Thế Giới

Không biết có tội hay không, bị trùm đầu khi bị dẫn độ về Trung Quốc

Tuesday, 08/08/2017 - 08:26:06

Theo những hình ảnh được đăng trên truyền thông quốc gia Trung Quốc vào cuối tuần qua cho thấy, những người bị trục xuất đến Trung Quốc dưới sự canh gác chặt chẽ của cảnh sát, tay bị còng và đầu bị trùm mũ đen.


Các nghi can bị trùm đầu, còng tay trong lúc bị đưa từ Fiji về Trung Quốc. (Xinhua)


FIJI - Các đảng đối lập và tổ chức nhân quyền Amnesty International (Ân Xá Quốc Tế) đã bày tỏ sự lo ngại về việc Fiji trục xuất 77 người Trung Hoa, sau khi hai quốc gia hợp tác trong một cuộc điều tra để bắt những bị tình nghi gian lận qua viễn thông và trên mạng internet, chiếm đoạt số tiền $890,000 Mỹ kim, và vi phạm điều kiện visa. Một bản tuyên bố chung của Tòa Đại Sứ Trung Quốc ở Fiji và Lực Lượng Cảnh Sát Fiji cho biết như vậy.

Hội Ân Xá quan tâm vì cuộc điều tra tại Fiji không được rõ ràng, trong khi các nghi can bị trùm đầu bắt về nước và bị chụp hình để đăng báo tuyên truyền rất khí thế, và có thể những người này bị hãm hại khi về nước, bất kể họ có tội hay không.

Theo những hình ảnh được đăng trên truyền thông quốc gia Trung Quốc vào cuối tuần qua cho thấy, những người bị trục xuất đến Trung Quốc dưới sự canh gác chặt chẽ của cảnh sát, tay bị còng và đầu bị trùm mũ đen.

Lệnh trục xuất được thi hành theo lời Bộ Dịch Vụ Công Cộng Trung Quốc xin Lực Lượng Cảnh Sát Fiji trợ giúp. Văn bản nói thêm rằng “sự chấp thuận đã được tìm kiếm từ nhà chức trách có liên quan.”
Giáo sư Biman Prasad, lãnh đạo phe đối lập Đảng Liên Minh Quốc Gia, nói rằng bản tuyên bố ấy đặt ra những câu hỏi về năng lực của cảnh sát địa phương.

Ông nói, “Tại sao chúng ta cần chiến dịch hỗn hợp ấy, tại sao Cảnh Sát Fiji không thể giải quyết chuyện đó? Chúng ta phải có khả năng đối phó với những vụ vi phạm đó, và những vụ này nên được giải quyết bởi Cảnh Sát Fiji.”

Nữ lãnh tụ đối lập Ro Teimumu Kepa, thuộc đảng SODELPA, nói rằng vụ gian lận lừa đảo ấy có thể chỉ là một trong nhiều vụ diễn ra ở Fiji.

Bà nói, “Có thể đây chỉ là phần chóp nổi của tảng băng. Điều gì khác đã hoặc đang xảy ra thì không ai biết. Những người cuối cùng cho chúng ta biết là lực lượng an ninh của chúng ta.”

Bà Teimumu Kepa cho biết, việc thu xếp tạm miễn visa giữa Trung Quốc và Fiji là một phần của vấn đề.
Bà nói, “Người ta cứ việc vào và ra khỏi Fiji, và dính líu vào mọi thứ hoạt động tội phạm, xảy ra rời thì chúng ta mới nghe nói.”

Tổ chức Ân Xá Quốc Tế nói rằng việc trục xuất có thể không theo đúng tiến trình, và có thể đã vi phạm các nguyên tắc quốc tế.

Kate Schuetze, chuyên viên nghiên cứu về Thái Bình Dương của Ân Xá Quốc Tế, nói, “Nếu những người này thực sự phạm tội, tại sao họ không bị truy tố tại Fiji, tại sao họ không có được cơ hội để nói chuyện với một luật sư.”

Bà nói rằng hình ảnh của các nghi can đến Trung Quốc bị trùm đầu là đặc biệt gây lo ngại.
“Thực sự có nhiều mối quan ngại nghiêm trọng về sự yên ổn của họ, và những mối lo ngại có thể dẫn đến việc tra tấn hoặc đối xử ở Trung Quốc.”

Bà Schuetze nói rằng vụ này là một phần của một dạng thức trục xuất tương tự bởi Fiji.
Trước đó trong năm nay, Fiji trục xuất Loghman Sawari, một người Iran tị nạn, về lại Papua New Guinea, sau khi ông đến Fiji để xin tị nạn.

Ông Sawari đã trải qua ba năm trên đảo Manus. Ông bị bắt và buộc tội làm giả giấy tờ passport khi trở lại Papua New Guinea.

Bà Schuetze nói, “Ông Sawari không được đối xử công bằng về mặt tư pháp ở đây. Ông không thể trình bày lời xin tị nạn. Chúng tôi không biết 77 người bị trục xuất đã bị cáo buộc về việc gì, và rõ ràng họ không có quyền trình bày những vấn đề đó trước một tòa án, trước khi họ bị đưa lên máy bay.”

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT