Thế Giới

Cô Nhật chết vì làm việc quá sức, gây suy ngẫm về sự quân bình giữa việc làm và cuộc sống

Friday, 30/12/2016 - 08:48:49

Nhưng như cuộc cải cách của ông Abe báo hiệu, Nhật Bản có vấn đề lớn hơn liên quan đến việc làm thêm giờ, mà họ phải giải quyết vì lợi ích của sức khỏe cộng đồng.

Kết quả điều tra cho thấy Matsuri Takahashi đã tự tử vì làm việc quá nhiều. (Tokyo Reporter)

 

Trong tiếng Nhật từ ngữ này là karoshi, tức là “cái chết do làm việc quá sức.”
Nạn nhân karoshi mới nhất là Matsuri Takahashi, 24 tuổi. Cô làm việc cho đại lý quảng cáo Nhật Bản Dentsu, và nhận 105 giờ làm thêm trong một tháng. Tại nơi làm việc, cô tìm cách giữ dáng vẻ bên ngoài như không có gì xảy ra, nhưng trên Twitter cô nói sự thật.

Trong một đoạn đăng trên Twitter, cô nói, “Bốn giờ sáng. Cả người tôi run rẩy. Tôi sắp chết. Tôi rất mệt."
Takahashi nhảy xuống từ ký túc xá công ty vào dịp Giáng Sinh năm ngoái. Đến ngày thứ Tư vừa qua, 28 tháng 12, 2016 chủ tịch và giám đốc điều hành Tadashi Ishii của Dentsu loan báo rằng ông sẽ từ chức trong tháng Ba.

Trong mấy năm qua, chính phủ Nhật Bản đã cố gắng một cách tuyệt vọng, nhằm thay đổi thái độ ăn sâu trong văn hóa của người Nhật đối với công việc. Trước đó trong năm nay, Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe thành lập một ủy ban “cải cách phong cách làm việc,” với mục đích làm cho thời gian nghỉ trở nên hấp dẫn hơn đối với những người lao động Nhật Bản.

Mặc dù có các kết quả khác nhau, một số công ty tư nhân bắt đầu việc thay đổi.
Riêng công ty Dentsu nay bắt buộc nhân viên cứ cách sáu tháng phải lấy ít nhất năm ngày nghỉ. Dentsu cũng tắt đèn mỗi đêm vào lúc 10 giờ, để khuyến khích các nhân viên hãy về nhà.

Các công ty khác quyết định chuyển số giờ làm thêm được cho phép sang buổi sáng. Công ty thương mại Itochu Corp. mở cửa vào lúc 5 giờ sáng, cho những người nào muốn tránh ở lại khuya tại văn phòng. Những nhân viên nào tới sớm đều được đãi một bữa điểm tâm nhẹ, và kiếm được chính tiền lương bổ sung mà họ nhận được vào cuối ngày.



Một bản phúc trình từ tháng Mười, kiểm tra các trường hợp karoshi và nguyên nhân gây tử vong, đã tìm thấy rằng trong một cuộc khảo sát về 10,000, có hơn 20% nói rằng họ đã làm việc ít nhất 80 giờ làm thêm mỗi tháng. Và so với Mỹ, nơi 16.4% người làm việc trung bình 49 giờ hoặc lâu hơn mỗi tuần, ở Nhật Bản hơn 20% làm như thế. Một nửa trong tổng số những người trả lời nói rằng họ từ bỏ việc lấy những kỳ nghỉ được trả tiền.

Theo bản phúc trình cho biết, nhiều vụ tử vong vì làm việc quá sức đã bị gây ra bởi tự tử, suy tim, lên cơn đau tim, đột quỵ. Tất cả đều có thể bị gây ra bởi căng thẳng quá mức.

Các công ty khác đã trở nên sáng tạo hơn với cách thức họ khuyến khích người ta làm việc ít hơn. Tại Saint-Works, cơ sở kinh doanh chăm sóc điều dưỡng ở Tokyo, các nhân viên đều mặc áo choàng màu tím có ghi thời điểm họ phải rời khỏi văn phòng. Đây là một nỗ lực nhằm xóa mọi nỗi nghi ngờ khi hết ngày.

Theo báo South China Morning Post, những người ở công ty này đang làm việc trong một nửa của tổng số giờ làm thêm từ năm 2012, trong khi lợi nhuận tiếp tục tăng lên.

Các cuộc nghiên cứu về năng suất cho thấy rằng những công ty khác sẽ đạt những mức tăng tương tự, nếu họ đòi người ta làm việc ít hơn. Sau một ngưỡng nào đó, thời gian bổ sung dành cho công việc là không tương đương với sản lượng bổ sung. Như Sachio Ichinose nói với báo South China Morning Post, những giờ làm thêm chỉ tổ làm cho người ta thêm kiệt sức.

Ông nói, “Những ý tưởng mới không xuất hiện sau khi các cuộc họp được nới dài thêm từ hai tới ba giờ. Công việc trở nên có hiệu quả khi được cân bằng với cuộc sống riêng tư.”

Nếu các biện pháp mới đạt được thành công, cả những người chủ lẫn những người làm việc cho họ đều sẽ coi trọng tình cảm đó.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT