Thế Giới

Trung Cộng nói không sợ B-52 của Mỹ, cũng phô trương phi cơ thả bom ở Biển Đông

Wednesday, 06/06/2018 - 10:37:13

Việc Trung Cộng khai triển một số hệ thống hỏa tiễn đến quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trong tháng Năm đã làm cho Hoa Thịnh Đốn giận dữ, công kích việc Bắc Kinh “quân sự hóa” vùng biển này, mà hầu hết diện tích đều được Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.


Một chiếc oanh tạc cơ B-52 đang bay cùng các chiến đấu cơ của Hoa Kỳ.

Bắc Kinh có thể đã tháo gỡ các hệ thống hỏa tiễn ra khỏi một hòn đảo bị tranh chấp ở Biển Đông, ngay cả khi họ tố cáo Mỹ đưa “những thứ vũ khí tấn công” tới khu vực này.

Việc Trung Cộng khai triển một số hệ thống hỏa tiễn đến quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trong tháng Năm đã làm cho Hoa Thịnh Đốn giận dữ, công kích việc Bắc Kinh “quân sự hóa” vùng biển này, mà hầu hết diện tích đều được Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

Diễn tiến kế tiếp là một chiếc oanh tạc cơ B-52 bay thấp bên trên quần đảo Trường Sa trong tuần này. Mỹ nói rằng chuyến bay đó là một phần của một “phi vụ huấn luyện thường lệ.”

​Trong ngày thứ Tư, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc bà Hoa Xuân Oánh nhấn mạnh không có tàu chiến hay chiến đấu cơ nào, kể cả phi cơ thả bom B-52, có thể khiến Bắc Kinh ngưng công việc bảo vệ “vùng lãnh thổ” của mình trên Biển Đông. Bắc Kinh cũng cho rằng chính Hoa Thịnh Đốn đang “quân sự hóa” Biển Đông với máy bay B-52.

Trong khi đó, một cuộc phân tích mới dựa theo hình ảnh từ vệ tinh của công ty tình báo ImageSat International (ISI) của Do Thái, cho thấy rằng các hệ thống hỏa tiễn của Trung Quốc có thể đã bị dỡ bỏ hoặc dời đi nơi khác.

Hình ảnh vệ tinh trước đó cho thấy một số bệ phóng hỏa tiễn và một hệ thống radar, trên bờ hòn đảo Woody bị tranh chấp trong quần đảo Hoàng Sa, đều được che phủ bằng lưới ngụy trang.

Những thiết bị đó hiện giờ đã biến mất, trong một động thái mà ISI nói là có thể cho thấy Bắc Kinh đã quyết định loại bỏ những thứ ấy, hoặc di chuyển hỏa tiễn đến những nơi khác của Biển Đông.

Công ty ISI nói, “Mặt khác, đó cũng có thể là một hoạt động bình thường. Nếu vậy, trong mấy ngày sắp tới chúng ta có thể quan sát một cuộc tái khai triển trong chính khu vực đó.”

Các phân tích gia khác cũng đồng ý, nói rằng điều đó có thể là vì các hỏa tiễn không phù hợp với việc thành lập ở nơi mà chúng có thể dễ bị hư hại vì nước mặn, và do đó có thể đòi phải được thay thế hoặc sửa chữa.
Trong những tháng gần đây, các viên chức Mỹ nói rằng quân đội Trung Quốc đã đưa các hỏa tiễn chống tàu thủy, các hệ thống hỏa tiễn địa đối không, và những thiết bị làm nhiễu loạn điện tử tới các địa điểm bị tranh chấp trong khu vực quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.

Mới đây Trung Quốc cũng một chiếc oanh tạc cơ H-6K có khả năng thả bom nguyên tử đáp xuống trên đảo Woody lần đầu tiên.

Tại Bắc Kinh, bà phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh nói rằng không có một chiến đấu cơ nào có thể khiến Bắc Kinh ngưng công tác xấm chiếm tại Biển Đông.

Phát ngôn của bà Oánh được đưa ra sau khi Mỹ đưa hai chiếc phi cơ B-52 bay gần khu vực các đảo tranh chấp do Bắc Kinh cưỡng chiếm trên Biển Đông.

Hai chiếc máy bay này đã bay gần quần đảo Trường Sa nơi Trung Quốc cải tạo đất, xây các đường băng và thiết đặt những cơ sở quân sự một cách phi pháp trên các bãi san hộ và đảo đá ngầm.

Trước đó Bộ Trưởng Quốc Mỹ James Mattis đã phát biểu cứng rắn tại đối thoại an ninh – quốc phòng Shangri-la, trong đó ông nhấn mạnh Mỹ sẵn sàng hợp tác xây dựng mối quan hệ với Trung Quốc nhưng đồng thời cũng sẽ không ngại ngần “cạnh tranh” với Bắc Kinh nếu cần thiết.

Mỹ đã kịch liệt tố cáo Trung Cộng thực hiện các hành động quân sự hóa trên Biển Đông bất chấp các cam kết không quân sự hoá khu vực này trước đó của các lãnh đạo, trong đó có Chủ Tịch Tập Cận Bình.
Bà Hoa Xuân Oánh mạnh miệng tuyên bố trong thời gian tới Trung Quốc hy vọng sẽ không còn phải chứng kiến việc Mỹ gán ghép bất kỳ hành động chuyển vũ khí tấn công nào ra Biển Đông là hành động “quân sự hóa.”

Người phát ngôn này còn thách thức “Trung Quốc không sợ bất kỳ cái gọi là tàu chiến hay chiến đấu cơ nào và chúng tôi thậm chí còn thực hiện các bước đi kiên quyết hơn để bảo vệ chủ quyền và an ninh đất nước, nhằm bảo vệ hoà bình và ổn định trên khu vực Biển Đông.”

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT