Chuyện Nước Pháp

Một vấn đề thời sự gay go: dân tỵ nạn

Wednesday, 09/09/2015 - 07:57:36

Trở về cố quốc sinh sống nếu họ nhận biết là mối nguy hiểm nơi đó không còn nữa và vẫn là dân tạm cư tại Pháp trong khi chờ đợi làm thủ tục giấy tờ ra đi.


Trại tỵ nạn gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syrie

 

Năm 1793, 4 mùa thu đã qua sau cuộc cách mạng 1789 lật đổ chế độ vua chúa tại Pháp, thế hệ tiến bộ thực sự vì dân đã tuyên bố theo hiến pháp mới thành lập là “nước Pháp tiếp nhận những người tỵ nạn ngoại quốc bỏ đi tìm tự do và từ chối điều này đối với những kẻ độc tài”.
Thỏa ước Genève (Thụy Sĩ) năm 1951 định nghĩa người tỵ nạn là “người lo sợ sẽ bị đàn áp mất tự do vì các nguyên nhân chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, đảng phái chính trị hay xã hội thiểu số nếu họ về nước gốc”. Đây là công trình nghiên cứu và áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới của Ủy Ban Cao Cấp Tỵ Nạn Quốc Tế, còn gọi là Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR, United Nations High Commissioner for Refugees). Tính đến nay, đã có khoảng 60 triệu người lâm vào tình cảnh phải bỏ nước mà ra đi tìm tự do được sống hạnh phúc theo họ muốn, hoàn toàn thích hợp với những điều khoản luật pháp quốc tế tiến bộ hợp thời văn minh công nhận. Cao Ủy Quốc Tế thảo luận và đặt ra điều lệ về Quyền Lợi và Bổn Phận của họ khi sống trong xứ nào đã tiếp nhận. Tại Pháp, Ủy Ban này mang tên là Sở bảo vệ người tỵ nạn và vô tổ quốc (L'Office francais de protection des réfugiés et apatrides) đã từng cưu mang hàng ngàn người Việt Nam sau 75 đến sinh sống an toàn và thành công đáng kể trong cuộc hội nhập nơi xứ lạ. Kể ra, chính tại New York, Hoa Kỳ - trái tim nhân ái bao la quốc tế đã hủy bỏ điều kiện thời gian và không gian vô lý (chỉ muốn tính theo biến cố xảy ra trước năm 1951 và áp dụng cho một lục địa Châu Âu mà thôi) từ năm 1971- cho nên dân tứ xứ (trong đó có Nam VN) mới có điều kiện tốt đẹp di cư chính thức sau khi được điều tra và công nhận mang tính chất thật sự là “tỵ nạn”. Khi đã được nước Pháp bảo vệ rồi thì những người tỵ nạn nói trên không thể quay về sinh sống trong nước cũ nữa. Tuy nhiên, thể chế của họ không phải là vĩnh viễn mà có điều kiện như sau:
1. Trở về cố quốc sinh sống nếu họ nhận biết là mối nguy hiểm nơi đó không còn nữa và vẫn là dân tạm cư tại Pháp trong khi chờ đợi làm thủ tục giấy tờ ra đi.
2. Có thể bị tước quyền tỵ nạn theo luật lệ thời hạn ấn định nhưng vẫn còn quyền cư trú tại đây.
3. Xin vào và được chấp thuận mang quốc tịch Pháp, không còn là dân nước ngoài.
Theo thống kê cho đến tháng 12 năm 2010, có khoảng 160.518 người tỵ nạn đến từ các vùng đất thuộc Châu Á, Âu và Phi. Thời thế chiến tranh gần nhất đẩy nhiều người của 2 nước Turquie (dân Kurdes) và Tchétchenie (Nga) đến Pháp. Mới hơn nữa là những cuộc trốn chạy di dân bằng đường biển rất nguy hiểm từ các nước đang bị chiến tranh do “quốc gia” khủng bố Daesh gây ra tạo nên nhiều thảm cảnh. Báo chí đăng hình một em bé trai ăn mặc tươm tất tử nạn dạt vào bờ biển ở Turquie khiến Châu Âu và thế giới xúc động! Em bé (tên là Aylan Kurdi) đã chết để (vô tình) cảnh tỉnh các nước giàu có đang tìm cách xua đuổi họ. Bố em còn sống nhưng đã mất hết vợ con. Trước đó, tại nước Áo (Autriche) một chiếc xe vận tải chuyên môn dùng chở hàng hóa đông lạnh bị bỏ rơi bên đường với con số 80 người đã chết bên trong hơn 1 tháng vì ngạt thở, có vài trẻ em! Theo cơ quan Liên Hiệp Quốc (ONU), sẽ có khoảng 1 triệu dân tỵ nạn được nhận vào Châu Âu cho đến hết năm 2016. Người Đức đi đầu với khoảng 80.000 dân tỵ nạn sẽ đến từ từ theo thời gian tổ chức đón nhận ngày Chúa Nhật vừa qua 6 tháng 9 là 20.000 người! Chính phủ đã tiếp tế 3 tỷ Âu kim thêm nữa cho các địa phương để xây cất nhiều nhà ở gấp rút. Các chủ nhân hãng xưởng cũng yêu cầu thu ngắn lại còn 3 tháng học nghề cho các việc làm cần người nhanh chóng thay vì nửa năm hoặc 14 tháng thay vì 4 năm cho các nghề khó hơn, đôi bên đều có lợi. Bà Angela Merkel tuyên bố mạnh dạn là những người tỵ nạn này sẽ làm thay đổi nước Đức (trong chiều hướng tốt với dân số già đi nên có rất nhiều việc làm thiếu người nhận lãnh).

Tổng thống Pháp đã tuyên bố sẽ tiếp nhận 24.000 người tỵ nạn gốc gác xứ Syrie, Irak và Afghanistan thêm nữa trong vòng 2 năm. Ông cũng theo đường lối chính trị của bà Merkel là phân biệt rõ dân tỵ nạn kinh tế (không nhận, nhất là các nước ở bán đảo Balkan như Kosovo, Monténégro...) và tỵ nạn chiến tranh khốc liệt do bọn Daesh tàn bạo gây ra (nhận vào, thể chế “droit dasile”). Trước đó, họ đã đón tiếp vào nhiều dân của nước này và các gia đình sống phấn khởi với ước muốn hoàn toàn hòa nhập vào nước nội địa. Dân Pháp đứng trước 2 ngọn gió thổi ngược chiều là chống đối và ưng thuận sự tiếp nhận di dân thuộc các nước Hồi giáo vì chiến tranh tàn sát khốc liệt, cũng như hai quốc gia Hung Gia Lợi và Bảo Gia Lợi từ chối thẳng vì lý do tôn giáo. Phe cực hữu (Mặt Trận Quốc Gia, Marine Le Pen) cho rằng đây là “một gánh nặng” không cần bàn tới. Phe tả đã do dự khá lâu trước khi đồng ý tiếp tục cho vào lâu dài cả chục ngàn người dù tình hình kinh tế không mấy sáng sủa. Trong cơn nước đục, loạn lạc, chiến tranh gây thảm họa cho người dân các nước nói trên phải liều chết bỏ nhà cửa ra đi; các học giả người Pháp sáng suốt nhiều kinh nghiệm lịch sử vẫn nói lên tiếng nói chính trực là những cuộc di dân lớn lao thế này vào các nước tiếp đón luôn luôn mang đến kết quả tốt đẹp!
Chúng ta cũng là những người di dân vì đại họa chiến tranh nay đã thành công trong cuộc sống tốt đẹp nơi xứ người và luôn luôn thực hiện thật tốt nhiệm vụ công dân khi có quốc tịch nước bảo vệ nên dễ dàng thông cảm và sẵn sàng góp phần cứu giúp nạn nhân cùng hoàn cảnh. Tôi cư ngụ tại Pháp, có thể giúp đỡ di dân bằng nhiều cách ngoài phần bảo trợ chính thức của guồng máy cao cấp; hay nhất là qua các Hội Từ Thiện nổi tiếng nhất ở đây như Secours Catholique (Hội cứu trợ Thiên Chúa Giáo), Secours Polulaire (Hội cứu trợ nhân dân), La Croix Rouge (Hội Chữ Thập Đỏ) v.và
Bên lề câu chuyện nước Pháp tiếp nhận người di tản, có nhiều con số thống kê báo chí liên quan đến việc này. Nước Pakistan là một thí dụ điển hình cho những quốc gia thuộc hạng nghèo nhất trên trái đất nhưng lại tiếp đón nhiều nhất dân di tản trong vùng lửa đạn Trung Đông và khủng tặc Daesh, với con số khổng lồ: 1,7 triệu người! Tính ra chi tiết thì quốc gia này nhận 710 nạn nhân với lợi tức chỉ tiêu là 1$ thu nhập bởi một người. Sau đó là Congo (475) và Kenya (247)à Trong số 25 nước nhận dân di tản theo chỉ tiêu nói trên không có nước kỹ nghệ tiên tiến nào cả. Nước Đức sắp hạng thứ 26 với 17 dân di tản bởi 1$ thu nhập/đầu người. Pháp cũng thuộc hạng cầm đèn đỏ. Cái chết thảm thương của em Aydi đã mở tung cánh cửa các xứ giàu có hằng sản hằng tâm đang lấp ló ngần ngừ chưa dứt khoát quyết định. Mỗi ngày, tôi đều nghe tin tức nóng hổi dồn dập liên quan đến chuyện này; than ôi câu chuyện sẽ còn rất dài...!

Nguyễn Thị Ngọc Diễm

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT