Thế Giới

Ấn Độ lo ngại bị Trung Cộng bao vây ở Nam Á

Monday, 26/06/2017 - 10:17:20

Trong cuộc đối thoại quốc phòng Shangri-La ở Singapore, Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Jim Mattis tìm cách xoa dịu những nỗi lo sợ rằng Mỹ đang bỏ trống vai trò lãnh đạo toàn cầu của họ.


Phái đoàn Ấn Độ với Tổng Thống Pranab Mukherjee (bên trái) đang họp với phái đoàn Trung Cộng do Thủ Tướng Lý Khắc Cương vào năm 2016. (Kim Kyung-Hoon-Pool/ Getty Images)


NEW DELHI - Số lượng kim găm trên bản đồ, biểu thị những hải cảng của Trung Quốc được xây dựng hoặc kiểm soát, đang gây lo lắng cho ông Abhijit Singh, một cựu sĩ quan hải quân Ấn Độ.

Ông Singh hiện nay là chuyên gia phân tích hàng hải của tổ chức nghiên cứu Observer Research Foundation. Ông nói với đài ABC Úc, “Người Trung Hoa đã đầu tư vào một số dự án hạ tầng kiến trúc dài hạn ở Sri Lanka, Pakistan. Họ có mặt ở Bangladesh, cũng như ở Miến Điện. Điều đó có nghĩa là Ấn Độ, theo một số cách thức, sẽ bị bao vây bởi các dự án hạ tầng kiến trúc của Trung Quốc. Điều gây lo sợ là những hải cảng này của Trung Quốc sau đó có thể được dùng cho những cuộc khai triển hàng hải và hải quân.”

Những nhân vật trong chính phủ Ấn Độ cũng thừa nhận nỗi lo ngại ấy.
Tiến sĩ Vijay Chauthaiwale là người đứng đầu Bộ Ngoại Giao của đảng Bharatiya Janata cầm quyền ở Ấn Độ.

Ông nói với đài ABC, “Tôi nghĩ rằng có một sự hiện diện lấn lướt đang xảy ra ở nhiều vùng trong khu vực lân cận với Ấn Độ.

Tiến sĩ Chauthaiwale là một nhân vật có ảnh hưởng trong việc hình thành kế hoạch mở rộng toàn cầu của chính phủ theo chủ trương chủ nghĩa dân tộc Hindu, và nói thẳng lập trường của Ấn Độ về Biển Đông.

Ông nói, “Về vấn đề Biển Đông, chính sách của Ấn Độ là rõ ràng rằng chúng tôi ủng hộ quyền tự do di chuyển, và chính sách này là phù hợp với một số nước khác, trong đó có Nhật Bản, Việt Nam v.v.”
Nhưng khi được hỏi về chuyện chính phủ của ông cảm thấy thế nào về việc Trung Quốc tiến gần hơn tới các bờ biển của Ấn Độ, ông nói một cách đơn giản, “Tôi không muốn bình luận về điều đó.”

Đó là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy vấn đề này nhạy cảm như thế nào đối với New Delhi.
Ông Singh nói rằng các chuyên viên phân tích quốc phòng của Ấn Độ coi các cơ sở hải quân, mà Trung Quốc đang xây dựng trên những hòn đảo bị tranh chấp ở Biển Đông, là một mối đe dọa trong vùng biển của họ.

Ông nói, “Điều đó sẽ trở nên dễ dàng hơn cho Trung Quốc bắt đầu phóng chiếu quyền lực vào trong khu vực Ấn Độ Dương. Chúng tôi đang nhìn thấy rằng những cuộc khai triển tàu ngầm của Trung Quốc trong khu vực ấy tăng lên khá nhiều.”

Những mối lo ngại ấy xảy ra, giữa lúc những suy đoán tiếp tục về chuyện Hoa Kỳ tham gia như thế nào trên toàn cầu sẽ vẫn còn dưới thời Tổng Thống Donald Trump.

Dhruva Jaishankar, một chuyên gia về chính sách ngoại giao, tại viện nghiên cứu Brookings ở New Delhi, nói rằng Bắc Kinh đang hưởng lợi từ tình trạng không chắc chắn đó.

Ông nói, “Việc Trung Quốc vươn lên trở thành một cường quốc quốc tế đã tăng nhanh trong những hoàn cảnh như vậy. Không phải vì, xét về mặt vật chất, sức mạnh của Trung Quốc tăng nhanh trong mấy tháng qua, nhưng xét về căn bản là vì một cuộc rút lui theo một số cách thức nào đó, hoặc tình trạng không chắc chắn về việc phóng chiếu quyền lực của Mỹ trong khu vực.”

Hôm thứ Sáu tuần qua, trong cuộc đối thoại quốc phòng Shangri-La ở Singapore, Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Jim Mattis tìm cách xoa dịu những nỗi lo sợ rằng Mỹ đang bỏ trống vai trò lãnh đạo toàn cầu của họ.

Ông Mattis nói, “Chúng tôi không thể và sẽ không chấp nhận những khoản thay đổi đơn phương nơi hiện trạng. Chúng tôi sẽ tiếp tục cho phi cơ bay, cho tàu thuyền chạy, và hoạt động ở bất kỳ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép, và chứng tỏ sự quyết tâm và sự hiện diện hoạt động ở Biển Đông và xa hơn nữa.”

Ông Singh nói rằng Ấn Độ đã dự định mở rộng năng lực hải quân của họ, nhưng nước ông nhìn thấy vai trò của Mỹ là dẫn đầu một hành cân bằng trong khu vực.
Ông New Delhi nói, “New Delhi đang coi mở rộng sự hiện diện hoạt động của họ trong khu vực là điều bắt buộc phải làm. Và để làm được điều này, họ cần sự trợ giúp của các đối tác và bạn bè thân cận, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc.


Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT