advertisements
Thursday, 25/11/2021 - 09:22:30

Một phụ nữ Việt giao con cho người khác nuôi vì tranh chấp với mẹ


Đỗ Kim Lyn với bé Vinh vào Giáng Sinh 2020.


SYDNEY - Cảnh sát Úc đang tìm kiếm một em bé gốc Việt bị mất tích gần tám tháng. Em bé tên là Lê Hoàng Vinh, thường được gọi là bé Vinh, đã được 17 tháng tuổi.

Theo tin của báo mạng Daily Mail Australia, cha mẹ trẻ của đứa bé nói với cảnh sát rằng họ đã trao con cho một phụ nữ tại một tiệm tạp hóa ở phía tây thành phố Sydney hồi tháng Năm.

Tuy nhiên, theo điều tra của cảnh sát, lần cuối cùng có người khác thấy bé Vinh là tại một văn phòng bác sĩ ở O'Connor thuộc vùng ngoại ô thủ đô Canberra vào ngày 9 tháng Tư, 2021. Lúc đó em bé được thấy đưa vào một chiếc xe Isuzo MU-X màu bạc với bảng số xe CF72YI của tiểu bang New South Wales.

Mẹ của bé Vinh là Đỗ Kim Lyn, 21 tuổi. Cô Lyn nói với cảnh sát rằng cô đã trao con trai cho một phụ nữ tên là Kathy Nguyễn vào ngày 19 tháng 5 tại một tiệm tạp hóa ở đường Hill Street thuộc Cabramatta, một nơi có đông cư dân gốc Việt thuộc vùng phụ cận thành phố Sydney.

Đỗ Kim Lyn cũng nói với cảnh sát rằng cô đã đưa bà Kathy Nguyễn nào đó $200 Úc kim để nhờ bà chăm sóc em bé trong một đêm.


Lê Thanh Hoàng, cha của bé Vinh

Cha của bé Vinh là anh Lê Thanh Hoàng, 28 tuổi. Cả hai Lyn và Hoàng đều đã từng bị giam một thời gian vì tội chống lệnh tòa án, vì họ đã không nói chính xác bé Lê Hoàng Vinh đang ở đâu.

Cảnh sát cho biết họ chưa tìm ra dấu vết của một người tên là “Kathy Nguyễn” mà cô Lyn đã nói với họ.
Đỗ Kim Lyn đã bị cáo buộc chống lệnh tòa thêm một lần nữa và chưa xác định nhận tội hay không trước cáo buộc mới này.

Trong một thông báo chung của cảnh sát và tòa án, nhà chức trách nói rằng “cha mẹ của đứa bé đã không cung cấp đủ chi tiết để giúp cảnh sát có thể tìm ra người mà họ nói là đang chăm sóc bé Vinh. Nhà chức trách cũng chưa thể xác định rằng người chăm sóc em bé có phải là người mang tên Kathy Nguyễn hay không. Hiện chúng tôi chưa biết địa điểm của bé Vinh và người chăm sóc bé, và do đó chúng tôi rất lo lắng cho tình trạng của bé.”

Cảnh sát tin rằng bé Vinh có thể đã có mặt ở các địa điểm gồm Cabramatta, Bankstown Liverpool, West Wyalong, Tem­ora và Wagga Wagga.

Vào ngày 19 tháng Tư, tức là 10 ngày sau khi có người thấy em bé tại văn phòng bác sĩ, tòa án đã ra lệnh cho người giữ bé Vinh phải giao lại đứa bé cho bà ngoại của bé.


Đỗ Kim Lyn

Trong tháng Tám, cô Lyn từng tuyên bố hữu thệ rằng cô đã giao con cho một người mẹ đỡ đầu vì cô không muốn bé Vinh sống với mẹ của cô, tức là bà ngoại của đứa bé.

Theo ghi nhận của báo Daily Telegraph, cô Đỗ Kim Lyn cũng nói trong văn bản trước tòa rằng, “Tôi sẵn sàng cho mẹ đỡ đầu được nuôi bé Vinh và sẽ không tìm con, nếu mẹ ruột của tôi tiếp tục tìm cách giành quyền nuôi đứa bé.”

Lyn nói tiếp, “Tôi xin tòa hãy đối xử công bình với tôi, một người mẹ trẻ đang nhớ con ... Xin tòa hãy cho tôi quyền giám hộ đứa con ruột thịt của tôi. Tôi muốn con tôi được nuôi dưỡng và lớn lên trong một môi trường an toàn, hạnh phúc và sạch sẽ. Môi trường đó chắc chắn là không có với mẹ tôi, thành thử tôi phải quyết định.”

Cảnh sát nói rằng bất cứ ai biết bé Vinh đang sống ở đâu thì hãy liên lạc qua số Crime Stoppers là 1800 333 000, với số hồ sơ AFP reference 6365180.

Viết bình luận đầu tiên
advertisements
advertisements
Các tin khác
advertisements
Bình luận trên Facebook
Bình luận
Vo Nga - Pham Khac Ham đã nói: "...Một phụ nữ Việt giao con cho người khác nuôi vì tranh chấp với mẹ..." Chuyện này không rõ ràng và nghe cũng kỳ, ở chỗ: [1] tại sao cảnh sát và tòa án lại xía vô chuyện của gia đình người ta ???? [2] làm sao mà cảnh sát lại biết bé Vinh "mất tích" ???? mình có thể đoán là: *** bố mẹ của bé Vinh không muốn hoặc không có khả năng nuôi con; ****bà của bé Vinh đã làm đơn kiện. "... Une femme vietnamienne a donné son enfant à quelqu’un d’autre pour adoption à cause d’un différend avec sa mère...." L'histoire n’est pas claire et semble étrange, en ce que: [1] Pourquoi la police et les tribunaux ont-ils affaire a une affaire familiale? [2] Comment la police a-t-elle su que Vinh « a disparu » ???? Nous pouvons deviner que : Les parents de l’enfant ne veulent pas ou n'ont pas. la capacité d’élever son enfant; ou la grand-mère du garçon a intenté une action en justice.
advertisements
advertisements
advertisements
advertisements
advertisements
advertisements
advertisements
advertisements
advertisements