Thế Giới

Trung Quốc sắp thử nghiệm chỉnh sửa gene trên người

Saturday, 23/07/2016 - 11:15:32

Crispr là công nghệ đột phá, giúp các nhà khoa học tùy chỉnh bộ mã di truyền DNA một cách chính xác, bằng việc cắt một mẩu DNA từ tế bào người và thay thế nó bằng một đoạn mã di truyền khác, thông qua sử dụng một loại enzyme được lập trình đặc biệt có tên Cas9. Ứng dụng từ công nghệ này là vô tận, từ việc thay đổi màu sắc lông chuột, cho đến chỉnh sửa các bệnh di truyền như bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm ở người.

                                                                    Cấu trúc DNA.

TỨ XUYÊN - Các nhà khoa học Trung Quốc sẽ là những người đầu tiêp áp dụng kỹ thuật chỉnh sửa gene Crispr trên người. Việc thử nghiệm sẽ diễn ra vào tháng 8 do Lu You, một chuyên gia về ung thư ở bệnh viện Tây Trung Quốc, thuộc đại học Tứ Xuyên, dẫn đầu. Nhóm chuyên gia sẽ thử nghiệm tế bào chỉnh sửa gene trên bệnh nhân ung thư phổi.


Crispr là công nghệ đột phá, giúp các nhà khoa học tùy chỉnh bộ mã di truyền DNA một cách chính xác, bằng việc cắt một mẩu DNA từ tế bào người và thay thế nó bằng một đoạn mã di truyền khác, thông qua sử dụng một loại enzyme được lập trình đặc biệt có tên Cas9. Ứng dụng từ công nghệ này là vô tận, từ việc thay đổi màu sắc lông chuột, cho đến chỉnh sửa các bệnh di truyền như bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm ở người.

Từ lâu nay, việc chỉnh sửa DNA người vẫn gây nhiều tranh cãi. Tại Anh, việc biến đổi gene người bị nghiêm cấm. Các nhà nghiên cứu khắp thế giới cho rằng, chỉnh sửa DNA trên người sẽ gây những ảnh hưởng nghiêm trọng về đạo đức và an toàn.

Hồi tháng 4, nhóm nghiên cứu ở trường đại học y Quảng Châu, Trung Quốc thử nghiệm thành công việc sử dụng công nghệ Crispr tạo ra phôi thai người kháng virus, và sự việc đã gây tranh cãi dữ dội. Thử nghiệm sắp tới vào tháng 8 của đại học Tứ Xuyên sẽ không ảnh hưởng tới việc thế hệ sau thừa hưởng gene của bố mẹ.

Họ sẽ tiến hành trên bệnh nhân mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ. Ung thư phổi chia làm hai loại: ung thư phổi tế bào nhỏ (small cell lung cancer) và ung thư phổi không tế bào nhỏ (non-small cell lung cancer). Trong đó, ung thư phổi không tế bào nhỏ thường gặp hơn và 80% các ca này không thể chữa trị. Ngoài ra, các bác sĩ Trung Quốc sẽ thử nghiệm trên bệnh nhân đã qua hóa trị và xạ trị không thành công.

Họ sẽ trích xuất tế bào miễn dịch từ máu bệnh nhân, sử dụng Crispr để chèn một đoạn mã mới, giúp hệ thống miễn dịch của người bệnh tập trung tiêu diệt tế bào ung thư. Những tế bào máu này sau khi trích xuất sẽ được truyền lại vào máu người bệnh.

Trung Quốc là nước tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu Crisp. Năm 2014, các nhà nghiên cứu ở đại học Nam Kinh tuyên bố, họ đã thử nghiệm thành công chỉnh sửa DNA của khỉ. Đây là thí nghiệm trên động vật linh trưởng phi người đầu tiên thành công trên thế giới.

Tại Hoa Kỳ, một nhóm nghiên cứu do tỷ phú Sean Parker tài trợ đã được phép thử nghiệm Crispr trên người, nhưng nếu việc thử nghiệm của đại học Tứ Xuyên diễn ra đúng kế hoạch, Trung Quốc sẽ là nước đầu tiên ứng dụng lâm sàng công nghệ này trong thực tế.

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT