Hoa Kỳ

Truyền đơn kỳ thị dân gốc Á được gởi đến nhà ở New Jersey

Monday, 06/11/2017 - 09:28:08

“Hãy làm cho Edison lại trở nên vĩ đại,” một câu trên khẩu hiệu vận động tranh cử của Tổng Thống Donald Trump, cũng được in trên những tờ truyền đơn đó.


Thư kỳ thị người Á Châu đã được gởi đến nhiều nhà tại thị xã Edison trong tuần qua.

EDISON - Những tờ truyền đơn với những thông điệp bài ngoại đã được rải đến nhiều nơi ở Edison, một thị xã ở tiểu bang New Jersey cách thành phố New York khoảng 35 dặm về hướng năm. Truyền đơn này kỳ thị người Trung Hoa và người Ấn Độ, gây phẫn nộ cho các di dân gốc Á Châu.

Những người ở thị xã này nhận được những thư nặc danh. Ở bên trong có những bức ảnh của hai ứng cử viên hội đồng trường người Mỹ gốc Á Châu, là ông Jerry Shi gốc Hoa và bà Falguni Patel gốc Ấn Độ. Kèm với hình hai người này là chữ “deport” (trục xuất) được đóng dấu trên cả hai tấm hình. Các thư quảng cáo cũng nói rằng “Những người Trung Hoa và Ấn Độ đang xâm chiếm thị xã của chúng ta!”

“Hãy làm cho Edison lại trở nên vĩ đại,” một câu trên khẩu hiệu vận động tranh cử của Tổng Thống Donald Trump, cũng được in trên những tờ truyền đơn đó.

Các cư dân và nhà lãnh đạo ở Edison nói rằng họ bị xúc phạm bởi truyền đơn này.
Bà Patel nói với đài phát thanh địa phương WKXW về truyền đơn đó, “Vụ này rõ ràng làm cho tôi cảm thấy ghê tởm. Tôi không mong đợi bất cứ điều gì giống như thế. Chúng ta sống trong một thị trấn rất đa văn hóa. Có ai đó viết ra lời lẽ như vậy là điều gây kinh động.”

Cả ông Shi lẫn bà Patel đều lên án những hành động kỳ thị, trong một văn bản chung gửi cho báo mạng HuffPost. Hai người cũng nói thêm rằng họ đang tiến tới trước.

Hai người viết trong bản phát biểu chung, “Edison là một cộng đồng tuyệt diệu, đầy dẫy những người tuyệt vời thuộc mọi bối cảnh xuất thân. Đây là sức mạnh của chúng ta. Vì vậy, chúng ta sẽ không bị chia rẽ bởi những vụ tấn công không may này. Sự kỳ thị không mang tính cách Mỹ, và không phải là Edison mà chúng ta được biết.”

Những thư quảng cáo được gởi đến trong phong bì được in với những câu như “Hãy chấm dứt tình trạng quá đông người,” “Hãy ngăn chặn những tòa nhà McMansions,” (tức xây nhà lớn trội bên trên những nhà chung quanh), “Hãy chấm dứt cảnh nhiều gia đình sống chung trong cùng một ngôi nhà,” và “Hãy ngăn chặn ngoại kiều.”
Các nhà chức trách đang điều tra nguồn góc của kẻ hay nhóm gởi thư kỳ thị.

Thị Trưởng Thomas Lankey của Edison nói, “Thật đáng buồn, là trong bầu không khí chính trị bị chia rẽ của chúng ta, một số người đột nhiên cảm thấy có quyền đưa ra những ý tưởng tệ hại này. Chúng tôi sẽ làm mọi điều có thể làm để phơi bày những người đáng xấu hổ đằng sau vụ này.”

Những tờ truyền đơn đó đã làm cho nhiều cư dân nơi đây không mấy an tâm. Gần 37 phần trăm dân số của Edison là người Á Châu, và gần 35,600 cư dân là di dân từ một nước khác.

Những câu viết trong những tờ quảng cáo đó lập lại ngôn từ của chính phủ Trump, và không phải là điều mới mẻ.
Bà Suman Raghunathan, giám đốc điều hành của tổ chức phi lợi nhuận South Asian Americans Leading Together (SAALT – Những Người Mỹ Gốc Nam Á Châu Cùng Nhau Dẫn Đầu), nói như vậy trong một email gửi cho HuffPost. Bà nêu nỗ lực của chính phủ Trump nhằm truy dẹp di dân. Trong số đó có Đạo Luật RAISE và nhiều lần lặp lại lệnh cấm du hành ảnh hưởng đến các quốc gia có đa số dân chúng theo Hồi giáo.

Từ cuộc bầu cử năm 2016, SAALT đã theo dõi hơn 190 vụ thù hận và bạo động. Những người có quan điểm kỳ thị chủng tộc và bài ngoại có thể cảm thấy được tổng thống làm cho trở nên bạo dạn.

Bà Raghunathan nói, “Có một tiến trình bình thường hóa, càng ngày càng gây rắc rối và không mang tính cách Mỹ, của tình cảm chống di dân, chống Hồi giáo, chống người Á Châu (và nhiều người khác). Tôi hết sức thất vọng và thấy điều bày tở sự thật là những tờ truyền đơn này trích dẫn khẩu hiệu “Làm Cho Nước Mỹ Vĩ Đại Trở Lại,” trong cuộc vận động tranh cử của ông Trump.

Những tờ truyền đơn đó cũng làm nổi bật một vấn đề khác gây ảnh hưởng đến cộng đồng người Mỹ gốc Á Châu. Đó khuôn sáo phổ thông hiện nay coi là người Á Châu là người ngoại quốc vĩnh viễn, không bao giờ thực sự là người Mỹ.
Ông Terry Ao Minnis, giám đốc các chương trình kiểm kê và bầu chọn tại tổ chức Asian Americans Advancing Justice (Những Người Mỹ Gốc Á Châu Thăng Tiến Công Lý, nói nói, “Khi ai đó nhìn thấy một người Mỹ gốc Á Châu, họ liền tự động giả định rằng những người đó không phải là gốc Mỹ và không thể là công dân. Đây là một điều bạn đọc thấy trong tờ truyền đơn – ý tưởng về việc trục xuất và những người ngoài quốc vào để tiếp quản.”

Người Mỹ gốc Á Châu hiện thời đang là nhóm chủng tộc phát triển nhanh nhất trong nước Mỹ, và họ đang trở nên tích cực hơn về mặt chính trị. Thực vậy, cộng đồng Nam Á Châu ở New Jersey đang trải qua một “sự thức tỉnh về chính trị,” về phương diện ứng cử giành một chức vụ chính trị. Có lẽ điều này có thể làm cho những người khác coi nhóm thiểu số như là một mối đe dọa, theo ông Minnis nói với HuffPost.

“Rõ ràng chúng tôi như một cộng đồng đang phát triển về số lượng và cũng lên tiếng mạnh mẽ ủng hộ, lên tiếng khi có điều gì đó sai, nói lên cho các chính sách và các ứng cử viên. Đó chắc chắn là điều gây sợ hãi cho những người nào muốn giữ nguyên trạng trong mọi chuyện.” Raghunathan chỉ ra rằng một dân số càng ngày càng đa dạng của Hoa Kỳ nên được chức mừng, hơn là bị tấn công giống như trong những tờ quảng cáo đó.

Bà nói với HuffPost, “Những tình cảm xúc được chấp nhận bởi những tờ truyền đơn này là không mang đặc tính Mỹ. Chúng tôi ở với các bạn, chúng tôi sẽ không đi xa, và chúng tôi gặp các bạn. Đất nước chúng ta tốt hơn điều này thế.”

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT