Hôn Nhân, Cuộc Sống

Dạy trẻ tự kỷ: Khó, nhưng có đường đi

Sunday, 14/05/2017 - 04:00:16

Rất nhiều nghiên cứu tập trung vào yếu tố gen để xem xét mức độ ảnh hưởng của nó đến sự phát triển của não và hệ thần kinh trung ương. Thế nhưng các chuyên gia cho rằng bệnh có thể liên quan đến rối loạn phổ tự kỷ.


Bài ĐOAN TRANG

Theo Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh Hoa Kỳ (CDC), tại Mỹ, cứ 68 trẻ thì có một bé bị tự kỷ. Trong đó bé trai mắc bệnh này nhiều hơn bé gái: trong 189 bé gái có một bé mắc bệnh tự kỷ, và trong 42 bé trai có một bé mắc bệnh này.


Trẻ bị tự kỷ thường kém khả năng giao tiếp, thường lặp đi lặp lại các hoạt động và chơi một mình. (Getty Images)

Dấu hiệu bệnh

Chị Trần Lan, cư dân thành phố Garden Grove, California, có đứa con gái 5 tuổi mắc bệnh tự kỷ. Vừa ngắm nghía “thiên thần bé nhỏ” của mình, chị Lan kể, “Bé được sanh ra đời hoàn toàn bình thường, ăn, uống, ngủ rất ngoan. Bé được 6 tháng, tôi gửi bé cho bà ngoại mới từ Việt Nam qua chăm sóc để đi làm. Quá bận rộn với công ăn việc làm, vợ chồng tôi giao bé cho bà ngoại, sáng đi làm thì bé chưa thức, tối về bé đã ngủ rồi.

“Ngày sinh nhật bé, chúng tôi nhận thấy bé không hoàn toàn bình thường như mình nghĩ. Ba mẹ gọi tên, bé dường như không nghe, mọi người xúm quanh chúc mừng, bé khóc thét, không có cử chi giao tiếp với ai, được tặng những món đồ chơi như búp bê, thú nhồi bông, bé quay ngoắt, không thèm cầm, chẳng thèm nhìn.

“Từ sau ngày đó, chúng tôi khám phá con gái mình hay chui vào một góc tối, hay chơi một mình, không nói, không rằng. Đôi khi còn la hét, cắn, đánh ba mẹ, hay bà ngoại của mình. Chúng tôi bắt đầu lo sợ...”
Chị Lan đưa con gái đi gặp bác sĩ, và bé được chẩn đoán bị “rối loạn phổ tự kỷ.” Chị Lan bàn với chồng và quyết định nghỉ việc, ở nhà chăm sóc và dạy dỗ con.

Một đứa trẻ bị tự kỷ có kỹ năng xã hội kém, kỹ năng giao tiếp hạn chế và thường lặp đi lặp lại các hoạt động hoặc hành vi của mình. Dấu hiệu báo động có thể xuất hiện khi trẻ được khoảng 12 đến 24 tháng tuổi và bao gồm: không nói, không cười, không có biểu cảm trên gương mặt từ lúc 9 tháng tuổi; không bập bẹ nói, không có động tác vẫy tay khi đã 12 tháng tuổi.

Lớn hơn một chút, trẻ khó khăn trong việc sử dụng hoặc hiểu các ám hiệu không lời như nét mặt, dáng điệu và cử chỉ, không tiếp xúc bằng mắt khi đối diện với người khác, không có khả năng chia sẻ hoặc chỉ ra đối tượng mình quan tâm, không có khả năng tương tác với người khác, chậm nói hoặc không có khả năng nói chuyện, lặp đi lặp lại một số từ ngữ, luôn lặp lại một thói quen hay nghi thức nào đó, có những chuyển động lặp đi lặp lại, chẳng hạn như vỗ tay hoặc xoắn các ngón tay, lắc mình hoặc quay vòng tròn, phản ứng bất thường với cách nếm, nhìn, ngửi hoặc cảm thấy, kỹ năng vận động thô rất khó khăn như chạy dễ ngã hoặc nắm một cây bút chì không chặt.

Tự kỷ do di truyền?

Cho tới hiện tại, giới khoa học cũng chưa tìm ra kết luận cuối cùng, nguyên nhân trẻ bị tự kỷ là từ đâu. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng trẻ tự kỷ là một trường hợp bệnh di truyền xuất hiện trong thời kỳ đầu thai kỳ và có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Ngoài di truyền (gen), những yếu tố khác như: có cha mẹ là người lớn tuổi, bé là con trai hay người mẹ tiếp xúc với độc tố trong môi trường khi mang thai cũng có thể đóng một vai trò quyết định.

Rất nhiều nghiên cứu tập trung vào yếu tố gen để xem xét mức độ ảnh hưởng của nó đến sự phát triển của não và hệ thần kinh trung ương. Thế nhưng các chuyên gia cho rằng bệnh có thể liên quan đến rối loạn phổ tự kỷ.

Trẻ em bị hội chứng Fragile X (một dạng rối loạn phát triển), tuberous sclerosis, phenylketonuria, hội chứng “rượu bào thai,” hội chứng Rett, hội chứng Angelman và hội chứng Smith-Lemli-Opitz có nhiều khả năng sẽ bị bệnh tự kỷ. Nhưng làm thế nào để các bệnh này trực tiếp gây ra rối loạn phổ tự kỷ thì vẫn chưa được giải thích tỏ tường.

Một số cha mẹ cho rằng vaccine thông thường dành cho trẻ nhở như sởi, quai bị, rubella (MMR)… có thể gây ra bệnh tự kỷ. Nhưng nhiều nghiên cứu lớn đã được tiến hành vẫn không tìm thấy bất kỳ mối liên hệ nào giữa bệnh tự kỷ và vaccine. Trong khi đó cả Viện Y Học Mỹ và Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Mỹ đều cho biết không có bằng chứng cho thấy vaccine là nguyên nhân gây ra tự kỷ.

Không có thuốc chữa bệnh tự kỷ

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh mà có cách chữa bệnh tự kỷ cụ thể nhưng nếu can thiệp điều trị càng sớm thì kết quả sẽ tốt hơn. Gia đình, các bác sĩ, giáo viên, các nhà tâm lý học và chuyên viên trị liệu lời nói có thể giúp các trẻ tự kỷ trong hành trình hòa nhập với cuộc sống.
Điều trị bệnh tự kỷ có thể bao gồm:

- Trị liệu hành vi: Giúp trẻ tự kỷ hiểu tình trạng của mình và cư xử một cách thích hợp. Ứng dụng phân tích hành vi là các liệu pháp nghiên cứu hành vi nhiều nhất và nổi tiếng cho trẻ tự kỷ.
- Đào tạo kỹ năng xã hội: Dạy kỹ năng xã hội để tương tác thành công với những người khác.
- Điều trị hòa nhập: Giúp trẻ đối phó với các vấn đề về cảm giác, phát triển các kỹ năng học tập, vui chơi và học cách tự chăm sóc.

- Vật lý trị liệu: Giúp trẻ nâng cao kỹ năng điều phối và vận động như ngồi, đi bộ và chạy.
- Trị liệu lời nói và ngôn ngữ: Cải thiện giọng nói và khả năng nói chuyện của trẻ với những người khác.
- Giáo dục gia đình: Dạy kỹ thuật giáo dục hành vi để cha mẹ áp dụng tại nhà và xây dựng hỗ trợ cho cha mẹ và anh chị em có trẻ tự kỷ.

- Thuốc: Không có thuốc chữa bệnh tự kỷ nhưng đôi khi trẻ bị tự kỷ cũng có vấn đề về giấc ngủ, rối loạn tăng động thiếu tập trung (ADHD), động kinh, trầm cảm, lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế hoặc các vấn đề về hành vi khác vẫn cần phải dùng thuốc. Điều trị những trường hợp này bằng thuốc có thể giảm bớt các triệu chứng của bệnh tự kỷ. Một số loại thuốc khác như thuốc chống loạn thần có thể giúp giảm bớt hành vi hung hăng hoặc ngăn chặn các trẻ tự kỷ tự làm tổn thương chính mình.

Ngoài việc cho trẻ tự kỷ theo học tại các trường chuyên dạy về tự kỷ, cha mẹ cũng cần phải đồng hành cùng con để đẩy lùi căn bệnh “tâm lý” này. Dạy trẻ tự kỵ tại nhà không chỉ cần có tình thương mà cần phải có kỹ năng, kiến thức, sự kiên trì.

Để đạt hiệu quả cao nếu cha mẹ dạy trẻ tự kỷ ở nhà, gia đình cần tạo môi trường an toàn cho trẻ: Môi trường an toàn sẽ giúp trẻ cảm thấy được an toàn thay vì sợ hãi. Cha mẹ nên tạo không gian riêng cho con để con có thể thoải mái vui chơi, thư giãn mà không làm phiền ai cũng như không bị ai dọa nạt.

Cha mẹ cần tạo mối quan hệ tình cảm với con: Hầu hết trẻ tự kỷ một phần do thiếu tình thương, sự quan tâm hoặc bị chấn động tâm lý mà dẫn tới tự kỷ, thu mình. Cha mẹ cần đồng hành cùng con, thiết lập lại mối quan hệ tình cảm gia đình. Hãy thường xuyên trò truyện với con để con có thể từ từ cảm nhận được tình cảm cha mẹ. Hãy dùng ánh mắt để nói chuyện, dùng cử chỉ để thể hiện tình thương. Cha mẹ cũng có thể tạo ra các tình huống khác nhau để dạy con ứng xử như biết chào hỏi, lễ phép hoặc với những hành động sai, cha mẹ nên có hình thức phạt, thường xuyên để con hiểu và không lập lại.

Ngoài ra, muốn hiểu con và dạy trẻ tự kỷ tại nhà thành công, cha mẹ cần phải hiểu ngôn ngữ và những biểu hiện của con cho thấy con tức giận, đói hay vui mừng. Khi hiểu được, cha mẹ sẽ biết con mong muốn gì và từ từ giao tiếp, khuyến khích con nói để con thể hiện những gì mình mong muốn. Tuyệt đối không tự làm thay con. Ví dụ, con muốn lấy nước trong tủ lạnh, thay vì con chỉ dùng hành động chỉ tay vào tủ lạnh và mẹ sẽ ngay lập tức mang nước cho con, các mẹ hãy khuyến khích con nói và để con tự làm.

Các mẹ có thể dạy con những hình ảnh quen thuộc. Nên có bộ sưu tập tranh về các hình ảnh trong nhà như các loại trái cây, các loại bánh kẹo, các loài chim... Dạy trẻ tự kỷ tại nhà cần nhiều thời gian hơn trẻ bình thường, tần suất lập lại một việc gì đó sẽ nhiều hơn để trẻ ghi nhớ. Vì sự nhận thức của trẻ tự kỷ chậm hơn so với trẻ bình thường, dạy trẻ bình thường hiểu và biết một vật đã khó thì dạy trẻ tự kỷ khó 10 lần. Do đó, cha mẹ cần phải kiên trì trong cách dạy trẻ tự kỷ.

Chỉ có cha mẹ mới thương con vô điều kiện và chỉ có cha mẹ mới hiểu con cần gì và rèn giũa ra sao. Dạy trẻ tự kỷ tuy khó nhưng dạy rồi sẽ tìm ra đường đi cho con.

(Theo: Healthday.com, National Mental Health Association, Autism Society of America)


[0514 AUTISM]
Trẻ bị tự kỷ thường kém khả năng giao tiếp, thường lặp đi lặp lại các hoạt động và chơi một mình. (Getty Images)

Dạy trẻ tự kỷ: Khó, nhưng có đường đi
Bài ĐOAN TRANG
Theo Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh Hoa Kỳ (CDC), tại Mỹ, cứ 68 trẻ thì có một bé bị tự kỷ. Trong đó bé trai mắc bệnh này nhiều hơn bé gái: trong 189 bé gái có một bé mắc bệnh tự kỷ, và trong 42 bé trai có một bé mắc bệnh này.

Dấu hiệu bệnh

Chị Trần Lan, cư dân thành phố Garden Grove, California, có đứa con gái 5 tuổi mắc bệnh tự kỷ. Vừa ngắm nghía “thiên thần bé nhỏ” của mình, chị Lan kể, “Bé được sanh ra đời hoàn toàn bình thường, ăn, uống, ngủ rất ngoan. Bé được 6 tháng, tôi gửi bé cho bà ngoại mới từ Việt Nam qua chăm sóc để đi làm. Quá bận rộn với công ăn việc làm, vợ chồng tôi giao bé cho bà ngoại, sáng đi làm thì bé chưa thức, tối về bé đã ngủ rồi.
“Ngày sinh nhật bé, chúng tôi nhận thấy bé không hoàn toàn bình thường như mình nghĩ. Ba mẹ gọi tên, bé dường như không nghe, mọi người xúm quanh chúc mừng, bé khóc thét, không có cử chi giao tiếp với ai, được tặng những món đồ chơi như búp bê, thú nhồi bông, bé quay ngoắt, không thèm cầm, chẳng thèm nhìn.
“Từ sau ngày đó, chúng tôi khám phá con gái mình hay chui vào một góc tối, hay chơi một mình, không nói, không rằng. Đôi khi còn la hét, cắn, đánh ba mẹ, hay bà ngoại của mình. Chúng tôi bắt đầu lo sợ...”
Chị Lan đưa con gái đi gặp bác sĩ, và bé được chẩn đoán bị “rối loạn phổ tự kỷ.” Chị Lan bàn với chồng và quyết định nghỉ việc, ở nhà chăm sóc và dạy dỗ con.
Một đứa trẻ bị tự kỷ có kỹ năng xã hội kém, kỹ năng giao tiếp hạn chế và thường lặp đi lặp lại các hoạt động hoặc hành vi của mình. Dấu hiệu báo động có thể xuất hiện khi trẻ được khoảng 12 đến 24 tháng tuổi và bao gồm: không nói, không cười, không có biểu cảm trên gương mặt từ lúc 9 tháng tuổi; không bập bẹ nói, không có động tác vẫy tay khi đã 12 tháng tuổi.
Lớn hơn một chút, trẻ khó khăn trong việc sử dụng hoặc hiểu các ám hiệu không lời như nét mặt, dáng điệu và cử chỉ, không tiếp xúc bằng mắt khi đối diện với người khác, không có khả năng chia sẻ hoặc chỉ ra đối tượng mình quan tâm, không có khả năng tương tác với người khác, chậm nói hoặc không có khả năng nói chuyện, lặp đi lặp lại một số từ ngữ, luôn lặp lại một thói quen hay nghi thức nào đó, có những chuyển động lặp đi lặp lại, chẳng hạn như vỗ tay hoặc xoắn các ngón tay, lắc mình hoặc quay vòng tròn, phản ứng bất thường với cách nếm, nhìn, ngửi hoặc cảm thấy, kỹ năng vận động thô rất khó khăn như chạy dễ ngã hoặc nắm một cây bút chì không chặt.

Tự kỷ do di truyền?

Cho tới hiện tại, giới khoa học cũng chưa tìm ra kết luận cuối cùng, nguyên nhân trẻ bị tự kỷ là từ đâu. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng trẻ tự kỷ là một trường hợp bệnh di truyền xuất hiện trong thời kỳ đầu thai kỳ và có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Ngoài di truyền (gen), những yếu tố khác như: có cha mẹ là người lớn tuổi, bé là con trai hay người mẹ tiếp xúc với độc tố trong môi trường khi mang thai cũng có thể đóng một vai trò quyết định.

Rất nhiều nghiên cứu tập trung vào yếu tố gen để xem xét mức độ ảnh hưởng của nó đến sự phát triển của não và hệ thần kinh trung ương. Thế nhưng các chuyên gia cho rằng bệnh có thể liên quan đến rối loạn phổ tự kỷ.
Trẻ em bị hội chứng Fragile X (một dạng rối loạn phát triển), tuberous sclerosis, phenylketonuria, hội chứng “rượu bào thai,” hội chứng Rett, hội chứng Angelman và hội chứng Smith-Lemli-Opitz có nhiều khả năng sẽ bị bệnh tự kỷ. Nhưng làm thế nào để các bệnh này trực tiếp gây ra rối loạn phổ tự kỷ thì vẫn chưa được giải thích tỏ tường.
Một số cha mẹ cho rằng vaccine thông thường dành cho trẻ nhở như sởi, quai bị, rubella (MMR)… có thể gây ra bệnh tự kỷ. Nhưng nhiều nghiên cứu lớn đã được tiến hành vẫn không tìm thấy bất kỳ mối liên hệ nào giữa bệnh tự kỷ và vaccine. Trong khi đó cả Viện Y Học Mỹ và Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Mỹ đều cho biết không có bằng chứng cho thấy vaccine là nguyên nhân gây ra tự kỷ.

Không có thuốc chữa bệnh tự kỷ

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh mà có cách chữa bệnh tự kỷ cụ thể nhưng nếu can thiệp điều trị càng sớm thì kết quả sẽ tốt hơn. Gia đình, các bác sĩ, giáo viên, các nhà tâm lý học và chuyên viên trị liệu lời nói có thể giúp các trẻ tự kỷ trong hành trình hòa nhập với cuộc sống.
Điều trị bệnh tự kỷ có thể bao gồm:
- Trị liệu hành vi: Giúp trẻ tự kỷ hiểu tình trạng của mình và cư xử một cách thích hợp. Ứng dụng phân tích hành vi là các liệu pháp nghiên cứu hành vi nhiều nhất và nổi tiếng cho trẻ tự kỷ.
- Đào tạo kỹ năng xã hội: Dạy kỹ năng xã hội để tương tác thành công với những người khác.
- Điều trị hòa nhập: Giúp trẻ đối phó với các vấn đề về cảm giác, phát triển các kỹ năng học tập, vui chơi và học cách tự chăm sóc.
- Vật lý trị liệu: Giúp trẻ nâng cao kỹ năng điều phối và vận động như ngồi, đi bộ và chạy.
- Trị liệu lời nói và ngôn ngữ: Cải thiện giọng nói và khả năng nói chuyện của trẻ với những người khác.
- Giáo dục gia đình: Dạy kỹ thuật giáo dục hành vi để cha mẹ áp dụng tại nhà và xây dựng hỗ trợ cho cha mẹ và anh chị em có trẻ tự kỷ.
- Thuốc: Không có thuốc chữa bệnh tự kỷ nhưng đôi khi trẻ bị tự kỷ cũng có vấn đề về giấc ngủ, rối loạn tăng động thiếu tập trung (ADHD), động kinh, trầm cảm, lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế hoặc các vấn đề về hành vi khác vẫn cần phải dùng thuốc. Điều trị những trường hợp này bằng thuốc có thể giảm bớt các triệu chứng của bệnh tự kỷ. Một số loại thuốc khác như thuốc chống loạn thần có thể giúp giảm bớt hành vi hung hăng hoặc ngăn chặn các trẻ tự kỷ tự làm tổn thương chính mình.
Ngoài việc cho trẻ tự kỷ theo học tại các trường chuyên dạy về tự kỷ, cha mẹ cũng cần phải đồng hành cùng con để đẩy lùi căn bệnh “tâm lý” này. Dạy trẻ tự kỵ tại nhà không chỉ cần có tình thương mà cần phải có kỹ năng, kiến thức, sự kiên trì.
Để đạt hiệu quả cao nếu cha mẹ dạy trẻ tự kỷ ở nhà, gia đình cần tạo môi trường an toàn cho trẻ: Môi trường an toàn sẽ giúp trẻ cảm thấy được an toàn thay vì sợ hãi. Cha mẹ nên tạo không gian riêng cho con để con có thể thoải mái vui chơi, thư giãn mà không làm phiền ai cũng như không bị ai dọa nạt.

Cha mẹ cần tạo mối quan hệ tình cảm với con: Hầu hết trẻ tự kỷ một phần do thiếu tình thương, sự quan tâm hoặc bị chấn động tâm lý mà dẫn tới tự kỷ, thu mình. Cha mẹ cần đồng hành cùng con, thiết lập lại mối quan hệ tình cảm gia đình. Hãy thường xuyên trò truyện với con để con có thể từ từ cảm nhận được tình cảm cha mẹ. Hãy dùng ánh mắt để nói chuyện, dùng cử chỉ để thể hiện tình thương. Cha mẹ cũng có thể tạo ra các tình huống khác nhau để dạy con ứng xử như biết chào hỏi, lễ phép hoặc với những hành động sai, cha mẹ nên có hình thức phạt, thường xuyên để con hiểu và không lập lại.
Ngoài ra, muốn hiểu con và dạy trẻ tự kỷ tại nhà thành công, cha mẹ cần phải hiểu ngôn ngữ và những biểu hiện của con cho thấy con tức giận, đói hay vui mừng. Khi hiểu được, cha mẹ sẽ biết con mong muốn gì và từ từ giao tiếp, khuyến khích con nói để con thể hiện những gì mình mong muốn. Tuyệt đối không tự làm thay con. Ví dụ, con muốn lấy nước trong tủ lạnh, thay vì con chỉ dùng hành động chỉ tay vào tủ lạnh và mẹ sẽ ngay lập tức mang nước cho con, các mẹ hãy khuyến khích con nói và để con tự làm.
Các mẹ có thể dạy con những hình ảnh quen thuộc. Nên có bộ sưu tập tranh về các hình ảnh trong nhà như các loại trái cây, các loại bánh kẹo, các loài chim... Dạy trẻ tự kỷ tại nhà cần nhiều thời gian hơn trẻ bình thường, tần suất lập lại một việc gì đó sẽ nhiều hơn để trẻ ghi nhớ. Vì sự nhận thức của trẻ tự kỷ chậm hơn so với trẻ bình thường, dạy trẻ bình thường hiểu và biết một vật đã khó thì dạy trẻ tự kỷ khó 10 lần. Do đó, cha mẹ cần phải kiên trì trong cách dạy trẻ tự kỷ.
Chỉ có cha mẹ mới thương con vô điều kiện và chỉ có cha mẹ mới hiểu con cần gì và rèn giũa ra sao. Dạy trẻ tự kỷ tuy khó nhưng dạy rồi sẽ tìm ra đường đi cho con.
(Theo: Healthday.com, National Mental Health Association, Autism Society of America)


Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT