Vấn Đề Hôm Nay

Trung Cộng kiệt sức cạnh tranh

Monday, 19/12/2022 - 08:11:13

Chiến lược Trung Hoa cỗ đại nói mãnh hổ nan địch quân hồ. Huống chi Trung Cộng chỉ là anh khổng lồ chân đất sét, đầu óc đặc sệt một tư duy cộng sản độc tài đảng trị toàn diện, khó phát huy sáng kiến, sáng tạo.


Người dân xếp hàng bên ngoài phòng khám người bị sốt tại bệnh viện Hoa Đông ở thành phố Thượng Hải hôm thứ Hai, ngày 19 tháng 12, 2022. (Hector Retamal/ AFP via Getty Images)

 

Bài VI ANH

 

Trung Cộng kiệt sức nếu không muốn nói là hết sức cạnh tranh với Mỹ cùng đồng minh và đối tác của Mỹ. Trung Cộng phải cùng nhượng bộ Mỹ về an ninh và đứng sau kinh tế Đông Nam Á. Nhật Bản kỳ phùng địch thủ của Trung Quốc, đồng thân thiết của Mỹ, hôm 16/12/2022, thông qua học thuyết quốc phòng mới, khẳng định: “Trung Quốc là một thách thức chiến lược chưa từng có đối với hòa bình và ổn định của Nhật Bản.”

 

Hoa Kỳ đã lên tiếng hoan nghênh một bước đi “táo bạo và lịch sử.” Chiến lược Trung Hoa cỗ đại nói mãnh hổ nan địch quân hồ. Huống chi Trung Cộng chỉ là anh khổng lồ chân đất sét, đầu óc đặc sệt một tư duy cộng sản độc tài đảng trị toàn diện, khó phát huy sáng kiến, sáng tạo. phát triển đối tác, đồng minh như chế độ tự do, dân chủ Mỹ.

 

Một, sự kiện và thời sự

 

Mỹ - Trung cùng nhượng bộ nhau tại G20. Nhưng Mỹ không nhượng bộ về địa lý chánh trị chiến lược. Đài RFI của Pháp hôm 16/11 phân tích Hoa Kỳ và Trung Cộng bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra tại Bali, Indonesia. “Căng thẳng” là từ ngữ để mô tả cuộc gặp đầu tiên giữa các cố vấn của Joe Biden và của Tập Cận Bình vào tháng 3 năm 2021 tại Anchorage, Alaska.

 

Hết sức căng thẳng sau chuyến công du Đài Loan của chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi, đi kèm với một loạt các hành động trả đũa của Trung Cộng, như việc gia tăng các hoạt động quân sự xung quanh hòn đảo Đài Loan.

 

Cùng thì tắc biến. Hai nhà lãnh đạo tại Bali đã quyết định xuống thang căng thẳng, tránh sử dụng những lời lẽ hiếu chiến không cần thiết, nhưng vẫn đề cao cảnh giác đối phương.

 

Trung Cộng nhượng bộ nhiều hơn qua cuộc gặp đầu tiên sau 5 năm giữa chủ tịch Trung Cộng và một lãnh đạo Úc là đồng minh của Mỹ và Tây Phương ở Á châu.

 

Mỹ xuống thang trong chiến tranh ngoại giao nhưng vẫn giữ vững lập trường yễm trợ đảo quốc Đài Loan ngọn hải đăng tự do dân chủ ở Á Châu Thái Bình Dương. Và cuộc chiến của Ukraine chống chiến tranh xâm lược của Putin, vốn gọi là tình bạn “không giới hạn” của Chủ Tịch Tập Cận Bình từng tuyên bố. Bắc Kinh, Mạc Tư Khoa đang đi ngược lại những quy tắc mà Hoa Thịnh Đốn duy trì từ nhiều thập niên qua.

 

Hoa Kỳ quyết tâm bảo vệ khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương đến cùng, không có ý định xuống thang trong cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh do Tổng Thống Donald Trump phát động. Mỹ thậm chí còn tăng cường các rào cản để duy trì vị trí dẫn đầu về mặt công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực chất bán dẫn.

 

Hai, Trung Cộng không còn là đầu tàu Đông Nam Á và Ấn Độ 

 

Ấn độ dã soán ngôi phát triển kinh tế của Trung Cộng. Theo phân tích của RFI hôm 16/11, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế và Ngân Hàng Thế Giới cách nay không lâu công bố dự báo về tăng trưởng kinh tế ở Châu Á. Tình hình được đánh giá là chưa từng có kể từ 40 năm qua, Trung Cộng không còn là đầu tàu kinh tế Châu Á. Đông Nam Á và Ấn Độ đang vươn lên mạnh mẽ thế chỗ Trung Quốc, theo nhận định của chuyên gia Hubert Testard trên trang mạng Châu Á, Asialyst, ngày 29/10/2022.

 

Theo dự báo hồi tháng 10 của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, tăng trưởng năm 2022 của Trung Cộng sẽ không vượt quá 3.2%, còn Ngân Hàng Thế Giới đưa ra con số 2.8%. Các số liệu tăng trưởng kinh tế quý ba mà Trung Cộng công bố là 3%. Đây cũng chính là mức tăng trưởng toàn cầu, có nghĩa là vào năm 2022 Trung Cộng không còn trong giai đoạn vượt trội về kinh tế, điều Trung Cộng chưa từng trải qua từ kể năm 1976, dưới thời Mao Trạch Đông.

 

Đối với năm 2023, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế và Ngân Hàng Thế Giới cũng dự báo là Trung Cộng chỉ đạt mức tăng thưởng thấp, khoảng 4.5%. Trái lại, Đông Nam Á và Ấn Độ chứng tỏ có khả năng hồi phục trong khi tăng trưởng kinh tế thế giới đang chậm lại.

 

Ba, đi vào phân tích

 

Lý do kinh tế Trung Cộng sụt giảm kéo dài. Mức tăng trưởng kinh tế Trung Cộng hiện được Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế ước tính là 4.5% cho đến năm 2027, thấp hơn nửa điểm so với các dự báo trước đây. Lý do chính là từ nội bộ Trung Cộng. Bắc Kinh đã hai lần tự bắn vào chân mình khi thực hiện chính sách Zero Covid (khiến kinh tế Trung Quốc phải trả giá rất đắt, mất 1-2% GDP hiện tại). Và từ năm 2020 đã đột ngột thắt chặt điều kiện tài trợ cho lĩnh vực bất động sản. Một số công ty bất động sản không thể trụ được, niềm tin của các gia đình bị tổn hại lâu dài: tất cả các chỉ số bất động sản không ngừng xấu đi.

 

Tuy nhiên, Tập Cận Bình đã giảm chiến lược chính sách Zero Covid, nhưng chỉ giảm chiếu lệ để chia cắt phong trào biểu tinh chống đồi thôi. Về chính sách bất động sản sắp nổ bể,chính quyền trung ương Bắc Kinh sẽ không giải cứu các công ty bất động sản gặp khó khăn. Do đó, khủng hoảng bất động sản đang và sẽ tác động nặng nề lên tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc ít nhứt cũng vài năm.

 

Ngoài các vấn đề ngắn hạn, một số vấn đề dài hạn khác cũng đang tích tụ lại. Dân số ngày càng giảm mạnh, cạnh tranh công nghệ với phương Tây gây tác hại nặng nề và việc ưu tiên tuyệt đối được dành cho khu vực công rất có thể sẽ có tác động tiêu cực đến năng suất (chênh lệch năng suất giữa khu vực công và tư nhân đã tăng đáng kể ở Trung Quốc trong những năm gần đây). Đối với đảng Cộng Sản Trung Quốc, tăng trưởng không còn là ưu tiên duy nhất: Tăng trưởng hiện giờ bị đặt sau an ninh quốc gia và cuộc đấu giành vị trí lãnh đạo thế giới.

 

Trong khi đó mức tăng trưởng của Đông Nam Á lại rất tốt. Các nước chính ở Đông Nam Á hồi đầu năm nay đã trải qua giai đoạn hồi phục nhanh chóng, sau năm 2021 khó khăn do đại dịch. Các nước này đã biết cách tranh thủ nhu cầu thế giới trong quý một, đồng thời tái thúc đẩy tiêu dùng trong nước và thu lợi do một phần khách du lịch quốc tế trở lại. Đặc biệt là Nam Dương và Mã Lai Á đã tận dụng tối đa việc năng lượng tăng giá.

 

Theo Ngân Hàng Thế Giới, ba quốc gia đứng đầu về tốc độ tăng trưởng mạnh trong năm 2022 là Việt Nam (7.2%), Phi Luật Tân (6,5%) và Mã Lai Á (6.4%). Tiếp theo là Nam Dương với 5.1%, phù hợp với mức tăng trưởng tiềm năng. Ngay cả Thái Lan cũng khởi sắc ở mức 3.1%, nhờ sự trở lại của du khách quốc tế, dù vẫn khiêm tốn ở mức 40% so với trước đại dịch. Dự báo cho năm 2023 gần như vẫn tương đương như dự báo cho năm 2022. Năm nay, Phi Luật Tân, Thái Lan và Cam Bốt cũng đang đạt được điều này. Chỉ có Việt Nam là duy trì được mức tăng trưởng nhẹ trong năm 2020 và 2021, và đến năm nay thì quay trở lại mức tăng trưởng cao lịch sử.

 

Còn Ấn Độ với sức dẻo dai bền bĩ, kinh tế vượt Trung Cộng. Dù chịu tác hại nặng nề do đại dịch vào năm 2020, GDP giảm 7.6%, nhưng kinh tế Ấn Độ đã phục hồi mạnh mẽ vào năm 2021 (+ 8,7%), và các dự báo hồi đầu năm nay cũng tích cực như vậy. Theo dự báo Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế đưa ra hồi tháng 10, mức tăng trưởng của Ấn Độ sẽ chỉ là 6.8%. Dù sụt 2 điểm, nhưng tăng trưởng của Ấn Độ vẫn năng động và lần đầu tiên trong lịch sử kinh tế 50 năm qua, tăng trưởng của Ấn Độ được dự báo cao gấp đôi so với Trung Cộng.

 

Các dự báo cho năm 2023 vẫn khá lạc quan cho Ấn Độ, với mức tăng trưởng dự kiến đạt 6-7%. “Sản xuất tại Ấn Độ” thu hút thêm nhiều nhà đầu tư, một số đầu tư ban đầu dành cho Trung Cộng nay chuyển hướng sang Ấn Độ, tiêu biểu là gần đây công ty Foxconn đã quyết định cho lắp ráp điện thoại iPhone 14 tại Chennai, Ấn Độ.

 

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT