Thế Giới

Trung Cộng muốn cho nổ mìn làm rộng sông Mekong, dân Thái lo lắng

Sunday, 21/05/2017 - 10:00:00

Bất chấp những lời phản đối, chính phủ Thái Lan đã chấp thuận các cuộc khảo sát địa chất, thủy văn và kỹ thuật của Trung Quốc, cho “dự án cải thiện kênh đường sông.”


Một cuộc biểu tình chống cho nổ mìn tại sông Mekong gần Chiang Kong, Thailand trong tháng Hai 2017. (Mekong Eye)


BANGKOK - Các nhóm bảo vệ môi trường ở Thái Lan lo ngại về kế hoạch của Trung Quốc tính cho nổ những phần nông của sông Mekong, để cho phép vận chuyển hàng hóa nặng.

Dự án này sẽ hủy hoại môi trường sống của loài cá da rất trơn lớn ở sông Mekong đang gặp nguy cơ tuyệt chủng, và có thể gây những tác động tàn phá cho các nước ở hạ lưu như Cam Bốt và Việt Nam.
Ngư nghiệp, nông nghiệp, và thậm chí các đường biên giới quốc gia, có lẽ đều bị ảnh hưởng.

Niwat Roykaew, tại Mekong School for Local Knowledge, nói, “Chúng ta cần nghiên cứu chi tiết về tác động của dự án này tới sông Mê Kông, các loài thực vật, động vật, mọi thứ, để xem dự án có bõ công hay không, và xem chúng ta được gì và mất gì. Cuộc khảo sát kỹ thuật phải đến sau đó.”

Bất chấp những lời phản đối, chính phủ Thái Lan đã chấp thuận các cuộc khảo sát địa chất, thủy văn và kỹ thuật của Trung Quốc, cho “dự án cải thiện kênh đường sông.”

Kế hoạch này là cho nổ mìn để phá một loạt ghềnh thác và những cồn trên sông, để cho những chiếc tàu chở hàng 500 tấn có thể đi qua.

Kế hoạch này sẽ mở rộng lộ tuyến thương mại trên sông, từ tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, xuyên qua Thái Lan tới Luang Prabang ở Lào.

Ông Niwat là một trong nhiều người địa phương nói rằng không có gì trong đó cho Thái Lan.
Ông nói, “Nhóm duy nhất sẽ hưởng lợi từ việc này là Trung Quốc... tàu thuyền đều là của Trung Quốc, các sản phẩm là sản phẩm của Trung Quốc. Chính phủ Thái Lan cần nhìn vào bức tranh lớn, sức tác động đến nền an ninh quốc gia, các đường biên giới và chủ quyền, là những vấn đề lớn.”

Việc đào sâu sông Mekong cho hoạt động thương mại không phải là một ý tưởng mới.
Những vạt sông này ở Thái Lan đã bị mìn phá hủy, nhưng công việc bị ngưng lại trong năm 2003.
Chính phủ Thái Lan lo ngại rằng một dòng sông Mekong chảy nhanh hơn sẽ làm tăng việc xói mòn, và có thể làm thay đổi biên giới sông với nước Lào láng giềng.

Hồi đó, các chuyên gia từ Đại Học Monash được giao nhiệm vụ xem xét lại việc đánh giá tác động môi trường (EIA), và gọi đó là “hoàn toàn khiếm khuyết”.

Các nhà bảo tồn cho biết việc đánh giá là dựa vào công tác điền dã trong hai ngày.
Công ty Thái Lan được tuyển dụng để thực hiện EIA lần này đã thừa nhận rằng Trung Quốc trước tiên sẽ xem những kết quả đầu tiên, và cung cấp những kết luận của họ cho các chính phủ bị ảnh hưởng ở hạ lưu.

Tất cả các quốc gia khu vực sông Mekong đang tham dự hội nghị thượng đỉnh Một Vành Đai Một Con Đường ở Bắc Kinh. Đây là một trong những dấu hiệu nổi bật nhất về những tham vọng toàn cầu của Trung Quốc.

Trung Quốc muốn đầu tư vào một loạt lộ tuyến thương mại mới, cả trên bộ lẫn trên biển, để kết nối nó một cách tốt hơn với những nơi khác trên thế giới.

Chính phủ Trung Quốc đang mời các nhà lãnh đạo thế giới tới Bắc Kinh, để thuyết phục họ về dự án Một Vành Đai Một Con Đường đầy tham vọng của họ.

Việc mở cửa sông Mekong cho các tàu hàng lớn hơn sẽ chỉ là một phần nhỏ trong các kế hoạch vận tải của Trung Quốc. Một số nhà kinh tế đặt câu hỏi về giá trị thương mại của việc phát triển phá hoại như vậy.

Tuy nhiên, vụ cho nổ mìn ở sông Mekong, giống như hội nghị thượng đỉnh Một Vành Đai Một Con Đường, không chỉ là về thương mại, mà còn là về những chuyện khác nữa.

Carl Middleton, một chuyên gia về các vấn đề sông Mekong từ Đại Học Chulalongkorn ở Bangkok, nói, “Đó cũng là về việc xây dựng những mối quan hệ chính trị, và ràng buộc các nền kinh tế của các nước lại với nhau, trong một hình thức nào đó của vận mạng chung.”

Bắc Kinh đã nuôi dưỡng những mối quan hệ chặt chẽ với tất cả các nước khu vực sông Mekong, mặc dù những con đập của Trung Quốc tác động đến ngư nghiệp và nông nghiệp của các quốc gia hạ lưu.
Đất nông nghiệp vùng châu thổ của Việt Nam càng ngày càng trở nên mặn. Trong năm ngoái ở Cam Bốt, 640,000 hectare rừng thường bị ngập lụt do nước sông Mekong đã bén lửa và bị thiêu rụi.

Một trong những loài có thể gặp nguy cơ bị phá hủy là loài cá da trơn rát lớn gặp nguy hiểm nghiêm trọng. Đây là loài của sông Mekong tương đương với loài gấu trúc. Những con cá ấy lớn lên dài tới ba mét, và sống trong các vũng nước sâu ở hạ lưu từ các ghềnh thác.


Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT