Hoa Kỳ

Cảnh nghèo của trẻ em gốc Hispanic ở Mỹ và Nam Mỹ

Saturday, 08/10/2011 - 07:55:31

một cuộc nghiên cứu mới đây, do trung tâm Pew Hispanic Center Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng  trẻ em người Hispanic là nhóm đông nhất trong số những trẻ em sống trong cảnh nghèo túng tại Hoa Kỳ.

Bạch Vân/Viễn Đông


Một nhân viên cứu trợ đang thăm hỏi các trẻ em Haiti ở làng Madame Bouje
vào tháng 5-2010 sau trận động đất - nguồn ảnh: Bạch Vân/Viễn Đông.

PORT-AU-PRINCE, Haiti – Trong tuần qua, các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ tập trung vào một cuộc nghiên cứu mới đây, do trung tâm Pew Hispanic Center thực hiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em người Hispanic là nhóm đông nhất trong số những trẻ em sống trong cảnh nghèo túng tại Hoa Kỳ. Nhưng cuộc nghiên cứu không bao gồm những mức độ chênh lệch đáng kể về chủng tộc.

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có 6,1 triệu trẻ em Hispanic sống trong cảnh nghèo khó, so với 5 triệu trẻ em da trắng và 4,4 triệu trẻ em da đen. Tuy nhiên, tỉ lệ bần cùng nơi trẻ em Hispanic là 35 phần trăm, trong khi trẻ em da trắng chiếm 12 phần trăm, và trẻ em da đen chiếm 39 phần trăm. Những mức tỉ lệ nghèo cho thấy rằng mặc dù trẻ em Hispanic sống trong cảnh nghèo đông hơn trẻ em da đen, nhưng trẻ em da đen dễ rơi vào hoàn cảnh nghèo khó nhiều hơn so với trẻ em Hispanic.

Cuộc nghiên cứu này phản ảnh những dữ liệu thống kê dân số cho thấy rằng dân số Hispanic đang tăng lên tại Hoa Kỳ, một phần là do những mức tỉ lệ sinh sản gia tăng nơi người Hispanic. Khi giới truyền thông Mỹ trưng ra những hình ảnh của những người Hispanic, hầu hết những hình ảnh này phản ảnh một sự pha trộn giữa gốc gác người Mỹ Châu bản xứ và người Âu Châu, chứ không có những nét đặc trưng của người Phi Châu da đen.

Tuy vậy, có những người ở những quốc gia như Haiti cũng được coi là người Latino gốc Phi Châu. Dù thường không tự nhận mình là người Latino hoặc Hispanic, thậm chí nhiều người cảm thấy bị xúc phạm khi bị gán nhãn hiệu như thế, những người Haiti đến từ một nước nằm trong số các quốc gia Mỹ Châu La Tinh, nơi mà cư dân được truyền thông chính lưu gán cho nhãn hiệu như vậy.

Cô Ruth Merceron, một người cư ngụ ở New York City và có gốc gác từ Haiti, nói với nhật báo Viễn Đông: “Tôi nghĩ rằng chuyện ấy tùy thuộc vào cách người ta tự xác định mình là ai”. Cô nói thêm rằng cô coi những người Haiti như là người Caribbean gốc Phi Châu.

Trong khi xem xét những quan điểm khác nhau về chuyện Haiti có phải là một quốc gia Hispanic hay không, thì người ta cũng cần xem xét những mối liên quan giữa người da đen tại Hoa Kỳ với những người da đen ở Haiti, quốc gia duy nhất ở Tây Bán Cầu được công nhận là có dân da đen chiếm đại đa số.

Vì người da đen chiếm tỉ lệ nghèo khổ cao nhất nơi trẻ em ở Mỹ, điều thú vị để lưu ý rằng Haiti là nước nghèo nhất ở Mỹ Châu La Tinh, trong đó người da đen chiếm 95 phần trăm dân số.

* Tóm lược về lịch sử Haiti

Haiti là một nước nằm trong vùng Biển Caribbean, ở phía tây của nước Cộng Hòa Dominica nằm trên cùng một hòn đảo. Khi thực dân Tây Ban Nha chiếm hòn đảo này, họ gọi nó là Hispaniola. Ở phía tây bắc của Haiti là Cuba.

Trước thời thực dân Tây Ban Nha bắt đầu từ năm 1492, những người da đỏ Taino cư ngụ ở Hispaniola. Giống như hầu hết những vùng khác ở Tây Bán Cầu, người Tây Ban Nha đem mầm bệnh tới cho thổ dân Mỹ Châu trên hòn đảo này. Nhiều người thiệt mạng vì không có sức miễn nhiễm để chống lại những chứng bệnh ấy.

Để bổ sung lực lượng lao động xây dựng vùng thuộc địa, người Tây Ban Nha đã đưa những người Phi Châu tới Hispaniola để làm nô lệ vào năm 1517. Tình cảnh nô lệ trong quá khứ ở miền tây của hòn đảo này được coi là hết sức tàn bạo, làm cho một phần ba trong số những ngườPhi Châu được đưa sang đây thiệt mạng ngay trong mấy năm đầu sau khi họ đặt chân lên đảo.

Người Pháp cũng đến chiếm miền tây Hispaniola, và sự cạnh tranh giữa họ với người Tây Ban Nha càng ngày càng gia tăng. Đến năm 1697, Hiệp Ước Ryswick chia đôi hòn đảo này: phần phía tây trở thành lãnh thổ của Pháp và được đặt tên là Saint-Domingue, còn phần phía đông trở thành đất của Tây Ban Nha và hiện nay được gọi là Cộng Hòa Dominica.

Việc chia đôi đã mang thêm nhiều người Pháp sang định cư tại Saint-Domingue. Tới năm 1790, sự kết hợp giữa dân số gia tăng và lao động nô lệ tự do đã làm cho Saint-Domingue trở thành vùng thuộc địa giàu nhất của Pháp ở Tây Bán Cầu.

Tuy nhiên, cục diện bắt đầu thay đổi vào năm 1791. Có những người da đen tự do trên hòn đảo này đã nhận cảm hứng từ cuộc Cách Mạng Pháp 1789-1799, và họ bắt đầu nổi dậy đòi những quyền dân sự.

Người Anh xâm chiếm Saint-Domingue trong năm 1793, và đến năm 1794 thì chế độ nô lệ bị bãi bỏ ở mọi vùng thuộc địa của Pháp, trong đó có Saint-Domingue.

Ông Toussaint Louverture, một cựu nô lệ, có công lãnh đạo cuộc nổi dậy của những người nô lệ, dẫn tới sự bãi bỏ chế độ này. Ông cũng là người có công đánh đuổi quân xâm lược Anh và Pháp sau khi bãi bỏ chế độ nô lệ, đem lại tình trạng ổn định cho Saint-Domingue, bằng cách hô hào những người da đen tự do làm việc và tái thiết lập mậu dịch với Hoa Kỳ và Anh Quốc.

Khi Saint-Domingue trở nên thịnh vượng hơn với những cư dân da đen tự do, thì người Pháp bắt đầu suy nghĩ lại lập trường của họ về vấn đề nô lệ. Họ tái chiếm Saint-Domingue và có ý định tái lập chế độ nô lệ tại đây vào năm 1802.

Tuy nhiên, đến năm 1804, những người da đen tự do ở Saint-Domingue đã chiến đấu ác liệt đến nỗi người Pháp phải chịu thua. Ông Jean-Jacques Dessalines, một lãnh tụ trong cuộc cách mạng này, tuyên bố Saint-Domingue độc lập và đặt tên cho tân quốc gia là Haiti.

Cho tới năm 1825, nước Pháp mới chính thức công nhận Haiti là một quốc gia tự do, và chỉ công nhận sau khi Haiti đồng ý bồi thường cho Pháp vì chuyện Pháp bị mất đi “tài sản” của họ: nô lệ, đất đai, thiết bị và những thứ khác.

Tiền bồi thường của Haiti đã làm hủy bỏ một lệnh cấm vận mậu dịch của các nước Pháp, Anh và Hoa Kỳ áp đặt lên Haiti. Tuy nhiên Haiti phải chịu những khoản tiền vay với lãi suất cao, để trả đầy đủ tiền bồi thường mà nước này phải thanh toán cho đến năm 1947.
Haiti bắt đầu lâm cảnh nợ nần liên tục, và vẫn còn thiếu nợ tính cho tới năm 2011.

* Một viễn cảnh về nghèo khổ ở Haiti

Trong năm 2010, một trận động đất mạnh tới 7 độ Richter đã xảy ra ở Haiti, và gây tác động tai hại cho nước này, vốn đã phải vất vả khốn khó. Trận động đất làm cho 220.000 người thiệt mạng, nhưng con số này chưa được xác định.

Trước khi cơn địa chấn xảy ra, 80 phần trăm dân chúng Haiti đã phải sống dưới mức bần cùng rồi.

Trong tháng 5 năm 2010, phóng viên nhật báo Viễn Đông đã đến thăm Haiti, như là một phần trong nỗ lực cứu trợ cho một số trong những người Haiti bị ảnh hưởng của trận động đất. Phóng viên đến thăm hai cộng đồng ở làng Balan và làng Madame Bouje, nằm ở miền đông Haiti.

Dân chúng trong làng Madame Bouje không bị ảnh hưởng của trận động đất, mặc dù họ dùng trận động đất cho lợi thế của mình, bằng cách nói với các tổ chức sẵn sàng giúp đỡ rằng họ trực tiếp chịu tác động của địa chấn. Có người nói với phóng viên Viễn Đông rằng họ làm như vậy là để đem những nhu yếu phẩm đến cho cộng đồng vốn đã sa cảnh bần cùng trước khi trận động đất xảy ra.

Mặc dù làng Balan không bị ảnh hưởng trực tiếp của động đất, phóng viên Viễn Đông cũng nghe nói rằng có những người sống sót từ trận động đất, những người này ở lại trong cộng đồng, để được bảo đảm nhận hàng cứu trợ.

Cả hai cộng đồng này địa hình có vẻ khô cằn và cần nước cũng như cần dinh dưỡng, nhưng các trẻ em ở đây trông sống động với niềm hy vọng có được một nguồn suối dồi dào những cơ hội may mắn.

Những trẻ em như thế được xem là những kẻ nghèo nhất trong số những người nghèo khổ, mặc dù chúng vẫn phản ảnh sự chống chỏi bền lòng đã có tại Haiti từ trước năm 1804.

* Vài ý tưởng suy gẫm

Bằng cách làm nổi bật cảnh nghèo bên trong những nhóm người nhất định, liệu những nhóm khác có bị gạt ra ngoài hay không? Đâu là một số trong những lợi thế dành cho việc làm nổi bật hơn tình trạng bần cùng trong những nhóm người nào đó? - (BV)

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT