Hoa Kỳ

Trường đại học California được trao bản quyền về kỹ thuật chỉnh sửa gene

Monday, 11/02/2019 - 07:53:32

Nhóm nghiên cứu của Viện Broad, dẫn dầu bởi nhà khoa học Feng Zhang, nộp đơn xin bằng sáng chế vào vài tháng sau đó, nhưng lại trả tiền để xin được xét duyệt hồ sơ nhanh, khiến họ có được bản quyền CRISPR đầu tiên vào năm 2014. Trường UC đã nộp đơn kháng nghị về bản quyền của Viện Broad vào năm 2015.

CALIFORNIA – Trường đại học California (UC) sẽ sớm được trao bản quyền về kỹ thuật chỉnh sửa gene CRISPR, theo thông báo của Phòng sáng chế và thương hiệu Hoa Kỳ vào cuối tuần trước. Quyết định của chính phủ có thể sẽ làm gia tăng cuộc đối đầu lâu năm giữa trường UC và Viện Broad – viện nghiên cứu sinh học liên kết với viện công nghệ MIT, và Đại học Harvard, nơi cũng đang giữ bản quyền về CRISPR. Việc sở hữu bản quyền CRISPR có thể đem đến lợi nhuận nhiều tỷ Mỹ kim, do kỹ thuật này có thể cách mạng hóa việc chữa trị nhiều loại bệnh, điều chỉnh năng suất cây trồng nông nghiệp, và áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác.
Thông báo cho phép của Phòng sáng chế và thương hiệu có nghĩa là bằng sáng chế sẽ được cấp trong vòng 8 tuần nữa. Một khi được cấp, bằng sáng chế này vẫn có thể bị kiện ra tòa. Đơn xin bằng sáng chế được nộp bởi nhà khoa học vi sinh Jennifer Doudna của trường UC Berkeley, và Emmanuelle Charpentier của Đại học Vienna vào năm 2012. Các nhà khoa học nộp đơn xin cấp bằng sáng chế, lá đơn đầu tiên cho bằng sáng chế liên quan đến kỹ thuật CRISPR, sau khi họ nhận ra rằng CRISPR có thể được dùng để điều chỉnh bộ gene.
Nhóm nghiên cứu của Viện Broad, dẫn dầu bởi nhà khoa học Feng Zhang, nộp đơn xin bằng sáng chế vào vài tháng sau đó, nhưng lại trả tiền để xin được xét duyệt hồ sơ nhanh, khiến họ có được bản quyền CRISPR đầu tiên vào năm 2014. Trường UC đã nộp đơn kháng nghị về bản quyền của Viện Broad vào năm 2015.

Apple bị kiện vì 'ép' người dùng mua đồ sạc iPhone mới
CALIFORNIA - Theo truyền thông, một đơn kiện tập thể đại diện bởi cô Monica Emerson đã được nộp lên tòa án ở California vào ngày 4 tháng 2, cáo buộc hãng Apple điều chỉnh chương trình điện toán, khiến bộ sạc iPhone cũ không thể sử dụng sau khi điện thoại được cập nhật hệ điều hành iOS. Theo đơn kiện, cô Emerson mua iPhone 7 vào tháng 9, 2016 và dùng cục sạc đi kèm hộp đến tháng 10, 2017 thì gặp trục trặc. "Trong tháng 10, 2017, tôi đã cố sử dụng bộ sạc, nhưng điện thoại iPhone liên tục hiện thông báo rằng 'thiết bị này có thể không được hỗ trợ'. Tôi cảm thấy bị gạt, bị lừa dối,” cô Emerson viết.
Một số công dân California khác cũng cho biết họ gặp vấn đề với bộ sạc iPhone từ tháng 11, 2016, do đó đã cùng cô Emerson nộp đơn kiện. Nhóm người này tin rằng thông báo của điện thoại buộc họ và "hàng ngàn khách hàng" khác phải mua iPhone mới, hoặc mua bộ sạc mới chính hãng với giá gấp đôi, giúp Apple tăng đáng kể lợi nhuận. Dù đơn kiện không nhắc đến phiên bản iOS, nó có thể là iOS 10.1.1 do vấn đề xuất hiện lần đầu vào cuối năm 2016. Theo thống kê, có khoảng 725 triệu iPhone bán ra trong năm này và nếu như xảy ra việc Apple điều chỉnh chương trình để từ chối bộ sạc cũ, việc hàng ngàn người ảnh hưởng là điều có thể xảy ra. Tuy nhiên, có người cho rằng thông báo lỗi không nhất thiết xảy ra với bản cập nhật iOS, mà cũng có thể bắt nguồn từ các vấn đề như bộ sạc bị hư, hoặc cổng sạc bị dơ. Hãng Apple chưa bình luận về sự việc.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT