Việc Làm

5 thói quen của những người thực sự giao thiệp rộng rãi

Sunday, 27/05/2012 - 09:12:47

Ngay lập tức bạn sẽ nổi bật lên hẳn từ những người giao tiếp "gây phiền toái” như thế, thường là những người chỉ muốn nói về chính mình mà thôi.

Nếu bạn đang chuẩn bị để tốt nghiệp, hoặc nếu bạn đã tốt nghiệp rồi nhưng còn đang tìm kiếm một công việc mới, thì có lẽ bạn biết rằng mình bạn cần phải dành rất nhiều thì giờ cho việc giao tiếp quan hệ rộng rãi. Nhưng liệu bạn có thực sự biết rõ việc quảng giao như thế là gì và không phải là gì hay không?
Tác giả Pete Liebman đã viết khoảng năm huyền thoại lớn nhất về chuyện giao tiếp rộng rãi:

1. Quảng giao gây phiền hà cho người khác.
Bạn sẽ cảm thấy như thế nào nếu có ai đó gửi cho bạn một e-mail, nói với bạn rằng cô ấy ngưỡng mộ bạn, và xin bạn cho cô một số lời khuyên của bạn về cách thức làm sao để cho cô trong tương lai có thể giống được như bạn vậy? Bạn sẽ nổi giận hay không? Bạn thấy bực dọc khó chịu hay không? Tất nhiên là không rồi. Đây là sự thật: Khi được thực hiện một cách đúng đắn và chân thực, thì việc giao thiệp như thế thực sự khen ngợi tán dương những người khác. Điều này không có nghĩa là mọi người đều sẽ hoan nghênh những lời bạn yêu cầu kết giao, nhưng hầu hết mọi người (đặc biệt là những người thành đạt) đều thích chia sẻ bí quyết thành công của họ, và nối kết với các người cùng chung lối suy nghĩ. Bạn có tập dượt trước ở nhà mình hay không, trước khi gặp gỡ bất cứ người nào mà bạn có thể đặt ra những câu hỏi cụ thể về công việc của họ, về những mục tiêu họ nhắm tới, hoặc những giấc mơ của họ cho tương lai. Ngay lập tức bạn sẽ nổi bật lên hẳn từ những người giao tiếp "gây phiền toái” như thế, thường là những người chỉ muốn nói về chính mình mà thôi.

2. Giao thiệp rộng là gian lận lọc lừa.
Bằng cách giao du với những người trong ngành kỹ nghệ quảng cáo thể thao, với tư cách là một sinh viên ở trường đại học, ngay trước khi tốt nghiệp tôi đã được có một cuộc phỏng vấn riêng với Chủ Tịch Nhóm Công Tác của Washington Wizards thuộc NBA. Cách sau đó một tuần, nhóm này đã mướn tôi giữ một chức vụ toàn thời gian. Tuy nhiên, khi tôi phỏng vấn để xin làm một công việc toàn thời gian với hệ thống nhượng quyền kinh doanh này, họ không nói: “À... Bạn được giới thiệu đến với chúng tôi, bởi một trong những vị cựu giới chức điều hành cao cấp của chúng tôi, phải thế không? Trong trường hợp này, khỏi cần phỏng vấn bạn, bạn được tuyển dụng rồi đấy!”. Thay vì vậy, tiến trình suy nghĩ của họ là “Bạn có quen biết một trong các cựu giới chức điều hành cao cấp của chúng tôi phải không hở? Trong trường hợp ấy, chúng tôi sẽ coi hồ sơ của bạn và cung cấp cho bạn một cơ hội đến dự một cuộc phỏng vấn, để chứng minh lý do tại sao chúng tôi nên mướn bạn vào làm”. Giao thiệp rộng không phải là một dạng gia đình trị, kiểu con ông cháu cha. Bạn cần phải làm tăng thêm giá trị cho những người khác, và những tổ chức khác, nếu không thì việc quảng giao như vậy sẽ chẳng dẫn bạn tới đâu cả. Không có gì là phi đạo đức nơi việc tham gia vào quan hệ giao thiệp rộng lớn để thăng tiến nghề nghiệp của bạn.

3. Giao tiếp nhiều người là việc hoàn toàn liên quan tới người mà bạn quen biết.
Tôi cứ bị đâm khùng ra khi nghe người ta nói câu này, bởi vì nó hạ thấp tầm quan trọng của việc tự giới thiệu cho đúng cách và xây đắp những mối giao hảo chân chính. Sự thật là thế này: Giao thiệp rộng là hoàn toàn liên quan tới chuyện ai ưa thích bạn và ai tôn trọng bạn. Có một sự khác biệt lớn giữa chuyện quen biết một người nào đó (hoặc có ai đó "biết" bạn) và chuyện có được một người nào đó ưa thích bạn và tôn trọng bạn. Trước khi làm việc với bạn, hoặc giới thiệu bạn với một người khác, thì một người thành công tự hỏi chính mình, một cách hữu thức hoặc tiềm thức: “Tôi có ưa thích và tôn trọng người này cho đủ mức, để đưa uy tín tiếng tăm của tôi vào cuộc, bằng cách làm việc với người ấy hoặc bằng cách giới thiệu người ấy cho một người nào đó mà tôi tin tưởng hay không?”. Nếu câu trả lời là "không", thì việc quảng giao sẽ chẳng đưa bạn đi đến đâu cả. Tuy nhiên, nếu câu trả lời là "có", thì hầu như bất cứ người nào cũng đều mở sổ địa chỉ của họ ra để đón nhận một chuyên gia trẻ tuổi thường có thể được.

4. Bạn nên tham dự càng nhiều dịp giao thiệp tiếp xúc càng tốt.

Tất cả những dịp giao tiếp đều không được tạo ra ngang bằng với nhau. Cũng giống như số lượng những cuộc tiếp xúc thì không quan trọng cho bằng phẩm chất của những cuộc tiếp xúc, khối lượng những dịp giao thiệp không phải là quan trọng giống như phẩm chất của những dịp quảng giao ấy. Nói cách khác, đi đến tham gia một dịp giao tiếp rộng, được đông người nhắm tới, sẽ tạo ra một ý nghĩa quan trọng hơn, so với chuyện đi dự 10
dịp tiếp xúc giao du thông thường. Khi nào cũng có giá trị trong việc gặp gỡ những người mới, nhưng trong thực thực tế thì nhiều dịp giao thiệp lại là một sự lãng phí thì giờ. Thường thì những cuộc gặp gỡ tiếp xúc tốt nhất đều không được gọi là “những dịp giao tiếp rộng rãi”. Trong những dịp như vậy, thường có đầy dẫy những người chuyên bán hàng và những người mòn mỏi tìm kiếm việc làm. Thay vào đó, những dịp giao tế tốt nhất chính là những cuộc hội nghị ngành nghề, hoặc những dịp tụ họp của những người thành đạt, những người cùng chí hướng trong một lãnh vực sẽ đến tham dự vì sự phát triển nghề nghiệp của bản thân họ.

5. Giao tiếp rộng rãi là việc chỉ dành cho những người hướng ngoại.
Thành công của bạn trong việc quảng giao thì phụ thuộc vào chiến lược của bạn, chức không tùy vào tính cách của bạn. Trong thực tế, tính e thẹn nhút nhát trong thực tế lại có thể là một lợi thế quảng giao. Là một người có tính hơi hướng nội, tôi luôn luôn phá lệ trong những cảnh huống giao thiệp với nhiều người, để làm cho những người khác nói về chính họ. Ban đầu tôi làm điều này là vì tôi cảm thấy khó chịu khi mình trở thành trung tâm của sự chú ý. Tuy nhiên, tôi nhận thấy có một điều gì đó thú vị. Bằng cách tập trung nhiều hơn vào những người khác (thay vì hầu như chỉ nói chuyện về bản thân), người ta sẽ mến bạn nhiều hơn và sẽ dễ sẵn sàng tiếp nhận những dịp hợp tác với bạn trong tương lai.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT