Hoa Kỳ

Trung Quốc muốn học từ California cách bảo vệ môi trường, lọc sạch không khí

Saturday, 17/06/2017 - 09:29:45

Trong năm qua, số lượng việc làm trong ngành năng lượng sạch đã tăng 14% ở California, gấp đôi mức tăng trưởng việc làm trung bình tính chung. Trung Quốc thừa nhận cơ hội kinh tế này, như được chứng tỏ thông qua việc họ có mặt trong lãnh vực công nghệ sạch toàn cầu.


Xe cộ trên xa lộ 110 Harbor Freeway trong giờ đông xe tại Los Angeles. Trung Quốc đang hợp tác với California để học hỏi cách thức giữ cho không khí được trong sạch mặc dù có nhiều xe thải khí carbon. (Kevork Djansezian/ Getty Images)


Hiệp định Paris là một sự đồng thuận áp đảo của toàn cầu về việc chống lại tình trạng khí hậu biến đổi hậu. Chỉ có Syria và Nicaragua không ký vào thỏa thuận ấy. Nhưng Tổng Thống Donald Trump loan báo rằng ông có ý định rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận này. Lời loan báo của ông đe dọa hành động về khí hậu. Tuy nhiên, từ khi ông loan báo như vậy vào ngày 1 tháng Sáu, hành động của ông Trump đã khuyến khích các quốc gia lớn và các tiểu bang đứng đầu ở Hoa Kỳ tái khẳng định và tăng cường việc họ cam kết nắm bắt cơ hội loại trừ khí thải carbon.


Trung Quốc và California đã bắt đầu tạo ra những hướng đi mới để chụp lấy cơ hội này. Trong chuyến thăm sáu ngày mới đây của ông tại Trung Quốc, Thống Đốc Jerry Brown, “đại sứ không chính thức về khí hậu biến đổi,” đã gặp các nhân vật có thế lực nhất của Trung Cộng, trong số đó có Chủ Tịch Tập Cận Bình, để thảo luận về những cách thức mà Trung Quốc và California có thể hợp tác về các chiến lược khí hậu. Ông Tập Cận Bình hiếm khi gặp gỡ những viên chức chính phủ nào không phải là các nhà lãnh đạo quốc gia như ông. Vì vậy cuộc trò chuyện kéo dài gần một giờ của ông với thống đốc California cho thấy tầm quan trọng mà Trung Quốc đang đặt trên việc hợp tác về khí hậu.

Cả hai chính phủ đều nhìn thấy những khóa cạnh tích cực thuận lợi về kinh tế và môi trường cho việc tăng cường hợp tác. California coi Trung Quốc là một lực lượng năng động đang lên, một thị trường xuất cảng quý giá, một nguồn đầu tư mới, và một cộng sự hợp tác canh tân.

California cung cấp những bài học cho Trung Quốc để xây dựng một nền kinh tế sạch hơn, canh tân nhiều hơn. Tình trạng ô nhiễm không khí mà ngày nay các công dân Trung Quốc phải chịu đựng, do hoạt động kỹ nghệ gia tăng và việc dùng xe hơi cá nhân, làm cho người ta nhớ nhớ đến màn sương khói bụi giữa thế kỷ 20 ở miền nam California. Khói bụi ô nhiễm đã thúc đẩy việc thành lập Hội Đồng Tài Nguyên Không Khí California, và hàng chục sáng kiến tiếp theo về chính sách.

Việc Los Angeles có lại bầu trời trong xanh, và việc tách biệt những lượng khí thải của tiều bang ra khỏi việc tăng trưởng kinh tế, đều là những điểm chứng cứ quan trọng cho người Trung Quốc. Điểm tham chiếu cho Trung Quốc không phải là Hoa Thịnh Đốn, mà chính là California.

Sai khi kéo 300 triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo, chính phủ Trung Quốc giờ đây phải giải quyết những mối quan ngại gia tăng về phẩm chất cuộc sống của tầng lớp trung lưu đang tăng lên. Nhà chức trách Trung Quốc đang ra sức cải thiện phẩm chất không khí và những vấn đề môi trường khác, trong một nỗ lực nhằm mang lại phẩm chất sinh hoạt tốt hơn, sau nhiều năm tập trung vào việc tăng trưởng kinh tế. Sự thúc đẩy tăng trưởng xanh này là nhất quán với nỗ lực tổng quát của Trung Quốc nhằm chuyển đổi từ một nền kinh tế hướng tới xuất cảng, kỹ nghệ nặng, sang một nền kinh tế có sức canh tân và dựa vào dịch vụ nhiều hơn.
Trung Quốc đã chứng minh khả năng dẫn đầu của họ mức carbon thấp, thông qua một số hành động: cam kết đầu tư $360 tỷ Mỹ kim vào điện năng tái tạo được vào năm 2020, là nước dẫn đầu thế giới về điện gió và điện mặt trời được lắp đặt, và có thị trường xe chạy bằng điện lớn nhất của quốc gia.

Trung Quốc cũng mượn các bài học từ chính sách của California, Trong số đó, có các tiêu chuẩn hiệu suất cao cho các tòa nhà, thiết bị và xe hơi, cũng như các mục tiêu về năng lượng tái tạo được. Hiện giờ Trung Quốc mong muốn học hỏi từ chương trình carbon-cap-and-trade (hạn chế thải carbon để nhận được những khoản khích lệ) của California, là chương trình carbon được thiết kế tốt nhất trên thế giới, giữa lúc Trung Quốc chuẩn bị cho việc khởi động hệ thống trao đổi về lượng khí thải quốc gia của họ, theo dự kiến sẽ diễn ra vào cuối năm nay.

Trung Quốc và California hiểu rằng những chính sách thúc đẩy việc đổi mới, và công nghệ sạch, sẽ là những điều giành chiến thắng kinh tế của thế kỷ 21. California nổi lên trở thành nền kinh tế tiểu bang lớn hùng mạnh nhất, và nền kinh tế tân tiến phát triển nhanh nhất. Trong năm năm qua, với 12% trong tổng dân số Hoa Kỳ, California đóng góp 17% trong mức tăng trưởng của Hoa Kỳ, và 25% trong mức tăng trưởng kinh tế của nước này. California thu hút khoảng một nửa trong tổng vốn đầu tư mạo hiểm ở Bắc Mỹ Châu dành cho năng lượng sạch, và những khoản đầu tư này đang đem lại tưởng thưởng, với các công ty đang phát triển và có lợi nhuận.

Trong năm qua, số lượng việc làm trong ngành năng lượng sạch đã tăng 14% ở California, gấp đôi mức tăng trưởng việc làm trung bình tính chung. Trung Quốc thừa nhận cơ hội kinh tế này, như được chứng tỏ thông qua việc họ có mặt trong lãnh vực công nghệ sạch toàn cầu.

Trong năm nay, Ernst & Young xếp hạng Trung Quốc là thị trường hấp dẫn nhất thế giới về năng lượng tái tạo được. Trong tổng số các công ty công nghệ sạch lớn nhất thế giới được liệt kê công khai, có hơn một phần ba là ở Trung Quốc. Ngành năng lượng tái tạo được của Trung Quốc đã tuyển dụng 3.6 triệu người, và đến năm 2020 sẽ tạo ra thêm 13 triệu việc làm mới.

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT