Đạo và Đời

Tôi đi dự Pháp Hội A Di Đà

Wednesday, 30/12/2015 - 08:37:24

Thầy Hằng Trường có nhấn mạnh: “Tuy ta chưa tu tới chỗ để các chủng tử tự phóng quang nhưng mình đã bắt đầu cảm nhận sự trỗi dậy của tướng trạng mà quang minh tỏa hiện Tướng trạng đó là 5 Dễ. Cố phát triển 5 Dễ: Dễ mở, Dễ thương, Dễ chịu, Dễ thở, Dễ dạy, chúng sẻ giúp cho 5 chủng tử tự mau thành tựu.” Tuyệt quá phải không các bạn?

Bạch Lan

Các bạn phương xa thân mến,
Trong suốt ba ngày cuối tuần qua (18,19,20 tháng 12 năm 2015) mình bận rộn tham gia Pháp Hội A Di Đà ở quận Cam với tư cách thiện nguyện viên thuộc Hội Từ Bi Phụng Sự do Thầy Hằng Trường hướng dẫn tại Long Beach Convention Center, Nam California, Hoa KỳNgày thứ Sáu hội trường quy tụ gần 300 thiện nguyện viên khắp các tiểu bang, phần lớn là các anh chị ở Nam California, các em trẻ nhất độ 15 tuổi. Mình rất vui và ngạc nhiên khi gặp các thiện nguyện viên đến từ hòn đảo bé tý Tahiti, mặc áo tràng đầu đội vòng hoa đủ màu,tươi cười chào đón các Thầy, các tăng ni, phật tử tham dự ngày hai Pháp hội.Các thiện nguyện viên tùy theo phần vụ được các trưởng nhóm chia việc làm, thực tập cách cúng dường Trai Tăng, mọi lễ nghi, cách thức tiếp đón Phật tử vào Mạn Đà La đều do Thầy Hằng Trường trực tiếp hướng dẫn.

Cúng Dường Trai Tăng (Hình Lê Văn Long)



Năm nay sĩ số xuất gia Tu Vị Tha Đoản Kỳ 15 ngày với Thầy gồm 200 vị, nhiều hơn những năm trước. Ngoài các phật tử người Việt Nam đến từ các tiểu bang và các nước ngoài nước Mỹ, còn có những phật tử người Đài Loan, Canada, Pháp, Đức, Úc Đại Lợi.v..v. Thầy giảng pháp dùng 3 thứ tiếng,tiếng Việt giọng Huế chay, tiếng Mỹ, và tiếng Trung Hoa.Thầy giải thích ba chữ Tu Vị Tha là tu cho người khác, có nghĩa là tu giùm cho mẹ, cha, chồng, con hay ai đó.... còn sống hay đã khuất núi. Riêng mình cảm động khi bắt gặp các khuôn mặt thân thươngnguyên là các anh chị huấn huyện viên Càn Khôn Thập Linh, cạo trọc đầu, khoác áo tràng lam trông thật hiền lành dễ thương làm sao. Không biết trong tiền kiếp họ đã đi tu chưa nhưng kiếp này khoác áo tu hành, đầu cạo trọc trông sáng sủa, uy nghi như các Tăng ni đã tu lâu rồi.

200 vị Xuất Gia Đoản Kỳ (Hình Lê Văn Long)



Suốt 2 ngày Pháp Hội, trong phần giảng pháp, Thầy giải thích về 5 chủng tử tự A,THA,JA,RA,PA liên hệ với 5 chữ Dễ dưới đây và quán tưởng đoá hoa sen xanh để các Phật tử thuộc nằm lòng khi quán chiếu các chủng tử tự vừa nêu trên vào các luân xa và lòng bàn tay trong lúc ngồi lặng yên thiền định và tu 5 chữ Cực Dễ để chuyển hoá nghiệp mình.

Thầy nhắc nhở 5 chữ Dễ:

1.Dễ mở
2.Dễ thương
3.Dễ chịu
4.Dễ thở
5.Dễ dạy

Ngược với 5 Dễ là 5 Cực Dễ:
1.Dễ đóng: Ai nói chút gì không hạp ý là không chịu nổi, vùng vằng đóng tâm lại ngay.
2.Dễ ghét: Thích phê phán, chỉ trích, than phiền và có thái độ phá hoại thành công của người khác. Mình viết thêm: dễ ghét là người mà thấy ai tốt, ai đẹp, được tiếng khen thì liền đem chuyện không đẹp, không may của người đó, bà con anh chị em họ hàng người đó, ngay cả trong quá khứ kể ra ngay.
3.Dễ lẫy: Do tập khí nằm sâu trong đáy lòng chợt bùng lên phá hoại lúc nào không biết.
4.Dễ sợ: Đi dọa người khác với gương mặt đanh đá. Mình viết thêm: lợi dụng chức cao, được mức sống hơn người, bèn dọa những người thua mình, dưới quyền mình... để họ sợ hãi, lo âu...

5.Dễ nổ: Tánh khoe khoang, tự kiêu, tự đại, khoe mình một cách lố bịch. Mình viết thêm: hạng người này mình từng ví von "nổ" mạnh hơn máy rang bắp bán ngoài chợ.

Mạn Đà La trước khi làm lễ (Hình Lê Văn Long)



Trên đây là 5 thái độ Cực Dễ khỏi cần ai dạy, là những tánh tự mình nên nhận biết khi chúng thoáng trỗi dậy trong tâm mình. Từ từ phát triển 5 thứ Dễ như sau:
Chúng ta nên từ từ phát triển 5 thứ dễ tốt:
1. Dễ mở (openness) thì sẽ mau tha thứ
2. Dễ thương (lovability) thì biết nhận lỗi
3. Dễ chịu (tolerance) thì hòa đồng chứ không trì trệ
4. Dễ thở (understanding, unselfishness) thì thông thoáng, biết cảm thông với chỗ kẹt của tha nhân.
5. Dễ dạy (coachable) thì biết học hỏi điều mới, tìm hiểu những thứ bên ngoài phạm vi quen thuộc của truyền thống và thói quen.

Theo Thầy, tu 5 chữ ni là đủ xài, mà nhớ dễ dãi với chính mình là đừng so sánh mình với người khác chứ không phải la bỏ lơ lỗi mình, không biết phục thiện đâu nghe bạn.
Thầy còn nhắc nhở thêm tu năm thứ Cực Dễ để được chuyển hóa tận gốc rễ trong A Lại Gia Thức nhờ vậy mình càng sống trong quang minh đó là mình được chuyển hóa luồng tập khí ăn sâu nhiều đời nhiều kiếp nhờ vậy có sức mạnh chuyển nghiệp.
Các bạn ơi đừng quên tu 5 chữ Dễ: Dễ mở, Dễ thương, Dễ chịu, Dễ thở, Dễ dạy nghe.
Thầy còn ân cần nhắn nhủ: “Con đường tu hành rốt ráo là mình có khả năng nhận biết những thứ dễ ghét, dễ sợ mà tha nhân đổ vào đầu mình chứ không phải mình tu 5 Dễ để rồi nổi giận khi thấy người khác không chịu làm như mình muốn.”

Thầy Hằng Trường có nhấn mạnh: “Tuy ta chưa tu tới chỗ để các chủng tử tự phóng quang nhưng mình đã bắt đầu cảm nhận sự trỗi dậy của tướng trạng mà quang minh tỏa hiện Tướng trạng đó là 5 Dễ. Cố phát triển 5 Dễ: Dễ mở, Dễ thương, Dễ chịu, Dễ thở, Dễ dạy, chúng sẻ giúp cho 5 chủng tử tự mau thành tựu.” Tuyệt quá phải không các bạn?

Ngày thứ Bảy là một buổi lễ cúng dường trai tăng rất long trọng và trang nghiêm dưới sự điều khiển của Thầy Hằng Trường. Tất cả quý Thầy, quý Sư Cô gồm 350 vị, người Việt Nam và người ngoại quốc ngồi trên ghế có bàn trước mặt được các tu sỹ xuất gia đoản kỳ cùng các bạn thiện nguyện dâng cơm và quà tặng. Các phật tử cùng Thầy Hằng Trường đều quỳ dưới đất. Theo Thầy giảng thì hơi thở là sự sống, các Tăng Ni là hơi thở của các Phật tử. Buổi lễ Cúng Dường Trai Tăng được diễn ra trong bầu không khí trang nghiêm đạo vị, mọi phật tử đều hoan hỷ, ánh mắt trìu mến nhìn các Tăng Ni hiện diện trước mặt. Trong phút giây này mình có cảm giác mọi người đang thở không khí an lạc, hạnh phúc, ngập tràn tình đạo.
Viết đến đây con xin cám ơn Thầy Hằng Trường. Lần đầu tiên ở hải ngoại dự Lễ Trai Tăng 350 Tăng Ni Việt Nam lẫn ngoại quốc, con thấy Thầy tổ chức quá chu đáo. Cám ơn các bạn trẻ thiện nguyện viên, các tu si xuất gia vị tha,các anh chị điều khiển chương trình trai tăng..v.. v mỗi người đảm nhận phần vụ cua mình rất tuyệt vời.

Mạn Đà La A Di Đà được cử hành vào chiều Chúa Nhật voi 1,500 người kể cà tăng ni và Phật tử. Mạn Đà La được dịch là đàn tràng, chính là chỗ để Chư Phật Bồ Tát tụ hội, để chúng sinh tu tập, tất cả tà ma đều không được phép vào đàn tràng. Thầy và các tu si xuất gia đoản kỳ sái tịnh trước khi cho mọi người vào chiêm ngưỡng Mạn Đà la.
Mời bạn hãy quan sát màu sắc và hình thể Mạn Đà La với những hình vuông, hình tròn. Hình vuông có 5 màu nhìn từ ngoài vào trong cùng:
Màu Vàng:Sắc làthân này.
Màu xanh:Thọlà càm xúc
Màu đỏ: Tưởnglà tư tưởng.
Màu xanh lá cây:Hànhlà thói quen
Màu Trắng:Thứclà tâm thức.
Màu trắng hình tròn lớn ở ngoài cùng và ở chính giữa dưới tượng Phật A Di Đà tượng trưng chân tâm bất nhị, biểu hiệu chân không, Phật tánh.
Phần Ngũ Ấm trong thân ta vừa kể trên theo kinh Bát nhã. Theo kinh Hoa Nghiêm vũ trụ của phàm phu thì thuộc về Ngũ Đại (tức là thế giới được tạo thành bởi các nguyên lý Địa, Thủy, Hỏa, Phong,K hông).
Mạn Đà La dựa theo hai triết lý Bát Nhã và Hoa Nghiêm để thiết lập một phương thức tu hành cho đại chúng mà Đức PhậtA Di Đà là vị pháp chủ. Các bạn cũng đã biết danh hiệu ngài là Vô Lượng Quang Minh, có ý rằng trong mỗi chúng ta ai ai cũng có sẵn Chân Tâm luôn lan tỏa vô lượng vô biên hào quang. Hào quang này là vũ trụ quang minh bất sinh bất diệt, ra ngoài vũ trụ tương đối.
Mục đích của Mạn Đà La là giúp ta nhìnxuyên qua Ngũ Ấm,nhận tri và phát khởi quang minh bất sinh bất diệt sẵn cótrong ta.

Bạch Lan viết theo bài giảng của Thầy Hằng Trường trong Pháp Hội A Di Đà tại Long Beach Convention Center cuối năm 2015. Thật ra mình ghi lại với sự hiểu biết nho nhỏ của mình hầu đáp ứng các bạn ở xa đã viết thư tha thiết yêu cầu kể lại ngày Pháp Hội A Di Đa. Các bạn muốn hiểu thêm về Mạn Đà La và pháp Thầy giảng, vui lòng mở những links sau hầu tham khảo rõ ràng hơn: www.compassheart.com và Phaphoidida.com

Cuối thư, Bạch Lan xin mượn 4 câu kệ của ngài Tuyên Hóa:

"Tất cả đều là thử thách.
Xem ta sẽ dùng tầng tâm thức nào để nhìn.
Nếu nhìn bằng tâm thức khiến ta dính kẹt
Thì mình phải tìm tầng tâm thức cao hơn."

Bạch Lan (viết sau ngày Pháp Hội A Di Đà cuối tháng 12 năm 2015).

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT