Việc Làm

Phải làm gì khi đồng nghiệp nghiện làm việc?

Monday, 09/12/2013 - 01:15:19

Bạn có một người đồng nghiệp quá mê công việc của mình? Bạn biết rồi đấy, đó là một người sống vì việc, suy nghĩ về việc, thở bằng việc và mơ ước làm việc. Có thể bạn có một người đồng nghiệp như vậy. Và hành vi ứng xử của họ có thể trở thành một vấn đề cho mọi người trong văn phòng.

 
Bạn có một người đồng nghiệp quá mê công việc của mình? Bạn biết rồi đấy, đó là một người sống vì việc, suy nghĩ về việc, thở bằng việc và mơ ước làm việc. Có thể bạn có một người đồng nghiệp như vậy. Và hành vi ứng xử của họ có thể trở thành một vấn đề cho mọi người trong văn phòng.

Tiến sỹ “Dr. Woody” Woodward, một nhà tâm lý học tổ chức và là tác giả cuốn sách “The You Plan” (Kế Hoạch Là Bạn) nói, “Chúng ta là một trong những quốc gia siêng năng làm việc nhất trên thế giới, và ở một mức độ nào đó, thói nghiện làm việc nằm trong DNA của chúng ta. Tuy nhiên, sự dấn thân thái quá có thể gây phản tác dụng. Người nào bỏ ra nhiều giờ nhất có thể được xem như là một người làm việc không có hiệu năng và sản xuất kém hơn so với các đồng nghiệp của mình.”

Srikumar Rao, tác giả cuốn sách “Happiness at Work” (Hạnh Phúc Tại Nơi Làm Việc) cũng đồng ý như vậy. Ông nói rằng số giờ làm việc siêu dài không phải là một dấu hiệu của sự tận tụy, mà đúng hơn là dấu hiệu của sự kém hiệu quả và không có khả năng để buông ra. “Thường xuyên làm việc nhiều giờ có nghĩa là họ đang mệt mỏi và nhàm chán, không tươi tắn và đổi mới và đầy dẫy ý tưởng.”

Một mối nguy hiểm của chứng nghiện việc: Người đó có nguy cơ là căn tính của họ bị cuốn vào công việc, nói theo Stever Robbins – một huấn luyện viên điều hành và một trong 10 người đứng hàng đầu về phân phối đa phương tiện trên Internet về kinh doanh.

Ông nói, “Và sau đó nếu họ bị sa thải hoặc bị cho nghỉ việc, hoặc được thăng chức, thì chuyện đó có thể là phá hoại; nó có thể được cảm thấy như là mất sạch căn tính bản sắc. Ngoài ra, nó làm cho họ nhàm chán. Họ không có bất cứ điều gì khác để nói về, và họ không liên kết với những người có thể có mối quan tâm lợi ích khác.”

Nhưng rồi kẻ nghiện làm việc không phải là người duy nhất bị ảnh hưởng bởi nỗi ám ảnh không lành mạnh của mình. Nó cũng gây nguy hiểm cho cả bạn nữa đó.

Robbins nói, “Khi một đồng nghiệp hoặc người chủ quá ghiền công việc của họ, họ sẽ mong đợi tất cả những người khác cũng ghiền như vậy. Họ sẽ tạo ra việc cho bạn giải quyết cho nhanh hơn sức bạn làm được, vì đến 5 giờ bạn đi về nhà, còn họ thì chưa. Nếu các đồng nghiệp và mọi người khác đều cố gắng theo kịp, thì nó có thể đẩy mọi người vào tình trạng căng thẳng và làm việc quá sức. Nếu mọi người không cố gắng để theo kịp, nó có thể làm cho công việc chất đống lên, vì người muốn thành đạt quá mức và làm việc quá sức, cứ muốn làm xong quá nhiều việc trong thời gian quá ngắn.”

Ngoài ra, xét về mặt cảm xúc, nó có thể gây ra sự bất bình, vì người ta cảm thấy như như thể là người nghiện việc thường có xu hướng nâng tiêu chuẩn lên cao hơn về chuyện bao nhiêu công việc là có thể chấp nhận được.

Các dự án nhóm cũng có thể đặt ra những vấn đề, vì người mê làm việc thường có xu hướng không trở thành người giỏi làm việc theo nhóm. Woodward nói, “Họ muốn nắm lấy quyền kiểm soát và thường đánh giá quá cao những đóng góp của họ. Họ cứ theo câu thần chú là càng bỏ nhiều giờ ra tại chỗ làm thì càng đem lại nhiều kết quả tốt hơn, và đây là điều có vấn đề đối với các thành viên khác của nhóm.”

Vì vậy, nếu bạn đang làm việc với một người quá mê say công việc của họ và lối ứng xử của họ gây ảnh hưởng đến hiệu suất của bạn, thì có thể bạn cần phải giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, điều thách đố là người nghiện công việc thường không nhìn thấy được những khía cạnh tiêu cực của tật “nghiện” của mình.

Rao nói, “Điều quan trọng là người đó nhìn thấy rằng đây không phải là một đặc điểm đáng thán phục, mà là một dấu hiệu cho thấy có một cái gì đó đã bị lệch lạc không thăng bằng. Có một sự khác biệt rõ ràng giữa chuyện làm việc siêng năng và dành hết mọi giờ cho công việc. Sự khác biệt này phải được diễn đạt và truyền thông một cách rõ ràng – nhưng điều này phải được xử trí một cách cẩn thận.”

Đồng nghiệp của bạn có thể là một người nghiện làm việc vì họ sợ bị mất việc làm; vì họ rất cần một sự phân tâm tách ra khỏi cuộc sống bản thân của họ; hoặc bởi vì họ đang chạy trốn khỏi những chuyện lôi thôi phức tạp trong gia đình. Bạn đừng bao giờ hỏi lý do tại sao, vì đó không phải là việc của bạn, nhưng hãy lắng tai nghe đồng nghiệp của bạn nói. Hãy bảo họ rằng nếu họ nếu họ cần một ai đó để nói chuyện với, thì bạn sẽ vui khi được nghe họ nói.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT