Hôn Nhân, Cuộc Sống

Trẻ con nổi giận, tuổi từ 3 tới 6

Sunday, 26/06/2016 - 11:20:03

Những cơn thịnh nộ. Con bạn mất kiềm chế về hành vi cũng như tinh thần – la hét, đấm đá. Bạn nghĩ rằng bé có thể gây hại cho bản thân hoặc cho người khác. Phản ứng của bạn: Hãy ôm con bạn nếu nó cho bạn ôm. Hãy nói với con rằng bạn sẽ ôm bé cho đến khi nào bé nguôi, và có thể tự kiềm chế. Một số trẻ em sợ hãi bởi cường độ cảm xúc của chính mình. Hãy là cái neo cho con bạn; ngay cả khi nó không kiềm chế được, thì hãy bảo đảm với con rằng bạn sẽ không mất kiềm chế.



 Trẻ em khóc vì nhiều lý do khác nhau. (Getty Images)

 
Tại sao con tôi nổi giận?

Một số trẻ em ở tuổi mẫu giáo có những cơn giận dữ, vì những lý do tương tự khi chúng còn đi chập chững: vì chúng đang mệt, đói, hoặc sợ hãi. Nhưng ở tuổi này, phần lớn lý do là vì đứa con của bạn muốn thử thách uy quyền của bạn, hoặc thao túng bạn. Đây không phải là một cú đòn đánh vào các năng khiếu làm cha mẹ của bạn, hay là một dấu hiệu cho thấy đứa trẻ sẽ là một thiếu niên nổi loạn; đó là một phần bình thường của việc phát triển và thế độc lập đang tăng lên của con bạn. Bằng cách thỉnh thoảng khiêu khích bạn, đứa trẻ có thể tìm cách tìm hiểu thêm về cách thức bạn phản ứng với xung đột, đưa ra những quyết định, và chia sẻ uy quyền.
Một số cơn giận dữ liên quan đến những vấn đề về tiến trình phát triển, chẳng hạn như trẻ gặp vấn đề trong việc diễn đạt bằng ngôn ngữ, hoặc khó khăn về thính giác hoặc thị giác. Tình trạng căng thẳng thần kinh nghiêm trọng, cha mẹ ly dị, cái chết của cha hoặc mẹ, hoặc những rối loạn khác về cảm xúc, cũng đều có thể gây ra hành vi ứng xử giống như nổi giận. Một bác sĩ nhi khoa có thể giúp bạn đánh giá các loại vấn đề này.

Tôi có thể đang gây ra cơn giận dữ của con tôi?

Bạn có thể làm cho con bạn nổi cơn tức giận. Nhưng ngay cả khi bạn gây ra, con bạn vẫn phải học cách thức kiểm soát bản thân.
Những niềm kỳ vọng không thực tế và những quy tắc cứng nhắc đều có thể làm cho các trẻ em cảm thấy bị mắc kẹt. Những cơn giận dữ có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn đang đặt quá nhiều áp lực trên con bạn. Nhưng có quá ít quy tắc về việc lập thời khóa biểu cho con cũng như cho bạn cũng có thể tạo ra những rắc rối. Khi bạn đang ngủ trễ hoặc ăn trễ, đứa trẻ trở nên không yên tâm và thấy lo lắng, và thế là nỗi lo âu bùng ra.
Nếu bạn phớt lờ những cơn giận dữ trong quá khứ, hoặc chịu thua để giữ hòa khí, thì bạn đang học được rằng vấn đề không chỉ tan biến đi. Bạn phải đối phó với những gì đang xảy ra, và dạy cho con bạn làm thế nào để tự diễn tả mà không cần phải nổi giận đùng đùng.
Những độ tuổi từ 3 đến 6 là thời điểm hỗn loạn về cảm xúc. Con bạn có thể đong đưa giữa hai thái cực: Nó muốn độc lập hơn, nhưng lại phải chịu nỗi lo âu vì sự phân cách. Lúc này hơn bao giờ hết, điều quan trọng là bạn phải bình tĩnh khi mọi thứ đi sai, phải nhất quán về cách bạn xử sự vấn đề, và phải có từ tâm, khi con bạn đùng đùng nổi giận.

                                               Em trai khóc nhè trong siêu thị. (Getty Images)

Có nhiều loại cơn giận khác nhau?

Vâng. Sau đây là một vài kịch bản:

- Những cơn giận dữ vì mệt mỏi hoặc thất vọng. Con bạn đói bụng, mệt mỏi, hoặc thất vọng vì bởi một điều gì đó mà nó đang làm. Sự giận dữ dồn lên, và cuối cùng tràn ra thành khóc lóc và đấm đá. Phản ứng của bạn: Hãy cho con bạn một giấc ngủ ngắn hoặc một bữa ăn nhẹ. Nếu đứa bé thất vọng, hãy cố gắng dỗ nó. Hãy yêu cầu con giải thích cho bạn biết điều gì không ổn, thông cảm với con (“Ôi, cái trò chơi máy điện toán ấy khó quá!"), và hãy khuyến khích con hoặc đề nghị giúp đỡ cho nó. Nếu nhiệm vụ quá khó làm, hãy để cho con bạn ngưng lại và làm một chuyện gì đó khác trong một thời gian.

- Những cơn giận do tìm kiếm sự chú ý hoặc đòi hỏi. Con của bạn muốn bạn chơi với nó, ngay cả khi bạn có khách khứa đến ăn tối. Hoặc đứa trẻ bảo bạn mua nó con khủng long nhồi bông khổng lồ ấy, ngay bây giờ. Phản ứng của bạn: Cứ việc nói không. Con bạn có thể khóc lóc, la hét và giẫm chân rẩm rầm xuống sàn nhà. Bạn cứ mỉm cười, và nói rằng bạn yêu con. Hãy đặt bé vào một nơi an toàn, để cho bé nổi cơn giận dữ, và đề nghị nói chuyện lại khi bé bình tĩnh hơn.

- Những cơn giận vì từ chối hoặc tránh né. Bạn loan báo: “Đến giờ ăn lót bụng!”; con bạn nói không. “Đến giờ đi mua đồ!” Một lần nữa, lại không. Chẳng bao lâu, bạn cảm thấy như thể bạn đang nuôi con một con la: “Không” là câu trả lời cho mọi điều bạn đề nghị, cho dù đó là đi tắm, giữ em bé, hoặc đi ngủ. Phản ứng của bạn: Cứ nhẹ nhàng. Hãy để con bạn bỏ qua bữa ăn nhẹ của nó, nếu đó không phải là một chuyện lớn. Ngoài ra, hãy tránh các tình huống có/không, bằng cách nói rõ những gì sắp xảy ra, và đem lại cho con bạn một manh mối giúp nó giữ sỉ diện. “Đến giờ đi ngủ!” là câu nói đột ngột. “Cục cưng ơi, còn 10 phút là đến giờ đi ngủ đó” là câu cho con bạn thời gian để điều chỉnh.

- Cơn giận dữ gây rối. Việc bày tỏ bằng cách la hét và vẫy vùng như vậy có thể xảy ra ở nơi công cộng, chẳng hạn như một nhà hàng hoặc cửa tiệm. Phản ứng của bạn: Trừ khi con của bạn đang nổi cơn giận (xem bên dưới), hãy đặt bé vào trong phòng ở một mình, và cho bé một cuộc sửa dạy trong 2-5 phút. Nếu bạn không ở nhà, hãy đưa con ra ngoài. Đừng cho con bạn nổi chướng ở nơi công cộng; hãy dạy cho bé rằng bé sẽ không nhận được sự chú ý từ bạn hay từ người khác bằng hành vi xấu.

- Những cơn thịnh nộ. Con bạn mất kiềm chế về hành vi cũng như tinh thần – la hét, đấm đá. Bạn nghĩ rằng bé có thể gây hại cho bản thân hoặc cho người khác. Phản ứng của bạn: Hãy ôm con bạn nếu nó cho bạn ôm. Hãy nói với con rằng bạn sẽ ôm bé cho đến khi nào bé nguôi, và có thể tự kiềm chế. Một số trẻ em sợ hãi bởi cường độ cảm xúc của chính mình. Hãy là cái neo cho con bạn; ngay cả khi nó không kiềm chế được, thì hãy bảo đảm với con rằng bạn sẽ không mất kiềm chế.

Làm thế nào tôi có thể ngăn chặn cơn giận của con tôi mà không chịu thua?

Đầu tiên, hãy bỏ qua ý tưởng rằng cơn giận của con bạn là do bé muốn chống lại bạn. Đó thực sự là một sự tuôn trào kinh khiếp của cảm xúc mà bé không kiềm hãm nổi. Kế đó, hãy cố gắng nhìn nhận sự việc từ quan điểm của con bạn. Sau nhiều năm đi đến công viên vào lúc 10 giờ, có lẽ hôm nay bé quyết định rằng bé muốn nói khi nào thì bạn sẽ ra đi. Hãy để cho nó làm. Hãy bắt đầu cho bé cơ hội để đưa ra những quyết định đơn giản. Đừng lo lắng về việc duy trì quyền lực của bạn trên đứa trẻ. Hãy nghĩ về một mối quan hệ trong đó bạn dạy cho con cách thức đưa ra quyết định tốt cho bản thân. Thay vì cho phép con thao túng bạn, bạn sẽ cho bé thấy rằng bạn đủ mạnh mẽ để chia sẻ quyền lực. Thỉnh thoảng hãy nhường một cách duyên dáng, và rồi nói với con bạn rằng bạn coi trọng những ý kiến của nó.

Hãy giữ vững quan điểm ngay cả khi con bạn muốn những điều không tốt cho nó. Để cho con không đi tắm lâu lâu một lần là chuyện không quan trọng, nhưng bạn sẽ không muốn để cho con bỏ tắm hoàn toàn. Cũng vậy với những món ăn ngọt và đồ chơi đắt tiền. Chịu thua quá thường xuyên thì bạn sẽ không chịu đựng được những hậu quả về sau.

Làm thế nào tôi có thể đối phó nếu cơn giận dữ trở nên tệ hơn?

Khi trẻ em lớn lên, những cơn giận có thể trở nên lớn hơn, phá rối nhiều hơn và khó kiểm soát hơn. Chiến lược tốt nhất vẫn là một trong chiến lược mà bạn đã sử dụng khi con bạn còn một đứa bé mới đi chập chững: Hãy đưa con đến một nơi yên tĩnh và để cho nó diễn tả cảm xúc; hãy nói chuyện với con sau đó về những gì đã xảy ra và tại sao xảy ra.

Tự nhắc nhở đừng nổi giận. Nếu con của bạn đang ở trong năm thứ tư hoặc thứ năm nổi giận, bạn có thể cảm thấy rằng việc cho con thấy bạn mệt mỏi và khó chịu như thế nào sẽ giúp cho bé nhận ra bé ứng xử xấu ra sao. Việc đó sẽ không giúp ích đâu. Hung hăng với trẻ chỉ

dạy cho con bạn trở nên càng khó trị hơn mà thôi. Không có lối đi tắt nào dẫn tới công việc khó khăn là dạy trẻ biết cách kiềm chế cảm xúc và sửa dạy khi con sai trái. Ngoài ra, đừng tranh cãi với con. Vì các năng ngôn ngữ của con bạn đang phát triển, bạn sẽ bị cám dỗ tìm cách nói chuyện với cho nó nguôi giận. Nhưng bạn sẽ phí hơi. Con bạn có lẽ quá đang cảm thấy khó chịu nên không thể lắng nghe. Và trong bất cứ trường hợp nào, vấn đề không phải là thanh kẹo mà bé muốn bạn mua, mà là cơn tức giận không kiểm soát được của bé. Hãy nói chuyện với con bạn sau khi cơn bão đã đi qua, chỉ ra cho thấy điều mà lẽ ra bé có thể làm khác đi.

Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia, nếu cơn giận dữ của con bạn gây hại cho bản thân hoặc cho những người khác, nếu con bạn nín thở và ngất xỉu, hoặc nếu cơn giận dữ trở nên tệ hơn sau giữa năm thứ tư. Nếu những cơn bộc phát trở nên nghiêm trọng, hoặc xảy ra quá thường xuyên, thì con bạn có thể có một vấn đề y tế, xã hội, hay tình cảm. Bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ nhi khoa của bạn có thể giúp bạn tìm ra những gì không ổn.

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT