Ghi nhớ ân nghĩa là gốc rễ của đạo đức; người quân tử có thể quên mình đã giúp ai, nhưng không bao giờ quên ai đã giúp mình – đó là con đường tu dưỡng nghịch lại bản năng, nhưng dẫn đến ánh sáng thánh hiền
Photo by Mayukh Karmakar on Unsplash
Nho giáo và Đạo giáo đều dạy rằng, thi ân không nên cầu báo, bởi vì sự đền đáp lớn nhất chính là sự thanh thản và liêm sỉ trong tâm hồn của người quân tử.
1. Trong tinh thần Nho giáo:
君子之於人也,恭而有禮,施而不求報。
Quân tử chi ư nhân dã, cung nhi hữu lễ, thi nhi bất cầu báo.
Nghĩa rằng: Người quân tử đối đãi với người thì cung kính và có lễ, thi ân mà không cầu được báo đáp.
2. Trong Đạo giáo – Trích từ Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (太上感應篇):
施恩不求報,與人不追悔。
Thi ân bất cầu báo, dữ nhân bất truy hối.
Nghĩa rằng: Thi ân không cầu báo đáp, giúp người không hối hận.
Sống trên đời thế nào cũng có tương tác qua lại giữa mọi người với nhau, nghĩa là giúp qua giúp lại. Đó là chuyện bình thường, nhưng tâm lý ta sẽ không bình thường. Ta sẽ bị cái tâm lý kỳ cục là, ta giúp ai thì cứ ghi nhớ mãi, còn ai giúp ta thì ta mau quên. Đây cũng là nguyên nhân gây bệnh đãng trí tuổi già.
Người quân tử thì "thi ân bất cầu báo, thọ ân bất cảm vong" giúp ai không nhớ nữa, ơn ai quyết chẳng quên. Đạo đức này đi ngược lại khuynh hướng tự nhiên của con người nên phải cố gắng lắm mới thành tựu.
Giúp người rồi nhớ mãi khiến ta sẽ kiêu ngạo cho mình hơn người, rồi mất đạo đức. Bản năng tự nhiên cứ thúc đẩy ta nhớ mãi việc giúp người rất khó gạt bỏ, ta phải cố gắng gạt bỏ, phải cầu Phật gia hộ cho mình quên công để nhẹ lòng tiến tu đến vô ngã. Nếu người kia cám ơn thì ta nên khiêm tốn đáp lại là được tương tác với bạn là hạnh phúc của tôi ạ. It's my happiness having this interaction with you.
Ngược lại, mang ơn ai thì nhất quyết không bao giờ quên. Dù sau này có đền ơn lại cũng không được nói là tôi đã đền ơn xong rồi nên xem như đã huề. Không được như thế. Dù có đền ơn một nghìn lần thì ân nghĩa ban đầu ta thọ nhận vẫn là cao quý vĩnh viễn không có chuyện đền ơn xong rồi.
Sẽ có người hỏi sao mà nặng nề đến vậy, nhớ ơn và đền ơn là được rồi, cần gì phải giữ mãi trong lòng chi cho nặng lòng vậy.
Câu trả lời là nếu không ghi nhớ ơn người mãi mãi thì mới là nặng nề vì thiếu đạo đức. Bậc quân tử có đạo đức của thánh hiền, một lần thọ ơn nghìn kiếp không quên, dù đền ơn rồi vẫn còn trân trọng cái ân nghĩa ban đầu đó mãi.
Lạ một điều là khi ta nhớ ơn thì lòng ta nhẹ nhàng sáng suốt. Có những ơn nghĩa mà ta không còn cơ hội để đền ơn nữa, nhưng cứ phải trân trọng ghi khắc trong lòng. Đó là đạo của người quân tử. Kẻ hời hợt sẽ cho ta vớ vẩn không thực tế, nhưng ai thực hành đạo của thánh hiền sẽ biết đó là điều đúng đắn không thể làm khác đi.
ST
Viết bình luận đầu tiên
MỚI CẬP NHẬT
















ĐỌC THÊM
5 cách thực hành Tâm linh thay đổi cuộc sống tốt cho Tâm trí, Cơ thể và Tinh thần của bạn
Tâm linh rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Để hoạt động tốt nhất trong bất kỳ môi trường nào, điều quan trọng là phải có các bài ...
Đạo nào sẽ là sự chọn lựa của loài người trong tương lai?
Tôn giáo mà trái ngược nhau thì, hoặc là một đúng một sai, hoặc cả hai đều sai
Tại sao chọn xuất gia?
Muốn Phật Pháp hưng thịnh, Tăng Ni phải tỏa ra ánh sáng từ chính sự tu hành chân thực. Chùa không thiếu, nhưng người tu chân chính ngày càng hiếm.