Chuyện Nước Pháp

Chiếc bánh ngon nhất trong tháng Giêng hàng năm

Wednesday, 06/01/2016 - 11:49:58

Người ta cũng có thói quen gửi bánhđến tặng bạn bè, còn gọi là bánh Vua vì nóđến vào lúc các triềuđại vương giảđang thịnh hành. Bánhđược làmđể cung phụng dâng lên cho vua chúa trên ngôi cao.Đến thế kỷ thứ 19 (năm 1801) thì ngày lễ Epiphanie được ấn định hẳn vào ngày 6 tháng Giêng.

Nguyễn Thị Ngọc Diễm

Ngày xửa ngày xưa, lâu lắm rồi - kể từ khi có chuyện cổ tích Công Chúa ngủ trong rừng và chỉ thức dậy sau một trăm năm khi vị Hoàng Tử đến đánh thức dậy bằng một nụ hôn âu yếm tuyệt vời - thì ngày lễ mang tên Epiphanie của Pháp vào ngày 6 tháng Giêng còn quan trọng hơn cả ngày Giáng Sinh!
Danh từ Epiphénie có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp (Grèce) có nghĩa là “xuất hiện”. Ngày lễ này thuộc đạo Chúa, diễn tả một sự kiện lịch sử khi Chúa Jésus hài đồng được trình diện với ba vị Vua. Đó là ngày lễ tôn giáo đặc biệt trong nhiều buổi lễ khác có ấn định ngày tháng theo lịch xuất xứ từ truyền ngôn (qua lời nói miệng) liên quan đến một vị thần linh, mùa màng, thời tiết hay thiên văn (fête paenne). Thời đại La Mã, dân chúng làm buổi lễ mừng tiệc của vị thần tên là Saturne kéo dài 7 ngày và tất cả đều được cho phép. Chẳng hạn, những người lính giữ ngục tổ chức bắt thăm nhờ một thứ hình nhân hay con thú nàođó làm bằng chất liệu từđất mà ra. Tử tù nào kéo nhằm "lá thăm" lạ lùng này sẽ được tôn lên làm Vua trong vòng thời gian có tiệc tùng tha hồ hưởng lạc để rồi sau đó bị xử án không tha!



Người ta cũng có thói quen gửi bánhđến tặng bạn bè, còn gọi là bánh Vua vì nóđến vào lúc các triềuđại vương giảđang thịnh hành. Bánhđược làmđể cung phụng dâng lên cho vua chúa trên ngôi cao.Đến thế kỷ thứ 19 (năm 1801) thì ngày lễ Epiphanie được ấn định hẳn vào ngày 6 tháng Giêng.

Các vị Vua nàyđến chầu Chúa hàiđồng ngày Giáng Sinh thật ra là những nhân vật huyền thoại tạo ra bởi truyền thống ngày xưa mà tôi có nhắc tới trong các bài đã viết vềđề tài lễ cuối năm. Huyền thoại được tạo ra nhằm mục đích long trọng hóa biến cố nói trên, nâng cao những nhân vật có thể chỉ là thường dân bỗng hóa thành vương giả oai phong. Nhà thờ tấn phong họ thành 3 Vua kể từ thế kỷ thứ V và dân chúng tôn thờ đạo Chúa làm lễ ăn mừng ngày Hài Nhi giáng sinh vào lúc ấy đã vài trăm năm qua. Người dân xứ Caucase (Arménie thuộc Liên Xô cũ) cũng giữ nguyên phong tục này đến ngày nay.

Trong nhiều phố thị nhỏ, hẻo lánh xa xôi; người dân làng còn làm lễ “Đốt Lửa Vua” trong đêm Thánh ở Bethléem (nơi Chúa ra đời ở CisJordanie theo truyền thuyết) để kỷ niệm làm át đi ánh sao thiêng không cho ông Vua Hérode tìm đến làm hại Hài Đồng.

Chiếc bánh ngon nhất trong tháng Giêng tại Pháp là chiếc bánhđến từ Tây Ban Nha. Tại đây, theo phong tục ba vị Vua đã mang theo nhiều món quà tặng Chúa vào đêm thứ 12 sau khi ngài sinh ra, họ bèn làm bánh thiêng có hình vòng hoa bó tròn lại thơm phức mùi vỏ cam và chanh. Bên trong bánh là bột trái hạnh nhân, bên ngoài trang hoàng với mứt trái cây đủ loại màu sắc xanh đỏ vàng trắng đen thái nhỏ trộn lẫn vào. Bánh còn được tẩm thêm hương hoa cam ngoài hai thứ mùi êm dịu thần kinh là lớp vỏ ngoài của 2 thứ trái chanh cam đặc sắc nhờ chất “limonène” của họ trái cây chua. Người làm bánh còn nhét thêm vào trong một hình nhân nhỏ làm bằng sứ, hay một đồng tiền làm bằng bạc, hoặc một hạt đậu đơn sơ. Qua đến Pháp, vào thế kỷ thứ 14, bánh Vua hoàn toàn thay đổi trở thành nguyên chất địa phương. Người ăn bánh chia nó ra làm đủ số phần cho những ai có mặt và chừa thêm một phần phụ thuộc dành riêng cho kẻ nghèo khó đến cầu xin. Phần bánh này có tên là phần bánh do "ông Trời tốt bụng" hay là "Mẹđồng trinh" ban cho họ.

Theo truyền thuyết, ba vì Vua từ TrungĐông theoánh sao soiđườngđến chúc mừng Chúa vừa sinh ra được nâng lên tước vị là tân Hoàng Đế của dân Do Thái. Họ đến quỳ gối trước Hài Nhi và hai đấng sinh thành ra Chúa là Marie và Joseph rồi dâng tặng hương hoa, vàng bạc, trái cây quý. Đây là những vị thông thái học, giàu có nhưng chuyên môn sống rày đây mai đó. Tung tích của họ thật bíẩn.

Melchior, ông vua già nhất trong bọn tặng vàng tượng trưng cho thành phần vương giả, đến từ xứ Nubie - ở về phía Bắc nước Soudan và phía Nam nước Ai Cập.

Balthazar thì mang theo một loại nhựa thơm quý giá đến từ một thứ cây trồng chỉ mọc tại xứ Arabie, thuộc hạng cọ dừa ngày nay dùng trong dược liệu và mỹ phẩm.

Gaspard trẻ tuổi nhất, dâng nhang thơm lên Chúa, đốt nó sẽ tỏa hương thơm ngát; tượng trưng cho đấng thiêng liêng có mặt nơi đây. Nhang thơm cũng làm từ nhựa cây thiên nhiên mà ra.

Lúc đầu, ba vị Vua được tương truyền là gốc người Perse (xứ Iran hiện nay). Tên của họ ghi bằng tiếng Hy Lạp rồi bị biến đổi dần dần thành ra Balthazaz có nước da màu đồng, Gaspard da đen, Melchior da trắng tinh. Râu ria của họ thì là râu mép, không râu -nhẵn nhụi, và râu quai nón.Điều này diễn tả tuổi tác con người qua ba giaiđoạn thanh xuân, trung niên và già lão.

Trong ngày Epiphanie, người ta còn làm lễ ca tụng Chúa đã biến hóa nước lạnh thành rượu vang (Noces de Cana). Một buổi lễ cầu xin chấm dứt 12 ngày dài của phong tục này, đó là phần bánh Vua dành cho người mong chờ.

Chiếc bánh Vua ngày nay theo hình chụp làm bằng bột mì, trứng gà, kem béo, đường và sữa bò thêm vào bột hạt hạnh nhân. Bánh được đút lò nóng 150 độ C. Qua lễ, đầu tháng Giêng là tôi hay mua bánh về ăn giòn rụm và gợi nhớ nhất là bánh nhân đậu xanh của người Việt mình. Có khi đọc không kỹ, cứ a vào lấy bánh vừa ra lò nóng hổi về đến nhà mở ra cắt thành phần cho nhiều người ăn mới hay là... ăn nhầm bánh nhân táo (Galette des Rois aux pommes)! Tá hỏa, trời, sao mà nó dở ẹt. Thì ra, hạt hạnh nhân xay nhuyễn thành bột ngon như đậu xanh ta vậy còn quả táo dầm nát thì biến thành mứt nên cái gu đã tầm thường mà sự giòn rụm của vỏ bánh cũng không cứu vãn nổi. Thế là từ đó về sau, phải chịu khó đọc kỹ phần tựa chữ in lớn bên ngoài để không ăn táo thay vì hạnh nhân (Galette des Roi à la frangipane). Giá cả lại giống y như nhau, cỡ 10 Âu kim cho loại có đường kính lớn nhất khoảng 10 người cùng ăn nóng và dùng với nước uống có chất khí hay cà-phê hoặc trà xanh. Các siêu thị sản xuất bánh Vua hàng ngày trong nửa đầu tháng Giêng với chất lượng cũng ngon lành không thua kém gì những tiệm bánh chuyên môn độc lập bán riêng biệt bên ngoài.

Nguyễn Thị Ngọc Diễm

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT