Dịch chồng dịch, các phòng khám, bệnh viện bắt đầu trở nên quá tải. (Nguyên Quang/ Viễn Đông)
Bài NGUYÊN QUANG
Có thể nói rằng chưa có quãng thời gian nào kinh khủng đối với tuổi học sinh, đặc biệt là học sinh tiểu học như năm nay. Trước đây ba năm, dịch Covid-19 bùng phát, suốt thời gian hai năm dài Việt Nam chống chọi với dịch cúm, đến nay, con số chết chóc đã lên ngót nghét gần 45,000 người theo thống kê nhà nước, còn theo thống kê độc lập có thể cao hơn nhiều… Và chưa dừng ở đó, dịch tiếp tục hoành hành trong lúc độ tuổi tiểu học đang đối mặt với mối nguy dịch chồng dịch, tức các loại dịch khác đang có mặt tại Việt Nam với mức độ tác oai tác quái chẳng kém Covid-19 là mấy.
Tiêm, chọt và bất an…
Trong lúc này, chính sách nhà nước vẫn có gì đó hết sức mơ hồ, nhiều trẻ em được tiêm vaccine Covid-19 trong tình trạng “tình nguyện” một cách hết sức kỳ cục, điều này để lại mối nguy không nhỏ chút nào. Một phụ huynh có con nhỏ đang điều trị sốt xuất huyết ở một trung tâm y tế huyện tại Quảng Nam, buồn bã nói, “Tội con bé, nó mới tiêm vaccine Covid-19 xong, giờ đổ bệnh vậy, mệt lắm!”
“Ủa, cháu năm nay bao nhiêu tuổi rồi anh?”
“Cháu được sáu tuổi, vào lớp 1 rồi đó anh”
“Mới sáu tuổi, độ tuổi được miễn tiêm vaccine, ngay cả Thủ Tướng Chính Phủ cũng kêu gọi, vận động tiêm cho độ tuổi từ 12 đến 17, tức độ tuổi lớp 6 đến lớp 12, chứ đâu có kêu gọi độ tuổi nhỏ như vậy! Sao anh lại để cháu tiêm như vậy?”
“Tôi không nghe nói vụ này, chỉ thấy nhà trường phát thư vận động cho con em tiêm vaccine thì mình tham gia thôi.”
“Cụ thể giấy đó như thế nào vậy anh?”
“Đó là cái bài tuyên truyền tiêm vaccine và chỉ tiêu 80% trẻ của mỗi lớp phải được tiêm của hiệu trưởng do cô chủ nhiệm gửi đến phụ huynh, trong đó kêu gọi, nói về cái lợi khi tiêm vaccine cho con trẻ và vận động mình tham gia tiêm vaccine, sau đó thì có gửi một cái đơn tình nguyện với nội dung là tôi tình nguyện cho con tôi tiêm vaccine và hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu có chuyện gì xảy ra sau khi tiêm vì tôi thấy có lợi cho sức khỏe nên tôi tiêm cho con tôi… đại khái là vậy!”

Bài tuyên truyền tiêm vaccine được các giáo viên gửi đến cha mẹ học sinh. (Nguyên Quang/ Viễn Đông)
“Anh còn giữ mẫu đơn đó không?”
“Ồ không đâu, nhà trường thu hồi mẫu đơn đó trước khi tiêm chứ. Và ngày tiêm, họ dặn cha mẹ phải đưa con đến trường, phải ở lại để canh cho con mình tiêm. Vì như vậy sẽ an toàn cho con mình, chứ thầy cô nào mà quản được con mình hơn mình, đúng không?”
“Tiêm xong, cháu có biểu hiện sốt gì không? Anh có biết tiêm loại vaccine gì không?”
“À, tiêm xong cháu có sốt, hai hôm, cháu tiêm loại Pfizer của Mỹ, còn hồi trước thì tôi tiêm Vero Cell, loại của Trung Quốc, nguy hiểm lắm!”
“Tiêm vaccine xong, anh có những phản ứng cơ thể gì đặc biệt không anh?”
“Ui, phản ứng chi mô! Tui tiêm đến mũi thứ tư rồi đây, mà có lẽ sẽ tiêm tiếp, dự tính tiêm cứ sáu tháng một lần vậy đó, cơ thể chẳng có phản ứng gì, nó cũng bị nhiễm dịch nếu gặp dịch, mà giờ lỡ tiêm thì tiêm thôi chứ không thấy đề kháng gì đâu. Có cái hay quên, bạ đâu quên đó, chẳng nhớ được như trước đây, với lại rất dễ đau ốm, hễ trái trời, trở gió chút là tức ngực, mệt, khó thở, rồi ho hen đủ thứ. Nhìn chung sức khỏe của tôi bây giờ chỉ tương đương một nửa của ba năm trước. Trước đây tôi ra đồng vác liên tù tì mấy chục bao lúa, bao nào cũng trên năm chục ký mà vẫn thấy bình thường, còn bây giờ mới vác một chút là mệt rồi, mà cũng không vác nổi bao năm mươi ký nữa. Nhìn chung là yếu hơn.”
“Ngoài anh ra, có nhiều phụ huynh khác cho con tiêm vaccine không?”
“Ui nhiều lắm chớ anh, chắc cũng được trên 80% học sinh trong trường tiêm vaccine. Vì chỉ tiêu mà trường đặt ra là hơn 80% học sinh phải tiêm vaccine.”
“Anh có biết cái chỉ tiêu hơn 80% anh vừa nói là do ai đặt ra không? Và anh có theo dõi thử các trường khác có tiêm hay không?”
“Tôi là dân làm công tác dân vận của địa phương, tôi phải biết chứ, có rất nhiều trường tiểu học tổ chức tiêm cho học sinh. Vì loạt vaccine này về sớm nên ngành y tế tổ chức tiêm sớm cho khỏi hết hạn. Mà độ tuổi khác thì đã tiêm mũi ba, mũi bốn, chỉ có độ tuổi tiểu học là chưa tiêm mũi ba, bốn thôi. Nên họ cho tiêm ráo riết.”
“Anh có nghĩ việc tổ chức tiêm vaccine cho trẻ em dưới 12 tuổi là vi phạm đạo đức nghề nghiệp của ngành y tế? Và ngành giáo dục để ngành y tế vào trường tiêm như vậy là vi phạm pháp luật không?”
“Chi mà nói ghê vậy, thì vì sức khỏe của con em mình, họ tổ chức tiêm thôi chứ có vì cái gì, có ai ăn tiền gì đâu! Mà tại sao lại nói là vi phạm?”
“Vì hiện nay, chưa có vaccine Covid-19, mọi liều tiêm chỉ là thử nghiệm, mang con cháu chúng ta ra thử nghiệm là một cái tội, nếu thử nghiệm trên thân thể chúng ta không thôi cũng đã là cái tội rồi!”
“Vậy chứ hồi mới có vaccine, hầu hết tranh nhau mà tiêm, thậm chí con ông cháu cha mới được tiêm, còn khoe mình đã tiêm đến mũi thứ hai, thứ ba, mới có ‘vaccine ông ngoại’ nổi tiếng một thời đó.”
Rất may cho lúc này, trào lưu chọt mũi ăn tiền với cái tên Kit Test mỹ miều cũng tạm lắng, nhưng dù sao thì vaccine cũng gây bất an không kém, thậm chí để lại hậu quả về sức khỏe rất khó lường.
Chích vaccine Covid - 19 cho trẻ em tại một trường tiểu học. (Nguyên Quang/ Viễn Đông)
Một trẻ vừa được tiêm xong, trẻ tiếp theo đang được gọi tên. (Nguyên Quang/ Viễn Đông)
Khu nội trú của các bệnh viện vẫn đang thực hiện các biện pháp phòng dịch Covid -19. (Nguyên Quang/ Viễn Đông)
Đa số học sinh có cha mẹ ngồi đợi theo dõi sau khi tiêm vaccine tại trường học. (Nguyên Quang/ Viễn Đông)
Dịch chồng dịch
Hiện tại, các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn, Nha Trang, Cần Thơ và những thành phố hạng 1 khác đang trong tình trạng bùng phát dịch chồng dịch. Tức dịch Covid-19 vẫn chưa vãn, con số bệnh nhân đang điều trị cán mốc hàng trăm ngàn người mỗi ngày nhưng sốt xuất huyết và suy đường hô hấp vẫn đang báo động đỏ. Một bác sĩ giấu tên, chia sẻ, “Tình trạng dịch chồng dịch rất khó lường, và có một nhóm bị suy kháng nên chúng tôi rất lo!”
“Bác vui lòng chia sẻ thêm về nhóm suy kháng khiến các bác thấy rất lo này?”
“Nhóm mà chúng tôi thấy lo là nhóm đã được tiêm vaccine, tiêm tới mũi thứ hai trở lên. Nhóm này thường nhiệt tình tiêm và có khả năng kháng thể kém hơn nhóm ít hoặc không tiêm. Khi chúng tôi xem qua bệnh sử của họ thì ngạc nhiên bởi hầu hết bệnh nhân đều đã tiêm vaccine mũi hai trở lên. Mà lượng tiểu cầu của họ lại kém, chứng tỏ sốt xuất huyết thâm nhập với nhóm người này có vẻ dễ hơn nhóm chưa hoặc không tiêm. Nhìn chung thì người từng tiêm nhiều mũi vaccine đều có sức đề kháng yếu so với người tiêm ít hoặc chưa tiêm. Hiện tại, các thành phố lớn đều tiêm rất kĩ, nên thật khó nói khi có dịch bệnh khác bùng phát!”
“Riêng vấn đề nhiễm trùng đường hô hấp đang bùng phát ở một số tỉnh phía Bắc, bác thấy chuyện này có liên quan đến vaccine hay không?”
“Tôi nghĩ là có, bởi vì nhiễm trùng đường hô hấp, gây sốt, ho hen đều có chung đường nhiễm là hệ hô hấp. Và khi tiêm vaccine là cách đưa một số virus vào phá hệ hô hấp để cơ thể chống lại nó, cụ thể ở đây là n_covid, một khi đưa nó vào mà không tạo ra được hệ thống miễn dịch của cơ thể, hay nói khác đi là không tạo ra kháng thể thì lợi bất cập hại, hệ hô hấp sẽ trở nên tổn thương, yếu đuối và có thể bị nhiễm bệnh bất kì giờ nào!”
“Bác sĩ vừa mới nói rằng vaccine không tạo ra được kháng thể?”
“Đúng rồi, theo kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân tôi là hoàn toàn không có kháng thể. Bởi nếu có kháng thể mạnh, thì người được tiêm sẽ miễn dịch, dịch sẽ khó thâm nhập được người đã tiêm, hoặc có kháng thể vừa thì dịch có thể thâm nhập nhưng sau đó cơ thể tự đánh nó tiêu đi, không cần điều trị và tần suất sốt không thể quá hai lần trong một trận nhiễm. Nhưng ở đây, 100% người đã tiêm vaccine có thể chết nếu bị nhiễm Covid-19 mà không được chăm sóc, điều trị tử tế giống như người chưa tiêm, thì điều đó chứng tỏ rằng vaccine hoàn toàn chẳng có tác dụng gì về mặt phòng chống dịch. Đó là chưa nói đến các tác hại do nó để lại vô cùng lớn. Vậy nên hiện tại, tôi vẫn thấy rất lo.”
“Sao các bác ngay từ đầu không tư vấn để người dân khỏi phải tiêm vaccine?”
“Đây là cả một vấn đề chính trị, hơn nữa chúng tôi cũng chỉ là những bác sĩ điều trị nhỏ nhoi giữa một hệ thống y tế nặng về chính trị và có tiếng nói hành chính mạnh hơn tiếng nói y học. Vậy thì chúng tôi có nói, có góp ý cũng bằng không, nếu không muốn nói rằng sự góp ý ấy có thể khiến chúng tôi trở nên nguy hiểm, mất nhiều thứ… và quan trọng hơn cả là an toàn bản thân có thể bị mất nếu chúng tôi phát biểu lung tung!”
“Dạ, theo bác bây giờ có cách nào khắc phục tình trạng mà bác đang lo lắng hay không?”
“Chỉ có một cách là phải dừng ngay việc tiêm vacine Covid-19 lại. Bởi nó quá nguy hiểm. Đợi đến bao giờ thế giới chính thức có vaccine Covid-19 rồi chúng ta hẳn tiêm. Nhưng mà sự chờ đợi này có vẻ rất lâu đây. Còn việc dừng tiêm thì có thể diễn ra ngày tức khắc, nhưng liệu nó có chịu dừng hay không thì đố mà biết!”
“Đố mà biết!” mấy chữ nghe cứ như đùa của vị bác sĩ này lại có gì đó thật nặng, buồn và đầy dự cảm không mấy tốt đẹp cho một mùa đông đầy đe dọa bởi bệnh dịch, phía trước!

Cậu bé này có vẻ bất an? Liệu em có hiểu mình đang được tiêm gì? (Nguyên Quang/ Viễn Đông)

Một cậu bé vừa tiêm vaccine xong, đang ngồi một mình 30 phút sau tiêm để xem có bị phản ứng gì không. (Nguyên Quang/ Viễn Đông)
Kiểm tra giấy đồng ý hay không đồng ý của cha mẹ học sinh trước khi gọi tên. (Nguyên Quang/ Viễn Đông)