Bình Luận

Tranh luận nảy lửa tại sao người nghèo mãi nghèo dù họ có cố gắng và siêng năng

Tuesday, 20/05/2025 - 12:07:28

Cuộc tranh luận nảy lửa giữa Gary Stevenson và Daniel Priestley về tài chính, bất bình đẳng, và khởi nghiệp vừa thu hút hàng triệu lượt xem.

GH

Hai người, một bên là nhà kinh tế học từng kiếm $35 triệu đô cho Citibank khi mới 24 tuổi, một bên là triệu phú khởi nghiệp từ tay trắng, tranh luận gay gắt về việc:

1. Tại sao người nghèo ngày càng nghèo?
2. Liệu khởi nghiệp có thực sự là lối thoát?
3. Và chuyện gì sẽ xảy ra với thế hệ tiếp theo?

Bài viết này tóm gọn 12 bài học đắt giá nhất từ 200 phút đối thoại, để bạn trẻ có thể rút ngắn cả thập kỷ vật lộn tài chính chỉ trong vài phút đọc - Mà bạn chỉ mất 5 phút để đọc:

1. Sự thật cay đắng – người nghèo không hề lười

Gary nói:
“Bạn bè tôi không thể nuôi con nổi. Không phải vì họ lười mà vì hệ thống này đang vắt kiệt họ.”

Họ làm 2–3 công việc, nhưng tiền thuê nhà, hóa đơn điện nước và chi phí sinh hoạt vượt xa thu nhập.

Điều tồi tệ là, khi không thành công, xã hội quay lại đổ lỗi cho họ.

Điều đó tạo nên khủng hoảng tinh thần kéo dài.

2. “Chăm chỉ” không còn đủ nữa

Daniel đưa ra quan điểm từ trải nghiệm cá nhân:
“Tôi từng làm việc chân tay – giao pizza, phục vụ tại McDonald’s.
Nhưng tôi học cách trở thành người làm chủ.
Và tôi tin rằng bất kỳ ai cũng có thể làm được điều tương tự.”

Tuy nhiên, Gary phản bác với góc nhìn hệ thống:
“Khi bạn thuộc nhóm thiểu số may mắn, rất dễ nghĩ rằng ai cũng có thể làm được như mình.
Nhưng bạn không sống trong thực tế mà 99% còn lại đang đối mặt mỗi ngày.”

Câu hỏi được đặt ra là: Nếu ai cũng có thể thành công, vậy tại sao không ai làm được?

Phải chăng vấn đề không nằm ở nỗ lực cá nhân, mà ở cấu trúc xã hội đang ngày càng triệt tiêu cơ hội của phần lớn người dân?

3. Bất bình đẳng là cấu trúc, không phải lựa chọn cá nhân

Gary từng kiếm hàng triệu đô bằng cách đặt cược vào việc xã hội ngày càng bất công và anh đã đúng suốt 15 năm.

Khi chính phủ bơm 1.000 tỷ bảng trong đại dịch, anh đặt câu hỏi:
“Tiền sẽ chảy về đâu? Ai sẽ giàu lên?”

Câu trả lời rõ ràng mà ai cũng biết: phần lớn rơi vào tay những người vốn đã giàu.

Tiền không phân phối theo nhu cầu, mà theo quyền sở hữu tài sản.

Bất bình đẳng không phải do cá nhân chưa đủ cố gắng, mà do hệ thống ưu ái cho người đã có.

4. Bạn đang chơi trò chơi “kẻ giữ tài sản” hay “người tạo ra giá trị”?

Daniel phân biệt hai kiểu người giàu:
- Người tạo ra giá trị – những người xây dựng sản phẩm, dịch vụ mới, mang lại giá trị thực cho xã hội.
- Người giữ tài sản – những người không tạo ra gì mới, chỉ sở hữu tài sản và hưởng lợi từ việc tài sản tăng giá.

Daniel khẳng định: “Tôi giàu vì tôi tạo ra giá trị, không phải lấy từ ai khác.”

Gary phản biện: “Nếu vậy, tại sao tài sản của chúng ta tăng 30% trong khi nền kinh tế chỉ tăng 1%?”

Một câu hỏi ngắn gọn nhưng chạm đến bản chất: phần lớn tài sản không đến từ việc tạo ra giá trị mới, mà từ việc sở hữu tài sản cũ – trong một hệ thống vốn đã thiên lệch.

5. Người giàu không bị đánh thuế như bạn tưởng

Gary nêu ra một nghịch lý trong hệ thống thuế:
Người lao động bình thường phải trả 50–60% thuế thu nhập. Trong khi đó, người thừa kế khối tài sản 10 tỷ bảng như Công tước xứ Westminster chỉ đóng khoảng 0.6% mỗi năm nhờ cấu trúc Trust

Anh nói thẳng: “Tôi làm việc quần quật để đưa gia đình thoát nghèo và phải trả 60%. Còn anh ta chẳng cần làm gì mà gần như không trả thuế.”

Hệ thống thuế hiện tại không đánh vào tài sản lớn được truyền đời, mà chủ yếu đánh vào thu nhập từ lao động.

Điều này khiến khoảng cách giàu – nghèo không những không thu hẹp, mà còn ngày càng được duy trì và hợp pháp hóa.

6. Cắt giảm thuế cho người lao động, tăng thuế với tài sản thừa kế

Gary nói tiếp “Tôi không chống doanh nhân. Tôi muốn giảm thuế cho người tạo ra giá trị. Nhưng hãy đánh thuế cao vào những ai chỉ ngồi giữ tài sản vài trăm triệu bảng rồi truyền lại cho con cái.”

Bởi vì nếu không:
- Tầng lớp trung lưu sẽ biến mất
- Con cái của người nghèo sẽ mãi nghèo
- Và toàn xã hội sẽ rơi vào vòng lặp bất bình đẳng

Thuế không chỉ là công cụ tài khóa, mà còn là đòn bẩy để giữ công bằng cơ hội giữa các thế hệ.

7. Thị trường tự do chỉ là lý tưởng – không phải hiện thực

Daniel tin tưởng vào thị trường tự do, ủng hộ giảm thuế, thu hẹp vai trò nhà nước và lập luận rằng:
“Chính phủ càng can thiệp, nền kinh tế càng dễ sụp đổ.”

Gary phản bác bằng một lát cắt lịch sử: “70 năm qua là thời kỳ hiếm hoi mà tầng lớp trung lưu có thể sống tử tế.

Lý do là vì chúng ta từng đánh thuế người giàu cao, phân phối lại tài sản, và đầu tư mạnh vào nhà ở, y tế, giáo dục.

Thị trường tự do có thể hiệu quả trên lý thuyết, nhưng trong thực tế, chính sự can thiệp đúng lúc của nhà nước mới từng tạo ra một xã hội cân bằng và bền vững.

8. Công nghệ đang chia đôi thế giới

Daniel cảnh báo về một thực tế sau đại dịch: “Thế giới hậu COVID là thế giới số. Nếu bạn không làm trong lĩnh vực công nghệ, truyền thông hoặc tài chính, bạn sẽ bị bỏ lại phía sau.”

Các công ty công nghệ ngày nay có thể tạo ra doanh thu toàn cầu mà không cần hiện diện vật lý, đồng thời đặt trụ sở tại các thiên đường thuế như Luxembourg hay Dubai để tránh nghĩa vụ thuế với các quốc gia mà họ thực sự kinh doanh.

Kết quả là gì?
- Lợi nhuận tập trung vào một nhóm nhỏ ở các trung tâm công nghệ
- Các quốc gia mất dần nguồn thu từ thuế
- Người lao động ngoài ngành số bị tụt lại, không chỉ về thu nhập mà cả cơ hội phát triển

Công nghệ mở rộng khả năng tiếp cận thị trường, nhưng đồng thời cũng mở rộng khoảng cách giữa các tầng lớp.

Bạn đang ở đâu trong hai nền kinh tế?

Giữa một thế giới đang phân hóa sâu sắc – nơi chỉ một nhóm nhỏ biết cách tận dụng công nghệ, dòng tiền và cơ chế thuế việc đứng ngoài cuộc chơi chính là tự đẩy mình về phía yếu thế.

Nếu bạn cảm thấy:

- Mình đang làm việc chăm chỉ nhưng không tích lũy được gì
- Bạn hoặc con cái đang bị bỏ lại phía sau trong nền kinh tế mới
- Những lời hứa “chỉ cần cố gắng là sẽ thành công” đang trở nên xa vời

Thì có lẽ đã đến lúc bạn cần một chiến lược tài chính thực sự – không phải để mơ làm tỷ phú, mà để bảo vệ chính mình và gia đình khỏi vòng

Theo YPFP

Viết bình luận đầu tiên

Advertisement

MỚI CẬP NHẬT