Thế Giới

Ba người Hồi giết hai người Trung Hoa, bị bắn chết

Thursday, 29/12/2016 - 11:22:16

Một số người chỉ trích nói rằng bạo động ở Tân Cương bắt nguồn từ các chính sách của chính phủ đẩy người Uighur ra rìa. Họ cũng nói rằng cuộc đàn áp hà khắc của Bắc Kinh có thể một số người Uighur trở thành những kẻ cực đoan.

Một gia đình Hồi Uyghur đang cầu nguyện mộ người thân trong ngày lễ Corban tại tỉnh Tân Cương trong hình chụp tháng Chín 2016. (Kevin Frayer/ Getty Images)


TÂN CƯƠNG - Ba người đã cầm dao tấn công các nhân viên tại văn phòng Đảng Cộng Sản ở Trung Quốc, kích nổ một trái bom nhỏ, giết chết hai người và gây thương tích cho ba người khác. Họ đã bị công an bắn chết sau đó, theo tin của một thông tấn xã chính thức của Trung Quốc.

Vụ tấn công xảy ra vào chiều thứ Tư, 28 tháng 12, ở khu vực Tân Cương, phía cực tây của Trung Quốc. Đây là cuộc tấn công gây tử vong đầu tiên được Trung Cộng đưa tin công khai như vậy trong nhiều tháng tại Tân Cương. Tại tỉnh biên cương này, nhà cầm quyền cộng sản kiểm soát thông tin rất chặt chẽ, siết chặt hoạt động của nhà báo trong mấy năm qua.

Nhà chức trách quy trách nhiệm về cuộc tấn công cho những người bị tố cáo là cực đoan, thuộc sắc dân thiểu số Uighur (Duy Ngô Nhĩ) nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, hầu hết là người Hồi Giáo. Những người này đang tìm cách giành độc lập tách khỏi Bắc Kinh.

Tin của Bắc Kinh nói là ba “kẻ nổi loạn” đã lái xe một chiếc xe chạy vào trong sân văn phòng Đảng Cộng Sản Huyện Moyu (Mặc Ngọc), dùng dao tấn công các nhân viên, và cho nổ một thiết bị nổ.
Hãng tin Tân Hoa Xã nói rằng một quan chức và một nhân viên bảo vệ an ninh đã bị giết chết. Một viên chức báo chí thuộc Bộ Công An, có họ là Wang, đã xác nhận thông tin trong bản tin ấy.
Cuộc tấn công không có thể được xác nhận một cách độc lập qua các nguồn tin khác.

Việc đàn áp an ninh có thể làm cho một số người Uighur trở thành những kẻ cực đoan.
Tân Cương nằm trong tình trạng được bảo vệ an ninh chặt chẽ, từ khi xảy ra những vụ bạo loạn gây chết người trong năm 2009, trong đó những người Uighur chống lại những người Trung Quốc di cư thuộc Hán tộc.

Những biện pháp an ninh ấy được siết chặt nhiều hơn nữa, sau một loạt tấn công ở Tân Cương và những nơi khác ở Trung Quốc, mà nhà chức trách đổ lỗi cho những người Uighur ly khai.

Trong tháng 11 năm 2015, công an giết chết 28 người. Nhà chức nói rằng những người này đã giết chết 11 thường dân và năm nhân viên công an, tại một mỏ than đá xa xôi ở Asku. Vùng này nằm dưới quyền kiểm soát của nhóm người Hán tộc chiếm đa số.

Một số người chỉ trích nói rằng bạo động ở Tân Cương bắt nguồn từ các chính sách của chính phủ đẩy người Uighur ra rìa. Họ cũng nói rằng cuộc đàn áp hà khắc của Bắc Kinh có thể một số người Uighur trở thành những kẻ cực đoan.

Dilxat Raxit, phát ngôn viên của World Uyghur Congress, một tổ chức ở Munich, nước Đức, bênh vực các quyền của dân Uighur, nói rằng nhà chức trách đã kích động và đàn áp những người Uighur, và sau đó quyết định “dùng bạo lực để ngăn chặn sự phản kháng”.

Ông Raxit nói, “Tôi mạnh mẽ đặt câu hỏi về nguyên nhân của vụ ấy và con số thương vong tai nạn, vì thiếu việc đưa tin minh bạch trong giới truyền thông chính thức.”

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT