Thế Giới

WHO: 25% người lớn ít vận động, nguy hiểm tới sức khỏe

Thursday, 06/09/2018 - 08:16:19

Ngoài ra, một số nước có người dân vận động nhiều hơn nơi khác, do các khác biệt về “sinh học, tâm lý học, xã hội, văn hóa và môi trường.” Nghiên cứu cũng cho thấy các nước phát triển có mức độ ít vận động cao gấp 2 lần so với các nước nghèo hơn.

GENEVA - Một báo cáo do Tổ chức Y Tế Thế Giới WHO công bố cho biết, 1 phần 4 dân số trưởng thành trên thế giới, tức 1.4 tỷ người, quá ít tập thể dục và gặp phải nguy cơ các bệnh liên quan đến mạch máu, tiểu đường loại 2, mất trí nhớ hoặc ung thư. Theo đó, 1 trong 3 phụ nữ và 1 trong 4 đàn ông không vận động đúng mức cần thiết – tức ít nhất 150 phút vận động vừa phải hoặc 75 phút vận động nặng/tuần - để có sức khỏe tốt.
Trong năm 2016, người trưởng thành ở Kuwait, vùng lãnh thổ Samoa thuộc Hoa Kỳ, Ả Rập Saudi, và Iraq, là những người có nguy cơ cao nhất từ việc thiếu tập thể dục. Ở những nơi này, hơn 1 phần 2 số người trưởng thành không vận động đủ để bảo vệ sức khỏe. Ngoài ra, 40% người trưởng thành ở Hoa Kỳ, 36% ở Anh và 14% ở Trung Quốc cũng được xếp vào nhóm tập thể dục quá ít. Nghiên cứu của WHO cũng cho thấy, mức độ vận động thể chất của người dân toàn cầu không thay đổi nhiều từ năm 2001 đến nay.
Nhà nghiên cứu Regina Guthold của WHO cho biết, sự liên hệ giữa lối sống ở các quốc gia thuộc nhóm giàu có - như ở trong nhà nhiều, thời gian làm việc dài, dễ tiếp xúc với các thức ăn nhiều calorie - cùng việc ít tập thể dục là ví dụ rõ ràng của việc sức khỏe kém đi cùng quá trình đô thị hóa. Ngoài ra, một số nước có người dân vận động nhiều hơn nơi khác, do các khác biệt về “sinh học, tâm lý học, xã hội, văn hóa và môi trường.” Nghiên cứu cũng cho thấy các nước phát triển có mức độ ít vận động cao gấp 2 lần so với các nước nghèo hơn.

Phát hiện ngôi làng cổ 7,000 năm tuổi ở châu thổ sông Nile
CAIRO - Bộ Cổ Vật Ai Cập hồi đầu tuần cho biết đã phát hiện một trong những khu định cư lâu đời nhất ở vùng châu thổ sông Nile tại địa điểm khảo cổ Tell el-Samara, thuộc tỉnh Dakahlia, phía bắc nước này. Những tàn tích được tìm thấy chứng tỏ cộng đồng người Ai Cập cổ đại đã có cuộc sống định cư từ rất sớm. Nhóm nghiên cứu khai quật được các hầm chứa thức ăn với nhiều xương động vật và mẩu thực vật còn sót lại, cùng nhiều mảnh gốm và dụng cụ bằng đá từ thời kỳ đồ đá mới có niên đại khoảng 5,000 năm trước Công Nguyên, trước khi vùng đất này chịu sự cai trị của các vị vua Pharaoh.
Các nhà khảo cổ tin rằng ngôi làng ra đời sớm hơn khoảng 2,500 so với Đại kim tự tháp Giza, một trong những công trình cổ nhất và nổi tiếng nhất ở Ai Cập. Bộ Cổ Vật cho biết họ chưa từng phát hiện công trình tương tự nào có tuổi đời lớn như vậy tại khu vực này. Theo ông Frederic Geyau, trưởng nhóm nghiên cứu, việc phân tích vật liệu sinh học có thể tiết lộ nguồn gốc hoạt động nông nghiệp của người Ai Cập cổ đại, đồng thời giúp các nhà khoa học hiểu thêm về những cộng đồng người tiền sử đầu tiên định cư tại các vùng đất ẩm ở đồng bằng châu thổ sông Nile.

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT