Chuyện Khắp Nơi

Bữa ăn cuối cùng: ăn cá nóc (fugu fish)

Saturday, 07/01/2023 - 09:03:18

Theo một số người ăn cá nóc Nhật Bản thì “ăn cá nóc không thú vị nếu không có nguy cơ tử vong.”

Bài khảo cứu khoa học Biomedical: John H.T. Lương và Tôn Thất Di

Tóm lược 

 

Thật đáng ngạc nhiên khi người dân Nhật Bản trả rất nhiều tiền để ăn cá độc, được gọi là cá nóc (fugu fish) như một phần của văn hóa ẩm thực và lịch sử của cá fugu ở Nhật Bản. Khoảng 35 loài cá nóc được tìm thấy ở các vùng biển xung quanh Nhật Bản và nhiều loại cá nóc có độc tố tetrodotoxin, một loại độc tố mạnh hơn cyanide (potassium cyanide - KCN) 1,200 lần. Khoảng 22 loại cá fugu được sử dụng làm thực phẩm ở Nhật Bản và thịt của chúng có lượng protein cao và ít chất béo (calories), cùng với vitamin và khoáng chất. Vì vậy, cá fugu được coi là món ăn ngon, tốt cho sắc đẹp và sức khỏe. Khoa học đang tiến hành phân tích thành phần hóa học của cá fugu và độc tính của tetrodotoxin. Các nhà hóa học hữu cơ (organic) học cách tổng hợp (synthesize) chất độc này, một điều kiện tiên quyết cho các ứng dụng tiềm năng và mở rộng việc sử dụng trong khoa học y tế. Nuôi cá nóc cũng là một cách sáng tạo để có cá nóc không có độc tố tetrodotoxin này. Ở thành phố Shimonoseki, tỉnh Yamaguchi, cá fugu được gọi là “Fuku,” có nghĩa là may mắn. Với sự chuẩn bị thích hợp, thịt cá sẽ ngon và có thể mang lại may mắn. Tại sao không thử món fugu sashimi trong chuyến thăm Nhật Bản trong tương lai của bạn?

 

Tuy nhiên, theo một số người ăn cá nóc Nhật Bản thì “ăn cá nóc không thú vị nếu không có nguy cơ tử vong.” 

 

Giới thiệu 

 


Nhiều loại cá nóc có độc tố tetrodotoxin, một loại độc tố mạnh hơn cyanide 1,200 lần. (Wikipedia)

 

Cá nóc nổi tiếng ở Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan và một số nước châu Á. Chúng còn được gọi là cá nóc, cá cóc, cá cóc mật ong, cá cóc đường, cá bong bóng, cá cầu, cá phồng, cá Haaris Anwar... Hình thái của chúng tương tự như các loài cá nhím có họ hàng gần, tuy nhiên, khác với cá nhím có gai lớn, cá nóc có gai mỏng hơn, ẩn dấu, chỉ lộ ra khi cá đã phồng lên. Tên khoa học của cá nóc là Tetraodontidae, chỉ bốn loài cá lớn, hợp nhất thành đĩa trên và đĩa dưới để tạo thành hình giống cái mỏ. Có hơn 350 loài cá nóc trên toàn thế giới và hầu hết chúng được tìm thấy ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới, nhưng một số sống ở nước mặn và nước ngọt. Khoảng 35 loại cá nóc được tìm thấy ở các vùng biển xung quanh Nhật Bản và nhiều loại cá nóc có độc tính cao. Việc ăn cá fugu ở Nhật Bản có lẽ từ thời cổ đại, thậm chí sớm hơn thế kỷ thứ 4 trước công nguyên. Nhiều binh lính trong các cuộc chiến tranh ở Nhật Bản vào khoảng thế kỷ 17 sau công nguyên đã bị ngộ độc fugu và một sắc lệnh đã được ban hành để cấm người dân ăn fugu. Lệnh cấm ăn cá nóc đã được huỷ bỏ ở tỉnh Yamaguchi do sắc lệnh của Thủ tướng Ito Hirobumi (1885). Tuy nhiên, Hoàng đế Nhật Bản không được phép ăn cá fugu.

 

Cá nóc có kích thước từ cá nóc nhỏ dài 1 inch (2.54 cm) đến cá nóc khổng lồ nước ngọt, dài hơn 2 feet (0.6 m). Chúng là loài cá không vảy và thường có thịt sần sùi và nhiều gai. Cá nóc chủ yếu ăn động vật mềm không xương sống (invertebrates) và rong, tuy nhiên, những loài cá nóc lớn với chiếc mỏ cứng của chúng có thể há ra để ăn trai sò, hến và động vật có vỏ. Phong cách bơi chậm chạp khiến chúng không thể tự vệ trước những kẻ săn mồi nhanh nhẹn. Để tự vệ, cá nóc với dạ dày đàn hồi cao có thể hít một lượng nước khổng lồ (và thậm chí cả không khí khi cần thiết) rất nhanh để biến mình thành một quả bóng to không thể ăn được, gấp nhiều lần kích thước bình thường của chúng.

 

Trung Quốc là nhà cung cấp cá nóc lớn nhất và xuất khẩu 70% sản lượng đánh bắt hàng năm [1]. Takifugu obscurus là loài cá nóc được tiêu thụ phổ biến nhất ở Trung Quốc. Takifugu obscurus hay cá nóc sống ở những vùng nước ngọt sâu và trong sạch hơn. Loài cá này cũng được tìm thấy ở các con sông của Nam Hàn hoặc sông Tamsui ở Trung Hoa. Loài cá này là loài đặc hữu của Bắc và Nam Hàn, Biển Nhật Bản. Cá Euryhaline có thể sống được cả trong nước ngọt (FW) và nước biển (SW). Takifugu obscurus, tên thường gọi là "mefugu" di chuyển từ SW sang FW để sinh sản. Takifugu obscurus thực sự là một loài cá Euryhaline và chia sẻ cấu trúc tương đồng rất cao với Takifugu rubripes như trong Hình 2 [2]. 

 


Hình 1. Sáu loài fugu euryhaline phổ biến bao gồm Takifugu obscurus. Trong số sáu loài Takifugu: T. obscurus, T. rubripes, T. niphobles, T. pardalis, T. poecilonotus và T. porphyreus, chỉ có loài T. obscurus sống sót trong khi những loài khác không thể sống quá mười ngày khi chúng được chuyển đi nước ngọt [2].

 

Tetrodotoxins (TTX)

 

Năm 1894, Tiến sĩ Yoshizumi Tahara của Nhật Bản đã lấy được chất độc từ tinh dịch nước buồng trứng của cá bóng cầu [3]. Sau đó, ông đã thiết lập một phương pháp cải tiến để khai thác (extraction) và tinh chế (purification) phù hợp cho việc sản xuất chất độc trên quy mô rộng lớn và đặt tên cho nó là tetrodotoxin (Hình 2). Độc tố được đặt tên Tetrodotoxin là do tên họ của cá nóc Tetraodontidae mà nó được phân lập lần đầu tiên. Độc tố được biết đến như một hợp chất aminoperhydroquinazoline. 

 

 
Hình 2. Cấu trúc hóa học của Tetrodotoxin (TTX) và tên khoa học của nó: (4R,4aR,5R,6S,7S,8S,8aR,10S,12S)-2-azaniumylidene-4,6,8,12-tetrahydroxy-6-(hydroximetyl)-2,3,4,4a,5,6,7,8-octahydro-1H-8a,10-metano-5,7-(epoxymetanooxy)quinazolin-10-olate.

 

Sự hiện diện của TTX trong cá nóc dòng họ Tetraodontidae lần đầu tiên được coi là độc quyền và gây sự tranh cãi: TTX là nội sinh (endogenous - do chính cá nóc sản xuất) hay ngoại sinh (exogenous - lấy từ bên ngoài và tích lũy). Năm 1964, chất độc tố này được phát hiện ở loài cá “Californian newt (tắc kè) Taricha torosa” tại California [4] đã phá vỡ niềm tin độc quyền này. TTX sau đó đã được phát hiện ở cả các loài sinh vật biển [5] và trên cạn [6]. Cho đến nay, TTX có thể được xác định từ nhiều nguồn khác nhau: dinoflagellate, red calcareous algae, arthropods, echinoderms, mollusks, tắc kè (newts), giun (worms), và ếch (frogs). TTX cũng đã được xác định có trong sediments (trầm tích?) từ môi trường biển và nước ngọt [7]. Một số vi khuẩn có thể sản xuất rất ít chất TTX từ: Actinomyces, Aeromonas, Alteromonas, Bacillus, Pseudomonas và Vibrio. Tuy nhiên, một số chúng đã được thấy có trong một loài xác định: Vibrio alginolyticus từ sao biển, Vibrio spp. và Aeromonas từ cá nóc, và Vibrio và Pseudomonas spp. từ gastropods (động vật chân bụng?) [8] [34]. Cả hai loài Bacillus và Pseudomonas, từ tuyến nước bọt sản xuất nọc độc của bạch tuộc đốm xanh (blue-ringed octopus) cũng có thể sản xuất TTX [9]. Hiện nay vẫn chưa rõ liệu các loài thủy sản hấp thụ TTX từ chuỗi thức ăn marine sediments (trầm tích biển) có chứa TTX hay thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn dương tính với TTX. Chúng ta không có kỹ thuật cụ thể nào để chứng minh rằng TTX có nguồn gốc từ vi sinh vật (microbial origin).

 

Hương vị của cá nóc

 

Lượng TTX tích lũy trong cá nóc phụ thuộc vào loài vật và khác nhau giữa các bộ phận trong các mùa khác nhau. Tuy nhiên, nó tập trung chủ yếu ở buồng trứng, gan, ruột và các bộ phận khác của cơ thể. Ở các loài cá nóc biển, độc tính thường cao ở gan và buồng trứng, trong khi ở các loài nước ngọt, độc tính ở da cao hơn. Thịt của một số loài cá nóc được coi là cao lương mỹ vị ở Nhật Bản (gọi là fugu), Hàn Quốc (gọi là bok, hay bogeo), và Trung Quốc (gọi là hétún).

 

Món ăn ngon đến từ thịt cá nóc. Cá nóc có nhiều đạm (protein), ít chất béo (calories), lại có nhiều chất dinh dưỡng như vitamin và khoáng chất (minerals) nên là món ăn ngon, tốt cho sắc đẹp và sức khỏe. Tất nhiên, Fugu không phải là món ăn dành cho người yếu tim, yếu gan, hay người có ít tiền. Đặc điểm vị umami và kokumi của T. obscurus rất được ưa chuộng. Umami hay vị mặn, là một trong năm vị cơ bản của nước dùng và thịt nấu chín, trong khi kokumi là tiếng Nhật có nghĩa là “hương vị đậm đà.” Tổng cộng, 28 hợp chất có thể góp phần tạo nên hương vị của fugu [10]. Bên cạnh sodium, potassium, phosphates, and chlorides (natri, kali, phốt phát và clorua?), tám chất đóng góp vị giác chính cho T. obscurus là các acid glutamic, serine, proline, arginine, lysine, adenosine 5′-monophosphate, inosine 5′-monophosphate và acid succinic. Tám trong số các hóa chất được xác định như vậy thường được tìm thấy trong hải sản. Các characteristics (cấu hình?) umami và kokumi giống như T. obscurus đặc trưng được tạo ra bằng cách thêm hai “hợp chất - peptide” hương vị chính: Pro-Val-Ala-Arg-Met-Cys-Arg và Tyr-Gly-Gly-Thr-Pro-Pro-Phe-Val. Những chất hóa học và hai peptides như vậy có thể là bí quyết tạo nên hương vị thơm ngon của T. obscurus [10]. Do đó, hai peptides này có thể được thêm vào một số món hải sản để tạo ra hương vị giống fugu hơn để những thực khách ít táo bạo hơn có thể thử chúng. Trong bối cảnh này, hai peptides này có thể được tổng hợp và thêm vào nước mắm hoặc nước tương để bắt chước hương vị fugu.

 

Người dân Nhật Bản trung bình tiêu thụ 10,000 tấn cá mỗi năm. Có khoảng 22 loại fugu được sử dụng làm thực phẩm ở Nhật Bản. Món ăn được phục vụ như “sashimi” và “chirinabe.” Chirinabe là một món ăn trong nồi (pot dish) của Nhật Bản bao gồm những miếng cá, đậu phụ và nhiều loại rau khác nhau. Fugu thường được thưởng thức nhiều nhất dưới dạng sashimi, được cắt cực mỏng đến mức có vẻ trong hoặc mờ (Hình 3). Lẩu fugu cũng là một lựa chọn phổ biến trong mùa đông. Một đĩa cá nóc thường có giá từ $20 đến $60 đô la Mỹ; trong khi một bữa ăn fugu đầy đủ món (thường là tám phần ăn) có thể có giá $100–$200 Mỹ kim. Về nguyên tắc, khách du lịch có thể ăn cá fugu một cách an toàn và yên tâm tại Nhật Bản. Điều này là do chính phủ Nhật Bản quản lý một hệ thống dành cho những người xử lý fugu được đào tạo rất kỹ. Các bộ phận có chất độc được loại bỏ và thịt sau đó được rửa kỹ bằng nước sạch để loại bỏ máu. Thật vậy, tổng số bộ phận bị vứt bỏ nhiều hơn số bộ phận ăn được. Việc cắt thịt thành những lát mỏng trên đĩa, được gọi là “Tessa,” hay fugu sashimi, cũng rất tốn thời gian. Món ăn này trông đẹp như một bông hoa, và bạn có thể nhìn thấy hoa văn trên đĩa xuyên qua thịt. Cá fugu cũng có nhiều collagen và chứa nhiều chất xơ.

 

 

 















Hình 3. Fugu - Ẩm thực cá nóc. Kỹ thuật cắt fugu thành những lát mỏng trong mờ này được gọi là usuzukuri.
(https://japandeluxetours.com/experiences/yamaguchi-fugu-cuisine)

 

Độc tố của Tetrodotoxin (TTX)

 

Liều gây chết trung bình (Lethal Doses - LD50) thu được ở chuột lần lượt là 10.7, 12.5 và 532 µg/kg đối với việc sử dụng độc tố trong màng bụng (i.p.), dưới da (s.c.) và trong dạ dày (i.g.). Để so sánh, liều gây chết tối thiểu (MLD) thấy được ở thỏ là 5.3 và 3.1 µg/kg trong khi liều gây chết (LD) lần lượt là 5.8, 3.8 µg/kg đối với lối tiêm cơ bắp thịt (intramuscular - i.m.) và tiêm tĩnh mạch (intravenous – i.v.). TTX ít độc hơn khoảng 50 lần đối với chuột qua đường uống so với qua (i.p.) tiêm [11].

 

TTX hoạt động bằng cách ngăn chặn các sodium channels (kênh natri?) và làm giảm khả năng kích thích các màng (membrane) quan trọng của tế bào cơ tim (heart myocytes), cơ xương (skeletal muscles) và các hệ thần kinh trung ương và ngoại vi (central and peripheral nervous system) [12,13], dẫn đến sự xuất hiện của các triệu chứng điển hình và thậm chí gây tử vong ở mức độ mhiễm độc nghiêm trọng nhất [14].

 

Món ăn phải được chế biến cẩn thận và làm sạch các bộ phận độc hại có thể làm nhiễm độc thịt cá. Do đó, việc chế biến fugu tại nhà hàng được luật pháp ở Nhật Bản và một số quốc gia khác kiểm soát chặt chẽ. Đầu bếp đủ tiêu chuẩn phải trải qua ba năm đào tạo nghiêm ngặt trở lên mới được cấp phép chế biến món ăn này cho khách hàng. Những đầu bếp được đào tạo đặc biệt như vậy biết phần nào an toàn để ăn và với số lượng bao nhiêu. Gan được coi là bộ phận ngon nhất nhưng cũng là bộ phận độc hại nhất. Phục vụ gan cuối cùng đã bị cấm tại các nhà hàng ở Nhật Bản vào năm 1984. Việc chế biến fugu trong nước thường dẫn đến tử vong do tai nạn với 20-40 trường hợp ngộ độc hàng năm.

 

Tetrodotoxin có thể độc gấp 1,200 lần so với potassium cyanide (KCN) và hiện nay không có thuốc giải độc nào được biết đến. Trung bình, độc tố TTX trong một con cá nóc có thể giết chết 40 người trưởng thành.

 

Ngộ độc TTX bắt đầu với đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, suy nhược, khó phát âm từ, giữ cho mí mắt mở, và khó thở chỉ vài phút sau khi bị trúng độc. Sau 72 giờ, các triệu chứng này thường bộc lộ [15]. Một số nỗ lực đã được thực hiện để phát triển khả năng điều trị chống TTX. Năm 1989, hai kháng thể chống TTX đã được phân lập và chứng minh hiệu quả trong việc bảo vệ chuột khỏi liều TTX gây chết [16]. Cách thứ hai là phát triển một loại vắc-xin thử nghiệm TTX hiệu quả có thể bảo vệ động vật khỏi những thách thức của TTX cũng đã được phát triển [17-19]. Tuy nhiên, các bệnh viện chỉ hỗ trợ hô hấp hoặc thở máy cho nạn nhân cho đến khi TTX được bài tiết hoàn toàn. Rửa dạ dày là lựa chọn duy nhất khác cho nhiễm độc TTX để giảm tử vong [20, 21]. Có tin tốt và tin xấu, người ngộ độc có thể hồi phục hoàn toàn thường sau 24 giờ [22, 23]. Tuy nhiên, tử vong có thể xảy ra trong hầu hết các trường hợp nguy kịch do suy hô hấp và trụy tim mạch, nhanh nhất là 17 phút sau khi ăn phải chất độc TTX [24].

 

Nuôi cá nóc xứng đáng được đề cập ngắn gọn ở đây vì cá nóc trở nên không độc hại khi được nuôi nhân tạo với chế độ cho ăn không độc hại [25-27]. Một số nông dân ở Nhật Bản tin tưởng mạnh mẽ rằng cá nóc không tổng hợp TTX nhưng những gì cá ăn tự nhiên ở biển bị nhiễm vi sinh vật sản xuất TTX. Nếu được nuôi trong nước suối nóng, chúng sẽ không tích tụ độc tố tetrodotoxin. Tuy nhiên, nước suối nước nóng ít đậm đặc hơn nước biển và hương vị của thịt cá nóc hổ trở nên gần như không có hương vị và có nhiều nước. Có thể khắc phục trở ngại này bằng cách chuyển cá từ nước suối nóng sang nước biển nhân tạo vào ngày trước khi vận chuyển và giết chúng vào ngày hôm sau bằng cách ép chặt (squeezing). Cách thực hành này là hợp lý khi xem xét cá nóc được chuyển từ nước suối nóng sang nước biển, nồng độ muối trong máu của chúng – áp suất thẩm thấu (osmotic pressure) – tăng lên khá nhiều nhưng đây chỉ là tạm thời. Lượng amino acids trong dịch nội bào (intracellular fluid) của tế bào cơ cũng tăng lên để cân bằng với nồng độ muối trong máu. Khi điều đó đạt đến điểm, bằng cách bóp chết cá, hương vị của nó càng đậm và ngon hơn [28]. Các loài cá nóc khác có thịt không độc, chẳng hạn như cá nóc phía bắc, Sphoeroides maculatus, cũng được coi là một món ngon [29]. Loài cá này được tìm thấy dọc theo bờ biển Đại Tây Dương của Bắc Mỹ. Không giống như nhiều loài cá nóc khác, thịt cá nóc miền Bắc không có độc (nhưng nội tạng của nó có thể chứa chất độc). Chúng thường được gọi là cóc đường (sugar toads) ở vùng Vịnh Chesapeake, nơi chúng được xem như một món ăn ngon. 

 

Ứng dụng y tế của TTX

 

Các ứng dụng y tế của chất độc tự nhiên mạnh không phải là điều mới. Độc tố botulinum (thường được biết đến với tên thông dụng Botox) từ vi khuẩn Clostridium botulinum, được sử dụng trong các trường hợp co cơ quá mức (excessive muscle contraction) và mục đích thẩm mỹ [30,31]. Conotoxin, một chất tương tự tổng hợp của ốc nón (snail Conus magnus peptide ω-conotoxin) được dùng để điều trị cơn đau mãn tính nghiêm trọng (severe chronic pain) [32]. Một số chất độc tự nhiên tương tự có tác dụng bảo vệ tim mạch và có thể hữu ích trong bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer và điều trị nghiện nicotin [33]. Cơ chế của TTX được cho là do sự phong tỏa các Voltage-Gated Sodium Channels (VGSCs), và do đó, làm thay đổi chức năng tế bào thần kinh mà không gây nguy cơ nhiễm độc genotoxic (gây độc cho DNA) đến bệnh nhân [32], một điểm tốt rõ ràng về việc sử dụng như một loại thuốc cho con người.

 

TTX có ít tác dụng đối với cơn đau cấp tính, tuy nhiên, việc điều trị của nó mang lại kết quả đầy hứa hẹn chống lại cơn đau do viêm và thậm chí đối với phản ứng viêm thần kinh do bị chấn thương [34]. Các ứng dụng y tế khác của TTX bao gồm rối loạn chức năng bàng quang tiết niệu (urinary bladder dysfunction) ở heo, lợn [35], điều trị nghiện ma túy ở chuột [36], chứng sợ ánh sáng do tổn thương giác mạc ở chuột [37] hoặc bệnh schizophrenia (tâm thần phân liệt?) ở chuột [38]. Hoạt động giảm đau của TTX đã được thử nghiệm để điều trị các loại đau khác nhau chẳng hạn như trong bệnh ung thư nặng [34] bao gồm một thử nghiệm lâm sàng (clinical trials) được thực hiện ở Canada khi TTX được tiêm dưới da cho bệnh nhân ung thư. TTX đã được tiến hành trong các thử nghiệm lâm sàng ở Hoa Kỳ như một tác nhân (agent - Tectin®) chống lại cơn đau không khống trị được liên quan đến ung thư và cơn đau thần kinh của bệnh lý thần kinh do hóa trị gây ra [39]. TTX hướng đến việc kiểm soát các triệu chứng cai nghiện thuốc phiện (Tetrodin TM) đã bắt đầu các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn IIa ở Canada và một công thức dành cho gây tê tại chỗ (local anesthesia - Tocudin TM) đã bắt đầu các nghiên cứu tiền lâm sàng [40]. Voltage-Gated Sodium Channels (VGSCs) đã được đề nghị là mục tiêu điều trị cho bệnh động kinh (epilepsy), đau đầu (migraine) và bệnh thoái hóa thần kinh (neurodegenerative diseases) [41]. Để hỗ trợ mở rộng các ứng dụng y tế của TTX, quá trình tổng hợp các chất hóa học của nó đã đạt được sự thành công [42-44].

 

Kết luận

 

Fugu, hay cá nóc, luôn được coi là loại cá xa xỉ và được ăn quanh năm ở Nhật Bản. Món ngon này là một trong những món ăn nổi tiếng và phổ biến nhất trong văn hóa Nhật Bản. Tuy nhiên, không có gì đảm bảo tuyệt đối rằng những con cá này không nhiễm độc tetrodotoxin mặc dù chúng chỉ có thể được phục vụ tại các nhà hàng bởi những đầu bếp fugu có trình độ kỷ thuật cao. Thật đáng kinh ngạc khi mọi người muốn trả tiền để ăn loài cá độc và đắt tiền này. Khoa học ngày càng khám phá được cơ chế gây độc và các ứng dụng y tế hợp lý của nó. Các nhà hóa học hữu cơ biết cách tổng hợp chất độc này mặc dù cần phải trải qua nhiều bước và nhiều phức tạp. Nông dân Fugu đã cố gắng nuôi cá nóc không độc và tìm kiếm những loài cá nóc khác ngoài loài Takifugu obscurus phổ biến nhất.

 

Gia đình của chúng tôi không dám tiêu thụ cá fugu. Tuy nhiên, chúng tôi đã cố gắng tự tìm hiểu (research) về lối sống dưới nước của cá fugu vì chất độc tố tetrodotoxin và hy vọng sẽ biết được các tiềm năng ứng dụng trong y học của chất độc này.

 

Hoàng gia Nhật Bản không được phép ăn cá fugu. Còn bạn, bạn có dám cá cược cuộc đời tươi đẹp với một bữa ăn cá nốc fugu hay không?

 

Ăn để sống hay chết vì ăn?

  

*

 

44 Tài liệu nghiên cứu khoa học đã được tham khảo cho bài viết này (References)

 

1. Tao N.P., Wang Y. L., Gong, X., Liu, Y. Comparison of nutritional composition of farmed pufferfish muscles among Fugu obscurus, Fugu flavidus and Fugu rubripes. J. Food Compos. Anal. 2012; 28: 40−45.

 

2. Kato A., Doi H., Nakada T., Sakai H., Hirose S. Takifugu obscurus is a euryhaline fugu species very close to Takifugu rubripes and suitable for studying osmoregulation. BMC Physiol. 2005; 5:18.

 

3. Suehiro M. Historical review on chemical and medical studies of globefish toxin before World War II. Yakushigaku Zasshi. 1994; 29:428–434.

 

4. Mosher H.S., Fuhrman F.A., Buchwald H.D., Fischer H.G. Tarichatoxin-tetrodotoxin, a potent neurotoxin. Science. 1964; 144:1100–1110.

 

5. Sheumack D.D., Howden M.E.H. Maculotoxin: A neurotoxin from the venom glands of the octopus Hapalochlaena maculosa identified as tetrodotoxin. Science. 1978; 199:188–189.

 

6. Kim Y.H., Brown G.B., Mosher F.A. Tetrodotoxin: Occurrence in atelopid frogs of Costa Rica. Science. 1975; 189:151–152.

 

7. Lehman E.M., Brodie E.D., Jr., Brodie E.D., 3rd No evidence for an endosymbiotic bacterial origin of tetrodotoxin in the newt Taricha granulosa. Toxicon. 2004; 44:243–249.

 

8. Bane V., Lehane M., Dikshit M., O’Riordan A., Furey A. Tetrodotoxin: Chemistry, toxicity, source, distribution and detection. Toxins (Basel) 2014; 6:693–755.

 

9. Hwang D.F., Arakawa O., Saito T., Noguchi T., Simidu U., Tsukamoto K., Shida Y., Hashimoto K. Tetrodotoxin-producing bacteria from the blue-ringed octopus Octopus maculosus. Mar. Biol. 1989; 100:327–332.

 

10. Zhang N., Ayed C., Wang W., Liu, Y. Sensory-guided analysis of key taste-active compounds in pufferfish (Takifugu obscurus). J. Agric. Food Chem. 2019; 67: 13809−13816.

 

11. Xu Q., Huang K., Gao L., Zhang H., Rong K. Toxicity of tetrodotoxin towards mice and rabbits. Wei Sheng Yan Jiu. 2003; 32:371–374.

 

12. Clark R.F., Williams S.R., Nordt S.P., Manoguerra A.S. A review of selected seafood poisonings. Undersea Hyperb. Med. 1999; 26:175–184.

 

13. Sorokin M. Puffer fish poisoning. Med. J. Aust. 1973; 1:957.

 

14. Hwang D.F., Noguchi T. Tetrodotoxin poisoning. Adv. Food Nutr. Res. 2007; 52:141–236.

 

15. Fernández-Ortega J.F., Morales-de los Santos J.M., Herrera-Gutiérrez M.E., Fernández-Sánchez V., Rodríguez Louro P., Rancaño A.A., Téllez-Andrade A. Seafood intoxication by tetrodotoxin: First case in Europe. J. Emerg. Med. 2010; 39:612–617.

 

16. Rivera V.R., Poli M.A., Bignami G.S. Prophylaxis and treatment with a monoclonal antibody of tetrodotoxin poisoning in mice. Toxicon. 1995; 33:1231–1237.

 

17. Xu Q.H., Rong K.T., Yun L.H. Protection against tetrodotoxin poisoning by an experimental vaccine; Proceedings of the 5th Congress of Toxicology in Developing Countries; Guilin, China. 10–13 November 2003.

 

18. Xu Q.H., Rong K.T., Yun L.H., Wei C.H., Gao L.S., Huang K. New artificial antigen for tetrodotoxin and its high efficiency on antitoxic effect. J. Immunol. 2003; 19:424–428.

 

19. Xu Q.H., Wei C.H., Huang K., Gao L.S., Rong K.T., Yun L.H. An experimental vaccine against tetrodotoxin with longer term of validity. Chin. J. Immunol. 2003; 19:339–342.

 

20. Arakawa O., Hwang D.F., Tanyama S., Takatani T. Toxins of pufferfish that cause human intoxications. In: Ishimatsu A., Lie H.-J., editors. Coastal Environmental and Ecosystem Issues of the East China Sea. TERRAPUB and Nagasaki University; Tokyo, Japan: 2010. pp. 227–244.

 

21. Chowdhury F.R., Ahasan H.A., Rashid A.K., Mamun A.A., Khaliduzzaman S.M. Tetrodotoxin poisoning: A clinical analysis, role of neostigmine and short-term outcome of 53 cases. Singap. Med. J. 2007; 48:830–833.

 

22. Rodrigue D.C., Etzel R.A., Hall S., de Porras E., Velasquez O.H., Tauxe R.V., Kilbourne E.M., Blake P.A. Lethal paralytic shellfish poisoning in Guatemala. Am. J. Trop. Med. Hyg. 1990; 42:267–271.

 

23. Yang C.C., Liao S.C., Deng J.F. Tetrodotoxin poisoning in Taiwan: An analysis of poison center data. Vet. Hum. Toxicol. 1996; 38:282–286.

 

24. William S.H., Shepherd S. Scombroid, ciguatera, and other seafood intoxications. In: Ford M.D., Delaney K.A., Ling L.J., Erickson T., editors. Clinical Toxicology. 1st ed. W.B. Saunders; Philadelphia, PA, USA: 2001. pp. 959–968.

 

25. Matsui T., Sato H., Hamada S., Shimizu C. Comparison of toxicity of the cultured and wild puffer fish Fugu niphobles. Bull. Jpn. Soc. Sci. Fish. 1982; 48:253.

 

26. Noguchi T., Arakawa O., Takatani T. Toxicity of pufferfish Takifugu rubripes cultured in netcages at sea or aquaria on land. Comp. Biochem. Physiol. Part D. 2006; 1:153–157.

 

27. Saito T., Maruyama J., Kanoh S., Jeon J.K., Noguchi T., Harada T., Murata O., Hashimoto K. Toxicity of the cultured pufferfish Fugu rubripes rubripes along with their resistibility against tetrodotoxin. Bull. Jpn. Soc. Sci. Fish. 1984; 50:1573–1575.

 

28. Waycott B. Holy grail or poisoned chalice? Fugu farming in Japan. 12 March 2021, at 10:06am. https://thefishsite.com/articles/holy-grail-or-poisoned-chalice-fugu-farming-in-japan#:~:text=If%20they%20are%20reared%20in,the%20meat%20can%20be%20watery.

 

29. Northern Puffer- Sphoeroides maculatus. https://www.inaturalist.org/guide_taxa/750010

 

30. Münchau A., Bhatia K.P. Uses of botulinum toxin injection in medicine today. Br. Med. J. 2000; 320:161–165.

 

31. Burroughs J.R., Anderson R.L. Cosmetic botulinum toxin applications: General considerations and dosing. In: Hartstein M.E., Massry G.G., Holds J.B., editors. Pearls and Pitfalls in Cosmetic Oculoplastic Surgery. Springer; New York, NY, USA: 2015. pp. 393–394.

 

32. Guzmán A., Fernández de Henestrosa A.R., Marín A.-P., Ho A., González Borroto J.I., Carasa I., Pritchard L. Evaluation of the genotoxic potential of the natural neurotoxin Tetrodotoxin (TTX) in a battery of in vitro and in vivo genotoxicity assays. Mutat. Res./Genet. Toxicol. Environ. 2007; 634:14–24.

 

33. Anderson P.D., Bokor G. Conotoxins: Potential weapons from the sea. J. Bioterror. Biodef. 2012; 3:120.

 

34. Nieto F.R., Cobos E.J., Tejada M.Á., Sánchez-Fernández C., González-Cano R., Cendán C.M. Tetrodotoxin (TTX) as a therapeutic agent for pain. Mar. Drugs. 2012; 10:281–305.

 

35. Burliński P.J., Burlińska A.M., Gonkowski S., Całka J. Resiniferatoxin and tetrodotoxin induced NPY and TH immunoreactivity changes within the paracervical ganglion neurons supplying the urinary bladder. J. Mol. Neurosci. 2013; 49:62–67.

 

36. Grimm J.W., See R.E. Dissociation of primary and secondary reward-relevant limbic nuclei in an animal model of relapse. Neuropsychopharmacology. 2000; 22:473–479.

 

37. Green P.G., Alvarez P., Levine J.D. Topical tetrodotoxin attenuates photophobia induced by corneal injury in the rat. J. Pain. 2015; 16:881–886.

 

38. Lodge D.J., Grace A.A. Aberrant hippocampal activity underlies the dopamine dysregulation in an animal model of schizophrenia. J. Neurosci. 2007; 27:11424–11430.

 

39. Newman D.J., Cragg G.M. Marine-sourced anti-cancer and cancer pain control agents in clinical and late preclinical development. Mar. Drugs. 2014; 12:255–278.

 

40. Butler M.S. Natural products to drugs: Natural product derived compounds in clinical trials. Nat. Prod. Rep. 2005; 22:162–195.

 

41. Mantegazza M., Curia G., Biagini G., Ragsdale D.S., Avoli M. Voltage-gated sodium channels as therapeutic targets in epilepsy and other neurological disorders. Lancet Neurol. 2010; 9:413–424.

 

42. Kalaitzis J.A., Chau R., Kohli G.S., Murray S.A., Neilan B.A. Biosynthesis of toxic naturally-occurring seafood contaminants. Toxicon. 2010; 56:244–258.

 

43. Sato K., Akai S., Shoji H., Sugita N., Yoshida S., Nagai Y., Suzuki K., Nakamura Y., Kajihara Y., Funabashi M., et al. Stereoselective and efficient total synthesis of optically active tetrodotoxin from d-glucose. J. Org. Chem. 2008; 73:1234–1242.

 

44. Chau J., Ciufolin M.A. The chemical synthesis of tetrodoxin: An ongoing quest. Mar. Drugs. 2011; 9:2046–2074.

 

 

 

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT