình hình tài chính của họ.

Chụp CT có thể mang lại kết quả chính xác hơn cho một số bệnh lý như:

  • Gãy xương
  • Chấn thương đầu
  • Xuất huyết não
  • Rối loạn chức năng phổi


Như vậy, việc bác sĩ không đề nghị chụp MRI không đồng nghĩa với việc phương pháp này vô dụng hay nguy hiểm cho sức khỏe. Họ sẽ dựa trên nhiều yếu tố như tình trạng bệnh nhân, loại bệnh, khả năng chi trả và nhu cầu điều trị để đưa ra quyết định phù hợp.

Những lưu ý khi chụp MRI

1. Tháo bỏ đồ trang sức kim loại

Trước khi chụp MRI, bạn cần tháo bỏ tất cả đồ trang sức kim loại trên cơ thể, bao gồm vòng cổ, vòng tay, đồng hồ, nhẫn, răng giả… và trao cho người thân hoặc nhân viên y tế bảo quản.

Việc này nhằm tránh để các vật dụng kim loại ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh do nhiễu từ.

2. Thông báo về các vật liệu kim loại trong cơ thể

Nếu bạn có các vật liệu kim loại được cấy ghép trong cơ thể như nẹp vít, thép… hãy thông báo cho bác sĩ trước khi chụp MRI.

Bác sĩ sẽ điều chỉnh cường độ từ trường và thời gian chụp phù hợp để đảm bảo an toàn và tránh các tổn thương không mong muốn do sự di chuyển hoặc sinh nhiệt của vật liệu kim loại trong môi trường từ trường.

3. Chụp MRI cho phụ nữ mang thai

Nếu bạn đang mang thai và cần chụp MRI, hãy thông báo cho bác sĩ để được đánh giá rủi ro và có biện pháp phù hợp. Việc này nhằm đảm bảo an toàn cho thai nhi khỏi những ảnh hưởng tiêu cực từ từ trường.

4. Máy điều hòa nhịp tim hoặc máy khử rung tim

Nếu bạn có máy điều hòa nhịp tim hoặc máy khử rung tim hoặc thiết bị y tế khác trong cơ thể, bạn cần thông báo trước để bác sĩ đánh giá rủi ro và thực hiện các biện pháp cần thiết tùy theo tình huống cụ thể.

Điều này nhằm ngăn chặn từ trường can thiệp vào các thiết bị này và gây ra những nguy hiểm không đáng có.

5. Người mắc chứng sợ hãi không gian kín

Đối với những người mắc chứng sợ hãi không gian kín, việc chụp MRI có thể gây ra cảm giác lo lắng và sợ hãi. Hãy chia sẻ vấn đề này với bác sĩ để được hỗ trợ, ví dụ như sử dụng thuốc an thần giúp giảm bớt căng thẳng trong quá trình chụp.

6. Bảo vệ thính giác

Rất nhiều tiếng ồn sẽ được tạo ra trong quá trình kiểm tra cộng hưởng từ, vì vậy bạn cần đeo các thiết bị bảo vệ thính giác như nút tai hoặc bịt tai trong quá trình kiểm tra cộng hưởng từ. Điều này là để bảo vệ thính giác khỏi bị tổn thương.

7. Đặt lịch hẹn và tuân thủ thời gian

Chụp MRI cần được đặt lịch hẹn trước và bạn nên đến đúng giờ để đảm bảo quy trình diễn ra suôn sẻ và kết quả chính xác.

Ai không phù hợp để chụp cộng hưởng từ?

Khám cộng hưởng từ là phương pháp chẩn đoán hình ảnh y tế được sử dụng phổ biến, nhưng do tính chất đặc biệt nên không phải ai cũng phù hợp. Các nhóm người sau đây không phù hợp để kiểm tra MRI:

1. Người có các thiết bị kim loại cấy ghép

Quá trình kiểm tra cộng hưởng từ cần sử dụng từ trường để thu nhận hình ảnh nên từ trường sẽ hút hoặc làm di chuyển các vật kim loại này, dễ gây thương tích hoặc các triệu chứng khó chịu khác cho bệnh nhân.

2. Người sắp phẫu thuật phình động mạch hoặc phẫu thuật não

Những ca phẫu thuật này thường yêu cầu cấy các kẹp kim loại hoặc các vật kim loại khác vào cơ thể bệnh nhân để định vị và thao tác phẫu thuật. Chúng có thể bị nhiễu bởi từ trường, thậm chí di chuyển, gây nguy hiểm cho người bệnh.

Vì vậy những bệnh nhân này cũng không phải là đối tượng phù hợp để chụp MRI.

3. Người có bệnh lý đặc biệt

Người mắc bệnh tim mạch, dị tật bẩm sinh tim, động kinh, sợ không gian kín và các bệnh tâm thần khác đều không phù hợp.

Chụp MRI yêu cầu bệnh nhân phải im lặng nhưng những bệnh nhân này thường khó giữ bình tĩnh, có thể ảnh hưởng đến kết quả thăm khám hoặc gây ra các vấn đề khác.

4. Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu

Mặc dù tác dụng của cộng hưởng từ đối với thai nhi vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng vì lý do an toàn, phụ nữ mang thai trong vòng 3 tháng đầu nên tránh chụp cộng hưởng từ.

5. Người có dị vật kim loại trong cơ thể

Dị vật kim loại như răng giả bằng kim loại, vòng tránh thai hoặc các vật dụng khác… Chúng có thể bị từ trường gây nhiễu, làm giảm chất lượng hình ảnh hoặc ảnh giả, ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra.

Ngoài ra, kim loại trong cơ thể có thể nóng lên trong từ trường, gây bỏng da hoặc tổn thương mô.

6. Người đang điều trị hóa trị hoặc xạ trị

Hệ miễn dịch của người đang điều trị hóa trị hoặc xạ trị yếu hơn bình thường, do đó, họ dễ bị nhiễm trùng hơn khi chụp MRI.

Chụp MRI có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của hóa trị hoặc xạ trị.

Nói tóm lại, trước khi thực hiện kiểm tra MRI, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh và tình trạng thể chất của bệnh nhân, đồng thời đánh giá tình trạng cụ thể của bệnh nhân để xác định xem việc kiểm tra có phù hợp hay không.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải là một chỉ dẫn y khoa, quý vị nên trao đổi cẩn thận với bác sĩ để xem liệu có phù hợp với phương pháp này hay không.

Theo Song Yun - Aboluowang

Nhật Duy biên dịch

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT