Bình Luận

Liệu có thống nhất tất cả các quốc gia trên hành tinh này thành một quốc gia duy nhất?

LMHTGPT Saturday, 01/04/2023 - 04:10:27

Thể chế dân chủ và sự hoà nhập tự nguyện theo ý chí người dân mới giúp cho liên minh tồn tại bền vững. Sự tan rã liên bang Hoa Kỳ hay liên minh Châu Âu là điều khó thể xảy ra.

China

Thuở hồng hoang, loài người tụ tập lại theo từng nhóm nhỏ gọi là bộ lạc, sống cách biệt nhau. Sau đó các bộ lạc nhỏ gần nhau sáp nhập lại tạo thành bộ lạc lớn.

Rồi các bộ lạc lớn sáp nhập vào nhau chiếm cứ một vùng lãnh thổ gọi là Nước. Rồi các nước nhỏ sáp nhập vào nhau làm thành nước lớn. Rồi các nước lớn sáp nhập vào nhau tạo thành nước lớn hơn nữa gọi là đế quốc hay liên bang hay liên minh.

Vấn đề là sáp nhập lại với nhau như thế nào.

Việc thống nhất tất cả các quốc gia trên hành tinh này thành một quốc gia duy nhất là một ý tưởng rất khó để thực hiện và hiện tại không có bất kỳ kế hoạch hoặc cấu trúc nào có thể thực hiện được điều này. Mỗi quốc gia trên thế giới có nền văn hóa, lịch sử, ngôn ngữ, phong tục và tập quán khác nhau. Ngoài ra, mỗi quốc gia đều có chủ quyền và chính sách độc lập của mình, do đó việc thống nhất tất cả các quốc gia lại thành một quốc gia duy nhất sẽ đòi hỏi sự đồng ý của tất cả các quốc gia trên thế giới.

Từ thuở khai thiên lập địa cho đến thời độc quyền cai trị phong kiến tận đầu thế kỷ 20, cách sáp nhập phổ biến là nước lớn dùng vũ lực xâm chiếm các nước nhỏ yếu, cưỡng bức các nước đó nhập vào nước mình để tạo ra các đế quốc rộng lớn, như đế quốc Nga, đế quốc Mãn Thanh, đế quốc Anh, đế quốc Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan…

Một nước lớn duy nhất ngay từ thế kỷ 18 đã hình thành từ các nước nhỏ mà không dùng vũ lực để xâm chiếm đó là Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

13 nước nhỏ vùng đông Bắc Mỹ là thuộc địa của đế quốc Anh đã tự nguyện hợp tác với nhau đứng lên chống lại đế quốc Anh để giành độc lập và sau đó xây dựng nhà nước liên bang dân chủ.

Từ nền tảng dân chủ văn minh này lần lượt các vùng đất khác cũng tự nguyện nhập vào Hoa Kỳ cùng với một số bang mua lại của đế quốc Pháp, đế quốc Nga và của quốc gia thua trận phía Nam là Mexico, để ngày nay Hoa Kỳ trở thành nhà nước liên bang rộng lớn với 50 tiểu bang gắn chặt vào nhau một cách tự nguyện và không thể nào tách rời ra được, do sự đồng thuận cao của bản thân người dân tại mỗi bang.

Hoa Kỳ là tấm gương sáng là bước đột phá quan trọng của nhân loại trên đường hội nhập vào nhau mà không dùng vũ lực để xâm lăng và cưỡng bức.

Đẻ ra Hoa Kỳ là Châu Âu, nhưng mãi đến cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, Châu Âu mới học được Hoa Kỳ phương cách sáp nhập lại thành Liên Âu bằng biện pháp hoà bình dân chủ tự giác tự nguyện mà không dùng đến biện pháp vũ lực gây ra chiến tranh như ngày xưa đã từng nhiều lần thất bại.

Napoleon ở thế kỷ 19 đã mưu đồ thống nhất Châu Âu từ Tây qua tận đến Nga bằng biện pháp vũ lực nhưng đã thất bại cay đắng.

Rồi qua đầu thế kỷ 20, nước Đức hai lần vùng lên, nhất là lần thứ hai, thời Hitler, tưởng như đã dùng vũ lực thống nhất toàn Châu Âu, nhưng đã thất bại thảm khốc.

Sau độc tài phát xít Hitler, đến cộng sản XHCN Liên Xô đã chiếm đóng một nửa Châu Âu và mưu đồ dùng vũ lực cưỡng bức thống nhất các nước này vĩnh viễn vào khối cộng sản XHCN, nhưng rồi sau hơn 50 năm cũng sụp đổ tan tành.

Không những thế, Liên Xô, một cách hợp thức hoá các thuộc địa của đế quốc Nga theo kiểu mới bằng bạo lực cũng sụp đổ tan tành qua hơn 100 năm tồn tại.

Sau đệ nhị thế chiến, theo gương Mỹ, đế quốc Anh, đế quốc lớn nhất thế giới hình thành từ bạo lực xâm lăng cũng tự nguyện tan rã, trả độc lập lại cho các nước thuộc địa. Tương tự như vậy với đế quốc Pháp, Hà Lan.
Đế quốc còn tồn tại đến bây giờ chưa tan rã là đế quốc Mãn Thanh bao gồm các nước Mãn Châu, Hán, Nội Mông, Tân Cương, Tây Tạng mà nay chuyển hoá thành Trung Cộng. Cộng sản XHCN Trung Quốc tiếp tục dùng vũ lực để cưỡng bức bốn thuộc địa kia trực thuộc vào Hán tộc.

Tuy nhiên một ngày nào đó đế quốc đỏ này cũng tan rã khi mà đảng cộng sản Trung cộng sụp đổ. Ý chí dân tộc của bốn quốc gia không hề mong muốn lệ thuộc vào Hán tộc một cách bất bình đẳng.

Sau Hoa Kỳ, Châu Âu là một hình ảnh tuyệt vời của sự hoà nhập vào nhau bằng biện pháp hoà bình dân chủ. Ban đầu Liên Âu chỉ có 6 nước, nay đã tăng lên đến 27 nước và xu thế còn tăng nữa vì còn nhiều nước muốn xin vào.

Liên minh

Đây là sự thành công của thể chế tự do dân chủ mà các thể chế phi dân chủ khác không thể làm được. Sự hoà nhập tự nguyện theo ý chí của người dân tại mỗi quốc gia giúp liên minh tồn tại bền vững. Trong liên minh tự nguyện này, bất kỳ quốc gia nào cũng được quyền rút ra nếu ý chí người dân của quốc gia đó muốn vậy. Anh đã rút ra khỏi Liên Âu sau khi đã trưng cầu dân ý với đa số phiếu đứng về phía muốn rút ra.

Sự khác biệt giữa liên minh dân chủ và đế quốc phi dân chủ là các thành viên trong đó được tự do rút ra hay không. Hoa Kỳ hoặc Liên Âu cho tự do rút ra nhưng hầu như không thành viên nào muốn rút ra độc lập.

Ngược lại, các đế quốc hay liên minh hình thành từ vũ lực, nếu cho phép rút ra, ngay tức khắc sẽ tan rã. Đế quốc Anh rộng lớn và hùng cường nhất thế giới đã tan rã ngay sau khi đế quốc này chấp nhận chủ trương phi thực dân hoá. Khối Đông Âu cũng sụp đổ ngay tức khắc sau khi Liên Xô dân chủ hoá, và bản thân Liên Xô cũng tan rã ra thành nhiều nước độc lập ngay sau khi Đảng cộng sản Liên Xô sụp đổ.

Ngày nay nếu không còn ách thống trị của thế lực phi dân chủ hoặc nói cách khác nếu cho phép tự do rút ra theo ý nguyện của người dân, Liên Bang Nga cũng tan rã, và Trung Cộng cũng tan rã ra thành 5 quốc gia độc lập.

Thể chế dân chủ và sự hoà nhập tự nguyện theo ý chí người dân mới giúp cho liên minh tồn tại bền vững. Sự tan rã liên bang Hoa Kỳ hay liên minh Châu Âu là điều khó thể xảy ra.

Sau Liên Âu, sẽ có nhiều khu vực trên thế giới hoà nhập vào nhau bằng biện pháp hoà bình tự nguyện và dân chủ. ASEAN sẽ là khối nước tiếp theo, khi mà Việt Nam, Lào và Myanmar không còn thể chế chính trị như hiện nay.

Hoà nhập vào nhau thành một là xu thế tất yếu của nhân loại, tuy nhiên sau giữa thế kỷ 20, các biện pháp sáp nhập các nước nhỏ yếu vào nước lớn bằng vũ lực không thể nào xảy ra được nữa. 

Nga Putin đang sa lầy vào Ucraina và đang dần lụn bại là thí dụ điển hình và sống động nhất. Ucraina chắc chắn nhỏ yếu hơn Nga, nhưng thế giới văn minh không cho phép độc tài Putin dùng vũ lực để xâm chiếm một quốc gia độc lập.

Hơn nữa, việc thống nhất tất cả các quốc gia lại thành một quốc gia duy nhất cũng đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến cách thức quản lý, chính trị và kinh tế của quốc gia mới được hình thành. Việc thực hiện điều này sẽ đòi hỏi sự thay đổi lớn trong cách thức quản lý và điều hành các lĩnh vực khác nhau như chính trị, kinh tế, giáo dục, y tế và an ninh. Điều này đồng nghĩa với việc cần phải có sự đồng thuận và hợp tác giữa tất cả các quốc gia trên thế giới.

Tàu cộng đang nhìn vào thất bại của Putin mà phải chùn tay, phải tạm chôn giấu mọi mưu đồ tràn xuống Đông Nam Á bằng vũ lực.

Tuy nhiên Tàu cộng đang cố duy trì thể chế tại ba quốc gia ở Đông Nam Á để gây khó khăn cho sự hoà nhập của khối nước này, rồi rình đó chờ thời cơ.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT