Người Việt Khắp Nơi

Truyền thông quốc tế viết về những người VN sống bên bờ vực kênh nước đen

Sunday, 11/11/2018 - 09:54:17

Ông Erik Harms, tác giả của cuốn sách “Luxury and Rubble” (xa hoa và đổ nát) viết về sự phát triển trong thành phố này, nói với AFP, “Có một nhóm giai cấp mới đang nổi lên và muốn cải biến những dòng kênh thành một nơi thẩm mỹ, nơi mà bạn có thể ngồi hóng gió và ngắm cảnh.”


Ông Lê Ngọc Châu sống bằng nghề lượm ve chai trên những dòng nước đầy ô nhiễm. (Kao Nguyen/AFP)

Truyền thông quốc tế viết về những người VN sống bên bờ vực kênh nước đen
SÀI GÒN - Trong một bài phóng sự đăng ngày 8 tháng 11, 2018 hãng thông tấn AFP đã viết về tình trạng nhiều người đang sống bấp bênh trên những kênh nước đen ngòm, bẩn thỉu tại thành phố đông dân nhất Việt Nam. Theo kế hoạch đô thị hóa, hàng ngàn người phải rời khỏi những kênh nước đen này. Thế nhưng các cư dân chưa biết đi đâu, mang cuộc sống tạm bợ trên nước cống của họ về chốn nào trong những ngày sắp tới. Bài viết mang tựa đề “Living on edge: Vietnam's 'black canal' dwellers” (Sống bên bờ vực: Những cư dân ở kênh nước đen). Dưới đây là bài chuyễn ngữ của bản tin AFP.


Cư dân sẽ phải dời đi hết ra khỏi những kênh nước đen trước năm 2020. (Kao Nguyen/AFP)

Trên bờ kinh Xuyên Tâm, nhà cửa có nhiều dạng. Thấp hoặc cao, làm bằng những tấm ván ghép lại với nhau, hoặc bằng nhựa hay kim loại. Một số căn nhà nghiêng bấp bênh trên bờ con kênh bị ô nhiễm.
Những căn nhà tạm thời này sắp bị phá hủy, theo kế hoạch mà nhà nhà cầm quyền đã hứa hẹn từ lâu, để tái phát triển những dòng “kênh nước đen” của thành phố. Những dòng nước mang biệt danh “Kênh nước đen” vì màu đen của nước đầy rác bẩn, nơi hàng ngàn người sinh sống bừa bãi mà không có chủ quyền hợp pháp về đất đai.
 

Hàng ngàn người sống chen chúc trên những con kênh đen ngòm tại Sài Gòn. (Kao Nguyen/AFP)

Kế hoạch của nhà nước gây lo lắng cho bà Nguyễn Thị Mỹ, người đã sống trong 28 năm qua trên bờ kênh Xuyên Tâm ở trung tâm thành phố. Bà có cháu ngoại này kiếm ăn qua ngày bằng nghề bán đồ ăn vặt.
“Thật là đáng tiếc khi phải dời chỗ. Tôi biết rõ khu vực này... tốt cho việc làm án,” bà nói với hãng tin AFP tại căn nhà bận rộn nơi bà sống với gia đình.

Đấy là một tai họa quen thuộc trong thành phố này, nơi mà những vụ tranh chấp đất đai thường xuyên xảy ra giữa các cư dân và một chính quyền mà người ta coi là nằm trong tay của những công ty phát triển gia cư đầy thế lực.

Nhà bà Mỹ là một trong 20,000 căn nhà còn lại trên những thủy lộ ngoằn ngoèo của Sài Gòn, sẽ bị phá hủy vào năm 2020, trong dự án đổi mới rất lớn của thành phố. Dự án đó hứa hẹn thay thế một số bờ kênh bị ô nhiễm bằng những lối đi ven sông theo kiểu Paris, những con đường trải nhựa, những cửa tiệm và tòa nhà hiện đại.

Khoảng 36,000 căn nhà dọc theo những dòng kênh rạch của thành phố này đã bị giải tỏa, buộc các cư dân phải di chuyển ra vùng ngoại ô, hoặc chấp nhận mức đền bù thường thấp hơn mức giá thị trường đang cao hơn rất nhiều.
 

Nhiều cư dân than phiền tiền bồi thường quá thấp và nơi ở mới còn chật hẹp nơi ở hiện nay. (Kao Nguyen/AFP)

Một số người cư ngụ trên bờ kênh, như bà Lê Thị Thanh, đều chán ngấy với rác rưởi - và mùi hôi thối - nói rằng họ sẽ sẵn sàng dời đi nơi khác.

“Người ta cứ xả rác và đi vệ sinh xuống kênh, vì vậy chúng tôi phải sống với nạn ô nhiễm,” bà Thanh, 61 tuổi, nói với AFP. Bà đã sống ở kênh Xuyên Tâm trong 20 năm.

Bà Thanh điều hành một nhà trọ, dành cho những người lao động di cư từ vùng nông thôn, và bán vé số từ mái hiên nghiêng của căn nhà của bà, được ghép với mấy cánh cửa gỗ và những tấm kim loại cũ.
Những dòng kênh rạch của Sài Gòn không phải lúc nào cũng có giá như hiện nay.

Vào thời Pháp thuộc, những con kênh đó là những động mạch chính của thành phố, được dùng để vận chuyển hàng hóa và người ta. Đến khi đường sá được hiện đại hóa, và dân số gia tăng với những người lánh nạn chiến tranh trong thập niên 1960, những con kênh đó trở thành nơi định cư bất hợp pháp.
Giờ đây làn sóng mới đang tràn qua đây.

Ông Erik Harms, tác giả của cuốn sách “Luxury and Rubble” (xa hoa và đổ nát) viết về sự phát triển trong thành phố này, nói với AFP, “Có một nhóm giai cấp mới đang nổi lên và muốn cải biến những dòng kênh thành một nơi thẩm mỹ, nơi mà bạn có thể ngồi hóng gió và ngắm cảnh.”

Sự di chuyển dời chỗ ỗ không dễ dàng đối với một số người từng cư ngụ trên kênh, như ông Nguyễn Văn Mục. Ông cho biết, cách đây ba năm ông bị buộc phải dọn vào nhà do chính phủ cấp.

Mặc dù nơi ở mới có sàn lát gạch và tường trát vữa, căn nhà mới của ông có kích thức chỉ bằng nửa căn nhà cũ bằng gỗ của ông trên kênh Nước Len nằm cách xa 20 cây số (12 dặm).

Ông Mục là một cựu cảnh sát viên. Ông nói với AFP, “Tôi đã gửi mấy lá thư khiếu nại đến các cơ quan trung ương và địa phương, nhưng không thấy ai trả lời.”

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT