Lai Rai Chuyện Đời

Tầng lớp tinh hoa của một dân tộc hình thành và từ đâu ra?

Wednesday, 29/11/2023 - 08:33:48

Các hoàng đế La Mã chặn hoạt động Do Thái. Ví dụ: cấm xây hội đường Do Thái (synagogue), cấm người Do Thái mua nô lệ theo Christianity.

elite

1. Do Thái thành tinh hoa

Do Thái giáo Judaism chiếm phần lớn Israel. Khoảng năm 63-65, Joshua ben Gamla bắt đàn ông phải cho con 6-7 tuổi đi học. Có phải bắt trẻ đi học là để mang lại lợi thế cho người Do Thái? Không.

Pharisees (lãnh đạo Do Thái lúc đó) muốn trẻ đi học để trẻ đọc The Torah (5 quyển Genesis, Exodus, Leviticus, Numbers, Deuteronomy) bằng tiếng Hebrew. Ngay cả đối với người Do Thái, biết đọc tiếng Hebrew không có ý nghĩa lắm, vì người Do Thái sống lẫn với các cộng đồng nói tiếng Hy Lạp, Latin, Aramaic.

Thống kê. Năm 0-200, nông dân chiếm đến 90% Palestine, đến 90% Mesopotamia, đến 80% La Mã, đến 70% Ai Cập.

Nông dân không cần phải đọc tiếng Hebrew
=> cho con đi học là gánh nặng kinh tế
=> những người không hoàn thành việc cho con đi học thấy xấu hổ
=> bỏ Do Thái giáo.

Hậu quả: số người Do Thái giảm 70%.

Có 2 đạo để cải đạo: Hellenistic Paganism và Christianity.

Giờ chỉ thấy Paganism trong Tarot phải không?

Ừa thì Paganism xuống rồi.

Nên Christianity là đường chính cho người Do Thái bỏ đạo để không phải chịu gánh nặng cho con đi học.

Christianity đời đầu chiêu dụ người nghèo, người có địa vị thấp trong xã hội cho nhanh. Này tác giả dẫn một đống nghiên cứu, không phải tôi nói.

Cho nên Christianity tăng nhanh.

Hoàn cảnh sống cho người Do Thái xấu đi.

Thời Constantine, người Do Thái không được hại người Do Thái bỏ sang đạo khác.

Thời Valentinian, người Do Thái không được từ mặt con khi con bỏ sang đạo khác.

Thời Theodosius, hại người bỏ đạo thì bị thiêu sống.

Các hoàng đế La Mã chặn hoạt động Do Thái. Ví dụ: cấm xây hội đường Do Thái (synagogue), cấm người Do Thái mua nô lệ theo Christianity.

Càng ngày càng nhiều người Do Thái bỏ sang đạo khác.

Người Hồi giáo thì đối xử tốt với người Do Thái.

Thời Abbasid, đô thị hoá diễn ra nhanh chóng ở Baghdad, Samarra (Iraq).

Khi đô thị hoá thì cần các việc biết chữ.

Nhóm Do Thái biết chữ bỏ nghề nông, đi vào thành phố để làm: thợ thủ công, giao thương, cho vay, thu thuế, y dược.

Khi người Do Thái đến Tây Âu, họ đối mặt với cả núi rào cản: luật pháp, thuế, xin phép giáo hội địa phương. Vì thế, những người Do Thái đến Tây Âu thành công chỉ là tinh hoa.

Do Thái thành công đến giờ vì vậy.

Do Thái thành công là vì hoàn cảnh khắc nghiệt của La Mã đã loại bớt những người kém.

2. Minh Trị Duy Tân đất nước Nhật Bản từ năm 1868 tước hết đặc quyền đặc lợi của Samurai.

Sau đệ nhị thế chiến, người Mỹ vào tước hết đặc quyền đặc lợi của Kazoku (Hoa tộc 華族).

Sau khi bị tước hết đặc quyền đặc lợi:

* Hậu duệ Samurai, hậu duệ Kazoku công bố nghiên cứu gấp 10 lần không-phải-tinh-hoa.
* Xác suất hậu duệ Samurai làm bác sĩ gấp 10 lần không-phải-tinh-hoa.
* Xác suất hậu duệ Samurai làm trạng sư gấp 5 lần không-phải-tinh-hoa.
* Xác suất hậu duệ Kazuko làm lãnh đạo gấp 5 lần không-phải-tinh-hoa.

Làm sao thống kê được Samurai? Truy lại gia phả.

3. Tù nhân Anh bị đày sang Úc có địa vị xã hội cao hơn các nhóm dân khác.

Lý do: Có vị trí xã hội mới lừa tiền được. Lừa tiền rồi bị đày đi Úc đó.

4. Bà La Môn ở Bengal

Bengali Brahmin

Brahmin là giai cấp cao nhất trong xã hội Hindu.

Xác suất người giai cấp Brahmin làm bác sĩ cao gấp trăm lần người nghèo.  

Xác suất người giai cấp Brahmin làm thẩm phán cao gấp 70 lần người nghèo.

Nhóm người Ấn di cư sang Mỹ thì cũng tương tự, chứ không chỉ trong xã hội Ấn.

5. Ai Cập

Nhóm Copt ở Ai Cập theo đạo Christianity.

Ai Cập là quốc gia Hồi giáo.

Hồi giáo bắt người không-theo-đạo-Hồi đóng thuế jizya. Jizya là thuế để giữ đạo, không phải theo đạo Hồi.

Số người không-theo-Hồi-giáo rơi từ 100% xuống 16%.

Người nghèo không đóng thuế jizya nổi, buộc phải cải đạo sang Hồi giáo.

Kết quả: Tỷ trọng người không-Hồi trong các nghề nghiệp kỹ năng cao tăng lên đáng kể.

6. Bosnia

Trước khi Cộng Sản đến Nam Tư, Bosnia trải qua y chang Ai Cập. Hồi giáo đến cai trị có chính sách cho cải đạo sang Hồi.

Thì tỷ trọng người không-Hồi làm nghề cao cấp trong xã hội tăng.

7. Người Ba Lan chạy chiến tranh thế giới, thì họ đặt nặng việc học hơn.

8. Chính quyền Fiji ưu đãi người dân tộc Fiji, ngược đãi gốc Ấn.

Người Ấn học để thoát khỏi nơi đó.

Vậy có phải học hành là yếu tố quan trọng nhất tạo ra tinh hoa?

Không.

Dễ vậy thì copy nhau mất rồi.

9. Dùng thêm dữ liệu Tây Âu

Học hành làm người ta tưởng mình không ngu

Nên lấy được vợ/chồng giỏi.

Gene chiếm 60% thành công.

Lấy được vợ/chồng giỏi thì cải thiện đời con, dần dần tạo thành tinh hoa.

HAI thứ tạo ra tinh hoa

Một: Ráng học để lấy vợ/chồng giỏi để con mình đỡ ngu hơn mình.
Hai: Bị áp bức. Đứa nào không chịu nổi nhiệt đã oằn. Chịu áp bức vẫn thành công thì thành tinh hoa.

Photo by Jacek Dylag on Unsplash

Nguồn nghiên cứu chứng minh

Botticini & Eckstein, 2007, "From Farmers to Merchants, Conversions and Diaspora: Human Capital and Jewish History", Journal of the European Economic Association, Vol. 5, No. 5 (Sep., 2007), pp. 885-926 (42 pages), Published By: Oxford University Press.
Botticini & Eckstein, 2012, "The Chosen Few: How Education Shaped Jewish History, 70-1492", ISBN-10: ‎ 0691144877, ISBN-13: ‎ 978-0691144870.
Abdellaoui et al, 2023, "Trading social status for genetics in marriage markets: evidence from Great Britain and Norway".
Belsky et al, 2018, "Genetic analysis of social-class mobility in five longitudinal studies", PNAS.
McGue et al, 2020, "The Contribution of Cognitive and Noncognitive Skills to Intergenerational Social Mobility", APS.
Duviver et al, 2017, "A comparison of physician emigration from Africa to the United States of America between 2005 and 2015", Human Resources for Health volume 15, Article number: 41 (2017).
Clark et al, 2015, "The Son Also Rises: Surnames and the History of Social Mobility", ISBN-10: 0691168377, ISBN-13: 978-0691168371.
Lazear, 2021, "Why Are Some Immigrant Groups More Successful Than Others?", Journal of Labor Economics, Volume 39, Number 1 January 2021. Published for the Society of Labor Economists, Economics Research Center/ NORC.
Clark et al, "Social Mobility in Japan, 1868-2012: The Surprising Persistence of the Samurai".
Clark et al, 2020, "Frontiers of mobility: Was Australia 1870–2017 a more socially mobile society than England?", Explorations in Economic History Volume 76, April 2020, 101327.
Clark et al, 2012, "Caste versus Class: Social Mobility in India, 1860-2012".
Kukic & Arslantas, 2022, "Religious change and persistence in Bosnia: Poverty, conversions, and nationalism, 1468-2013", Universidad Carlos III de Madrid.
Becker et al, 2020, "Forced Migration and Human Capital: Evidence from Post-WWII Population Transfers", American Economic Review vol. 110, no. 5, May 2020 (pp. 1430-63).
Horning, 2014, "Immigration and the Diffusion of Technology: The Huguenot Diaspora in Prussia", American Economic Review vol. 104, no. 1, Janua


Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT