Việc Làm

Nhảy việc: Giúp hay cản trở sự nghiệp của bạn?

Monday, 14/07/2014 - 06:09:32

Cho dù đó là một chiến lược có chủ ý hay không, một số người đang đi làm đã nhận ra mình đã nhảy từ công việc này sang làm một công việc khác, một cách nhanh chóng trong một khoảng thời gian ngắn, còn được gọi là ‘nhảy việc’.

 
Cho dù đó là một chiến lược có chủ ý hay không, một số người đang đi làm đã nhận ra mình đã nhảy từ công việc này sang làm một công việc khác, một cách nhanh chóng trong một khoảng thời gian ngắn, còn được gọi là ‘nhảy việc’.

Có lẽ ‘nhảy việc’ hay đổi việc không phải là mục tiêu mà người đi làm muốn nhắm tới, có thể một cơ hội tốt hơn xuất hiện, hoặc đôi khi chỉ đơn giản là hoàn cảnh thay đổi. Một cuộc khảo sát mới của CareerBuilder cho thấy từ năm mới đi làm đến tuổi 35, có 25 phần trăm công nhân đã đổi việc năm lần hoặc nhiều hơn. Trong số những người làm việc đến 55 tuổi và cao hơn, có 20 phần trăm đã giữ mười công việc hoặc nhiều hơn.

Mặc dù chuyện những người làm việc ở lại trong một công ty, trong suốt thời gian làm nghề nghiệp của họ, hiện nay không còn phải là điều thông thường nữa, phải chăng các cơ sở hoặc công ty hiểu biết nhiều hơn về những người nhảy việc? Hơn một nửa (55 phần trăm) trong số những chủ nhân cho biết rằng họ đã thuê một người nhảy việc và gần một phần ba (32 phần trăm) trong tổng số các công ty cho biết họ đã dự đoán các công nhân sẽ nhảy việc.

Sự thay đổi việc làm có thể giúp ích hoặc làm hại sự nghiệp của bạn về lâi về dài?

Câu trả lời là ... còn tùy. Hãy đọc tiếp để tìm hiểu về chuyện khi nào thì nhảy việc được dự đoán và khi nào thì nó trở thành một dấu hiệu khuyến cáo.

Các sinh viên mới tốt nghiệp có thể lọt qua được

Những công ty ước đoán những nhân công trẻ tuổi sẽ nhảy việc ở một tỷ lệ cao hơn, vì những người trẻ vẫn đang cố gắng tìm kiếm vị thế của mình cho sự nghiệp lâu dài của họ. Khi thuê một người mới tốt nghiệp đại học, gần một nửa (45 phần trăm) trong tổng số các công ty đều mong đợi nhân viên mới này ở lại với công ty trong hai năm hoặc ít hơn, trong khi đó hơn một phần tư (27 phần trăm) mong đợi người mới tốt nghiệp đại học ở lại năm năm hoặc lâu hơn.

Tuy nhiên, điều này có thể không được một cái gì đó đáng đề cập tới trong một cuộc phỏng vấn, khi mà công ty hỏi bạn dự định ở lại làm việc trong bao lâu, hoặc kế hoạch năm năm của bạn là như thế nào. Bước vào một công việc ở bậc mới làm làm với dự định và mục tiêu tốt nhất là nhằm thu hút càng nhiều kinh nghiệm càng tốt, trước khi theo đuổi những đồng cỏ mướt xanh hơn.

Một giai đoạn mà bạn đã trải qua rồi?

Cũng giống như sinh viên mới tốt nghiệp, các công ty đều hiểu rằng có lẽ những người lao động trẻ thử làm nhiều công việc trước khi họ tìm ra một công việc mà họ có thể đảm đang trong một giai đoạn lâu dài. Tuy nhiên, các công ty đều trở nên hiểu biết ít hơn khi các ứng viên xin việc trưởng thành hơn. Bốn mươi mốt phần trăm trong số các công ty cho rằng chuyện nhảy việc trở nên ít được chấp nhận khi một nhân viên đạt tới mức đầu đến mức giữa của độ tuổi 30 (tuổi 30 hoặc 35). Hai mươi tám phần trăm tìm thấy chuyện nhảy việc là ít được chấp nhận sau tuổi 40.

Nếu bạn thấy mình là một người chuyên nhảy việc, thì các công ty sẽ mong đợi một lý do chính đáng trước khi họ xem xét việc thuê bạn vào làm. Nếu điều này là bước khởi đầu của một dạng thức, chuẩn bị một lập luận có sức thuyết phục cho lý do tại sao đây là công việc mà bạn đã sẵn sàng để vào làm. Bằng cách tỏ vẻ nhận thức được chuyện bạn nhảy việc, cũng như có thể làm cho chủ nhân yên tâm, bạn có xác suất cao hơn là cho thấy rằng bạn có thể mang kinh nghiệm đa dạng của bạn vào chỗ làm và thành đạt trong công việc ấy.

Nhảy việc trong ngành kỹ nghệ

Mặc dù nhảy việc có thể trở thành một động tác chuyển nghề nghiệp nguy hiểm, nếu quá trình làm việc của bạn trông có vẻ không thường xuyên, nhưng có một số ngành kỹ nghệ trong đó chuyện nhảy việc được dự đoán. Là một ngành kỹ nghệ với sự thiếu hụt đáng chú ý về tài năng và những chiến thuật tuyển dụng có sức cạnh tranh cao, công nghệ thông tin có tỷ lệ lớn nhất của các công ty dự kiến rằng những người làm việc sẽ nhảy việc. Năm ngành kỹ nghệ hàng đầu là:

Công nghệ thông tin (Information technology) – 42 phần trăm
Giải trí & khách sạn – 41 phần trăm
Giao thông vận tải – 37 phần trăm
Bán lẻ – 36 phần trăm
Sản xuất chế tạo – 32 phần trăm

Người nhảy việc dưới mắt công ty

Khi nào thì chuyện nhảy việc trở thành một dấu hiệu báo động trên một bản lý lịch resume? Nó tùy thuộc nhiều vào công ty. Cuộc nghiên cứu cho thấy rằng một số lượng đáng kể những công ty (43 phần trăm) sẽ không xem xét một ứng viên có những khoảng thời gian ngắn làm việc cho một số công ty. Ngược lại, 55 phần trăm nói rằng họ đã thuê một người nào đó mà họ sẽ xếp vào hạng người nhảy việc.

Sự khác biệt này trong nhãn quan có thể là điều mà một ứng viên có thể mang đến cho công việc này. Hơn một nửa (53 phần trăm) trong tổng số các công ty cho biết rằng những người nhảy việc thường có xu hướng có một loạt khả năng chuyên môn, và có thể thích ứng một cách nhanh chóng (51 phần trăm).

Rosemary Haefner, phó chủ tịch nguồn nhân lực tại CareerBuilder, nói: “Nhiều người làm việc đang theo đuổi các cơ hội với những công ty khác nhau để tự để cho mình tiếp cận với một loạt rộng hơn của các kinh nghiệm, xây dựng những năng khiếu của họ, hoặc đi một bước cao hơn trên bậc thang lương bổng hoặc chức tước.

“Mặc dù xây dựng một vốn liếng kinh nghiệm giàu có là một điều tốt, nhưng bạn hãy chắc chắn rằng bạn đang ở với một công ty đủ lâu để thực hiện một tác động và cung cấp một lợi nhuận trên vốn đầu tư mà họ đã làm nơi bạn. Ngày nay các công ty có thể hiểu biết nhiều hơn về chuyện nhảy việc, nhưng hầu hết các công ty vẫn hầu chắc thuê mướn ứng viên nào có một dạng thức thời gian làm việc lâu hơn với các công ty.”

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT