advertisements
Monday, 23/09/2019 - 04:59:56

Buổi họp của Chính Phủ Pháp Định VNCH Kế Tục Chính Phủ VNCH tiền nhiệm

Nghi thức chào cờ khai mạc (Thanh Phong/Viễn Đông)

 

Bài THANH PHONG

GARDEN GROVE - Chính Phủ Pháp Định VNCH Kế Tục Chánh Phủ VNCH tiền nhiệm do cựu Thủ Tướng, Luật Sư Lê Trọng Quát lãnh đạo đã tổ chức buổi tường trình và ghi nhận ý kiến đóng góp cho Chính Phủ Pháp Định được tổ chức tại hội trường Thư Viện Việt Nam, 10872 Westminster Ave, Suite 214-215 Garden Grove vào 9 giờ 30 sáng thứ Bảy, ngày 21 tháng 9, 2019.

Buổi họp gồm hai mục đích chính:
1/ Ở Trong Nước: góp sức cùng đồng bào đứng lên tranh đấu, vận động Quân Đội Nhân Dân và Công An đứng về phía đồng bào đặng thực hiện cuộc cách mạng dân chủ hóa Việt Nam.
2/ Ở Hải Ngoại: Vận động các nước dân chủ, đứng đầu là Hoa Kỳ, thi hành Hiệp định Paris 1973 mà họ đã ký kết cùng VNCH . 


Nhà báo Vi Anh, cựu Dân Biểu VNCH Bùi Văn Nhân, điều hợp chương trình. (Thanh Phong/Viễn Đông)

 

Sau nghi thức chào cờ và mặc niệm, nhà báo Vi Anh, cựu Dân Biểu VNCH lên điều hành cuộc họp. Sau lời chào mừng, ông Vi Anh nhấn mạnh đến hai chữ Kế Tục và Tiền Nhiệm trong “Chính Phủ Pháp Định VNCH Kế Tục Chính Phủ VNCH Tiền Nhiệm.”
Tại sao gọi là Chính Phủ Pháp Định? Nhà báo Vi Anh cho biết, người có thể giải thích rõ ràng câu hỏi này là Luật Sư Lâm Chấn Thọ. Tham dự buổi họp có trên 40 người, không có mặt Luật Sư Lê Trọng Quát nhưng có LS Lâm Chấn Thọ, một nhân sĩ đến từ Canada, từ lâu đã làm việc với cố Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn và LS Lê Trọng Quát. Ngoài ra, theo lời phát biểu của nhà báo Vi Anh, có một số cựu dân biểu, nghị sĩ VNCH đến để tường trình về ngoại giao, công pháp và họat động của Chính Phủ Pháp Định VNCH và có ông Trần Long và nhà báo nữ Hoàng Lan. Cũng theo lời phát biểu của cựu Dân Biểu Bùi Văn Nhân (Vi Anh), LS Lê Trọng Quát nguyên là Quốc Vụ Khanh của chánh phủ Nguyễn Bá Cẩn, nên ông đủ tư cách thành lập Chánh Phủ Pháp Định quy tụ các thành phần trong nội các Chánh Phủ VNCH tiền nhiệm cũng như quý vị nghị sĩ, dân biểu VNCH.

 
Luật Sư Lâm Chấn Thọ (bên phải) và ban tổ chức. (Thanh Phong/Viễn Đông)

 

Sau lời chào mừng và giới thiệu của nhà báo Vi Anh, ông Trần Duy Biên tuyên đọc Thông Tư của Chính Phủ Pháp Định gửi quý vị Tổng, Bộ Trưởng, Cố Vấn Chánh Phủ VNCH. Sau đó tuyên đọc thư kính gửi quý vị nghị sĩ, dân biểu Quốc Hội VNCH. Tiếp theo là lời tường trình của Luật Sư Lâm Chấn Thọ, ông cho biết Hiệp Định Paris đã được Trung Cộng, Canada, Pháp, Anh, Mỹ, Ba Lan... ký vào năm 1973 đến nay vẫn có hiệu lực, nên phía Cộng Sản Bắc Việt được sự trợ giúp mạnh mẽ của Liên Xô và Trung Cộng xâm chiếm VNCH là hoàn toàn vi phạm hiệp định Paris, “và chúng ta, VNCH có quyền yêu cầu các nước đã ký, tái họp để trả lại sự công bằng cho VNCH” theo đúng những điều khoản ghi trong Hiệp Định. Theo lời LS Lâm Chấn Thọ cho biết hiện chính phủ Canada đã đồng ý tái họp, Pháp đang xem xét, Ba Lan chắc chắn sẽ đồng ý. Riêng Hoa Kỳ, Tổng Thống Donal Trump kiên quyết chống Chủ Nghĩa Xã Hội, đó là “những điều khích lệ tinh thần cho chúng ta” và hy vọng ngày tái họp Hiệp Định Paris về VN sẽ được tái diễn ngày gần đây.


Nhà báo Vi Anh, cựu Dân Biểu VNCH Bùi Văn Nhân. (Thanh Phong/Viễn Đông)

Sau khi trả lời một số câu hỏi của người tham dự, ông Vi Anh chắp tay cầu nguyện xin hồn thiêng sông núi, anh linh tử sĩ VNCH gia hộ cho Chính Phủ Pháp Định của chúng ta. Buổi họp kết thúc lúc 12 giờ 30.
Trong khi đó, ông Hồ Văn Sinh, đại diện cho Ủy Ban Vận Động Việt Nam Cộng Hòa Trở Lại cũng gửi đến nhật báo Viễn Đông một Thông Báo Tin Vui, trong đó ông Hồ Văn Sinh cho biết, vào ngày 25 tháng 10 sắp tới, một cuộc điều trần sẽ diễn ra tại Quốc Hội Hoa Kỳ với sự tham dự của các quan khách và giới truyền thông Mỹ, Việt. Trong cuộc điều trần, phái đoàn Ủy Ban Vận Động VNCH Trở Lại sẽ tố cáo Trung Cộng là thủ phạm chính và Việt Cộng đã vi phạm trầm trọng Hiệp Địnhg Paris ký ngày 27.1.1073 và Định Ước Quốc Tế về Việt Nam ký ngày 2/3/1973 mà 12 quốc gia đã ký kết nhằm bảo đảm chấm dứt chiến tranh, tái lập hòa bình cho Việt Nam dưới sự chứng kiến của ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, nhưng Việt Cộng đã trắng trợn vi phạm, xua quân xâm lăng VNCH. Hiện nay Ủy Ban Vận Động VNCH Trở Lại đang tích cực vận động các nước đã ký kết Hiệp Định Paris 1973 để yêu cầu tái họp giải quyết công bằng cho VNCH theo Hiệp Định đã ký. Như vậy, ở hải ngoại hiện nay có hai tổ chức cùng vận động chung một mục tiêu “Tái lập VNCH cho miền Nam Việt Nam như trước ngày 30.4.1975. Cả hai tổ chức đều cho thấy tấm lòng yêu nước, yêu tự do dân chủ của những người quốc gia chân chính.

 

Viết bình luận đầu tiên
advertisements
advertisements
Các tin khác
advertisements
Bình luận trên Facebook
Bình luận
Tom tran/ tom42tran@gmail.com đã nói: LIÊN HIỆP QUỐC. và vấn đề Bảo Vệ Nhân Quyền Trần Xuân Thời I- Liên Hiệp Quốc Liên Hiệp Quốc, ngoài nhiệm vụ duy trì an ninh trật tự thế giới, còn đóng vai trò tích cực trong vấn đề bảo vệ nhân quyền qua Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền được ban hành ngày 10 tháng 12 năm 1948 đến nay đã gần năm thứ 70. Sau khi thế chiến thứ II chấm dứt, các quốc gia đồng minh đánh bại Đức và Nhật, đã họp taị San Francisco Hoa Kỳ ngày 24 tháng 10, 1945 để hình thành một tổ chức quốc tế mệnh danh là Liên Hiệp Quốc – United Nations- nhằm duy trì nền hoà bình thế giới và ngăn ngưà tai hoạ chiến tranh mà đệ nhất và đệ nhị thế chiến đã tàn phá các quốc gia và gây thiệt hại cho hằng chục triệu sinh mạng. Bản Hiến Chương LHQ (Charter of The United Nations) do 50 quốc gia ký kết ngaỳ 26 tháng 6 năm 1945, ấn định cơ cấu tổ chức và điều hành tổ chức LHQ. Trụ sở LHQ đặt taị New York, USA, với phí khoản xây cất do nhà tỷ phú John D. Rockefeller, Jr. tặng 8 triệu rưởi ngaỳ 14 tháng 12 năm 1946 và Quốc hội Hoa Kỳ cho vay 65 triệu. Trụ sở LHQ được khánh thành năm 1952. LHQ gồm có 6 cơ quan chính: 1- Đại Hội Đồng (General Assembly): Gồm đaị diện của tất cả các nước hội viên. Mỗi hội viên có quyền gởi đến LHQ 5 đại biểu chính thức, 5 vị phụ khuyết, và không giới hạn số cố vấn. Tuy nhiên mỗi quốc gia chỉ được một phiếu bầu. Đại Hội Đồng họp thường niên, có nhiệm vụ thảo luận ngân sách của LHQ, ấn định lệ phí các nước hội viên phải đóng góp, thảo luận về mọi vấn đề liên quan đến việc điều hành tổ chức LHQ, kể cả vấn đề can thiệp tìm các biện pháp duy tri`nền hoà bình thế giới khi Hội Đồng An Ninh không làm tròn nhiệm vụ giao phó 2-Hội Đồng An Ninh (Security Council) HĐAN, có nhiệm vụ duy trì nền hoà bình thế giới, gồm có 5 hội viên thường trực (permanent) là Trung Hoa Quốc Gia, (đã do Trung Cộng thay thế từ thập niên 1970), Pháp, Nga, Anh, và Hoa Kỳ và 10 hội viên không thường trực (nonpermanent
advertisements
advertisements
advertisements
advertisements
advertisements
advertisements
advertisements
advertisements
advertisements