Thế Giới

Trung Cộng ra sức tạo quyền lực mềm, nhưng chưa có tự do ngôn luận thì cũng như không

Sunday, 11/06/2017 - 08:18:27

Từ đó, chính phủ tìm cách tái hình thành hình ảnh của họ ở ngoại quốc, và đã đổ $10 tỷ Mỹ kim vào việc quảng bá văn hóa truyền thống và ngôn ngữ của Trung Quốc


Quân đội Trung Cộng diễn binh tại Quảng Trường Thiên An Môn (Getty Images)


CANBERRA – Trong thời gian gần đây, giới chính trị gia tại Úc Châu cũng như dư luận tại đây tin rằng Trung Cộng đang tìm cách tạo ảnh hưởng để “thôn tính” nước Úc bằng hình thức văn hóa, tức là chiến thuật dùng “quyền lực mềm.”

Dưới đây là bài phân tích của đài ABC Úc, nói về việc Trung Cộng có thể bắt chước Mỹ để tạo quyền lực mềm, nhưng chưa chắc thành công vì thế giới vẫn đang có ấn tượng Trung Quốc là một quốc gia thiếu dân chủ, không tôn trọng nhân quyền, không có tự do ngôn luận. Và quan trọng hơn hết là Trung Cộng không mấy tôn trọng nền văn hóa của nước khác, chỉ muốn Hán hóa theo ý của họ.

Trong năm 2014, Chủ Tịch Tập Cận Bình đặt ra các mục tiêu về quyền lực mềm của Trung Quốc theo cách này: “Cung cấp một truyện kể hay về Trung Quốc, và truyền đạt tốt hơn các thông điệp của Trung Quốc cho thế giới. Được mô tả là một xứ sở văn minh có một lịch sử phong phú, với chính quyền tốt và nền kinh tế phát triển, sự thịnh vượng và đa dạng về văn hóa, và núi sông xinh đẹp.”

Giới lãnh đạo Trung Quốc, bắt đầu với Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào vào năm 2007, hiểu rằng nếu Trung Quốc trở thành một quyền lực toàn cầu thực sự, thì nước này cần quyền lực mềm.

Đó là một nhận thức rằng nếu các quốc gia muốn trở nên hùng mạnh, thì họ cần nhiều thứ hơn, ngoài sức mạnh kinh tế và mối đe dọa quân sự.

Họ phải có quyền lực mềm, tức khả năng dẫn dụ và thuyết phục các nước khác rằng nền văn hóa và các giá trị của họ là đáng mong ước. Đó là sự khác biệt chính yếu với quyền lực cứng. Đó không phải là việc cưỡng ép, và được xác định bởi khả năng hấp dẫn và thu hút.

Sau khi ra lệnh nghiên cứu về hình ảnh quốc tế của Trung Quốc vào cuối thập niên 2000, giớiợ lãnh đạo Trung Quốc đã xác định được “lý thuyết về mối đe dọa,” rằng phần lớn của thế giới Tây Phương cho rằng Trung Quốc rõ ràng là không thân thiện.

Từ đó, chính phủ tìm cách tái hình thành hình ảnh của họ ở ngoại quốc, và đã đổ $10 tỷ Mỹ kim vào việc quảng bá văn hóa truyền thống và ngôn ngữ của Trung Quốc.

Để làm như vậy, họ đã thành lập 500 viện Khổng Tử ở 140 quốc gia. Họ đang xây dựng một ngành kinh doanh thực hiện phim toàn cầu, để tranh đua với Hollywood, soạn lại những câu chuyện với người Trung Hoa là những người tốt. Và họ đã ồ ạt làm tăng cường phạm vi tiếp cận của các phương tiện truyền thông nhà nước của họ, chẳng hạn như đài CCTV và nhật báo China Daily, đến tận các khán giả quốc tế.
Thực phẩm Trung Hoa, cũng như nền văn hóa cổ kính và vĩ đại của nước này, đều là những điểm chào hàng, cũng như truyện kể đương đại về phép lạ kinh tế của Trung Quốc. Phép lạ ấy là nâng nửa tỷ người lên thoát khỏi cảnh nghèo đói chỉ trong vòng ba thập niên.

Nhưng trong tuần qua mạng Four Corners tiết lộ rằng Trung Quốc đang cố can thiệp vào các quá trình dân chủ của nước Úc, và đang tìm cách kiềm chế quyền tự do ngôn luận. Những điều tiết lộ ấy đã đi một chặng đường dài để tháo gỡ công việc này. Thực vậy, Trung Quốc có mọi dấu hiệu của quyền lực cứng.
Đối với nhiều nước, điều đó đã tạo ra một hình ảnh cho thấy chính phủ Trung Quốc là nặng tay, và ít tôn trọng những giá trị và nền văn hóa của các quốc gia khác.

Việc tri nhận ấy đang được củng cố điều mà người ta nghĩ rằng các khoản hiến tặng của Trung Quốc cho các trường đại học, hoặc nguồn tài trợ hào phóng dành cho các học bổng, đều đi kèm với các điều kiện, và rằng tình trạng thiếu nhân quyền ở Trung Quốc hoặc nền độc lập của Đài Loan hoặc Tây Tạng là không thể được thảo luận.

Người phát minh ra khái niệm quyền lực mềm, và gây cảm hứng cho giới lqa4nh đại hàng đầu của Trung Quốc đảm trách nghĩa cử của họ, là ông Joseph Nye thuộc viện đại học Harvard University. Ông nói rằng việc dùng vũ lực hoặc cho tiền để ép buộc là một lỗ hổng căn bản, trong những nỗ lực của Trung Quốc nhằm đạt quyền lực mềm.

Trong một cuộc hội thảo mới đây tại Đại Học Bắc Kinh, giáo sư Nye nói, “Trung Quốc có những giới hạn với quyền lực mềm. Một là chủ nghĩa dân tộc của họ gia tăng, và những cuộc xung đột của họ với các nước láng giềng về Biển Đông. Thật khó thu hút dân chứng và các quốc gia đến với bạn, khi bạn đang tranh chấp với họ. Yếu tố kia là ước vọng muốn có sự kiểm soát chặt chẽ của đảng trên xã hội dân sự. Nếu bạn tìm cách kiểm soát người ta, thì bạn tự tước mất đi sự phong phú và đa dạng. Vì vậy, có sức hấp dẫn là điều trở nên khó hơn. Chỉ thành lập một Viện Khổng Tử ở một quốc gia khác thì không đủ.
Có lẽ người Trung Quốc không hiểu đầy đủ bản chất thực sự của quyền lực mềm. Hiện thời khái niệm này dường như được dùng làm để nền tảng cho việc tuyên truyền chủ nghĩa dân tộc, do Đảng Cộng Sản Trung Quốc chỉ đạo.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT