Chuyện Nước Pháp

Tổ chức giải túc cầu Châu Âu đang diễn ra sôi nổi (kỳ 1)

Wednesday, 22/06/2016 - 10:48:18

Trong 5 lần cuối gặp nhau, Pháp thắng 3 Albanie thắng 1 và 1 trận hòa cho đôi bên. Theo bảng sắp hạng quốc tế của FIFA (Hiệp Hội Túc Cầu Thế Giới, Fédération Internationale de Football Associations) thì Pháp đứng thứ 17 phải cao tay hơn anh chàng hạng 42 và thắng trận hiển nhiên nhưng điều này cũng không có gì là chắc chắn luôn luôn. Họ có thể bị thua ngược lại đội thấp hơn mình. Quốc gia Islande (tiểu quốc là hòn đảo ở phía Bắc vùng biển Đại Tây Dương, diện tích 100.000 cây số vuông với dân số hơn 300.000 người, thuộc Châu Âu) đã vượt qua vòng loại với 6 trận thắng, 1 thua và 1 huề. 

                                    Lễ mở đầu ở Stade de France và hình chiếc cúp thật đẹp

Hàng xóm nhà tôi treo lá cờ tam tài làm người ra vào nhìn thấy rất rõ: họ đang tỏ ý ủng hộ nước chủ nhà với tấm lòng ái quốc! Đây là lần thứ 15 giải vô địch túc cầu Châu Âu được tổ chức trên đất Pháp. Giải đá banh nam giới này - viết gọn lại thành “Euro 2016” có nguồn gốc từ Hiệp Hội Túc Cầu Châu Âu cầm đầu (l'Union Européenne des Associations de Football, UEFA). Để đoạt cúp tài giỏi nhất trong các nước có tổ chức đá banh từ lâu đời trong lục địa xưa, chỉ còn những đội quân bản lãnh cao cấp đã qua nhiều trận đấu vòng loại trước đó vài năm (2014, 53 nước tham gia tranh giải). Thời gian dành cho vòng đấu giữa những nước xuất sắc kéo dài từ 10 tháng 6 cho đến 10 tháng 7 năm nay (31 ngày ròng rã). Trận đấu mở đầu và trận kết thúc diễn ra tại sân chơi mang tên Stade de France ở vùng ngoại ô Saint Denis (đây là sân chơi túc cầu lớn nhất nước với khoảng 81338 chỗ ngồi cho khán giả). Trong lần thi đấu này, kể từ đây về sau, số đội banh tham gia vượt vòng loại lên đến 24 thay vì 16 như những lần trước. Nhờ sự nới rộng này mà 2 nước đầu tiên có mặt trong cuộc tranh tài quốc tế là xứ Islande và Albanie. Với 3 triệu dân mà thôi trong diện tích 28.000 cây số vuông nhưng Albanie đã có lần đoạt giải túc cầu Châu Âu năm 1946 (tên cũ xưa là giải Balkan, từ năm 1929 cho đến năm 1980) và là đối thủ khó chịu cho gà nhà nước Pháp (viết tắt là FFF: Fédération Francaise de Football, Hiệp Hội Túc Cầu Pháp).

Trong 5 lần cuối gặp nhau, Pháp thắng 3 Albanie thắng 1 và 1 trận hòa cho đôi bên. Theo bảng sắp hạng quốc tế của FIFA (Hiệp Hội Túc Cầu Thế Giới, Fédération Internationale de Football Associations) thì Pháp đứng thứ 17 phải cao tay hơn anh chàng hạng 42 và thắng trận hiển nhiên nhưng điều này cũng không có gì là chắc chắn luôn luôn. Họ có thể bị thua ngược lại đội thấp hơn mình. Quốc gia Islande (tiểu quốc là hòn đảo ở phía Bắc vùng biển Đại Tây Dương, diện tích 100.000 cây số vuông với dân số hơn 300.000 người, thuộc Châu Âu) đã vượt qua vòng loại với 6 trận thắng, 1 thua và 1 huề. Tương tự, ngoài 2 nước nói trên còn có các xứ Slovaquie, Pays de Galles và Bắc Ái Nhĩ Lan lần đầu tiên vào sân chơi vĩ đại của các “cường quốc” đá banh giỏi. Có chuyện hơi ngược đời: vì chơi dở bất ngờ nên 3 xứ đã từng là vua phá lưới ẵm giải túc cầu nay bị thua ngay vòng loại; đó là Hòa Lan, Đan Mạch và Hy Lạp.

Từ hôm 10 tháng Sáu đã qua, 24 đội banh của 24 nước chia thành 6 nhóm hàm chứa trong mỗi nhóm 4 toán (6x4=24) đã thi đấu lẫn nhau. Đây là cách tổ chức theo phương pháp hoán chuyển trong Toán Học khi có nhiều thành phần liên hệ với nhau (combinaison). Phía bên bộ môn thể thao quần vợt cũng có bảng tính toán tương tự từ vòng 1, vòng 2... cho đến khi vào bán kết (còn 4 toán hay 4 người) và chung kết (còn 2 toán hay 2 người). Những nước sắp hạng cao được tính là đứng đầu nhóm. Pháp số 1 trong nhóm A (và 3 nước khác không có hạng cho mỗi nhóm), Anh số 1 trong nhóm B, Đức số 1 của nhóm C, Tây Ban Nha số 1 nhóm D, Bỉ số 1 nhóm E và Bồ Đào Nha số 1 nhóm F. Chúng ta nhận ra những cường quốc Âu Châu như Pháp, Đức, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và đặc biệt nước Bỉ bé tí hon. Tôi xin mời quý vị độc giả thân mến trở lại xem lịch sử môn đá banh để tìm hiểu thêm và để riêng nhớ lại dĩ vãng anh hùng của nền túc cầu Việt Nam Cộng Hòa ngày xưa mà nhiều người còn nhớ bộ ba Tam Lang, Ngôn và Rạng...

Môn thể thao đá banh thuộc loại chơi đồng đội nhiều người tham gia thành 2 toán đối nghịch nhau xuất hiện tại Anh vào thế kỷ thứ 19 còn phôi thai và sau đó phát triển mạnh qua thế kỷ 20 cho đến hiện nay. Thật ra nguồn gốc quả banh tròn dùng để đá qua đá lại giữa 2 nhóm địch thủ khác nhau có từ thời trung cổ (Moyen Age), vào khoảng thế kỷ thứ 16 (năm 1580) ở các nước Hy Lạp, La Mã, Trung Hoa, Anh và Pháp. Vào giai đoạn cuối thế kỷ thứ 19 đầu thế kỷ thứ 20 thì xuất hiện túc cầu chuyên nghiệp sau nhiều chuyển biến theo dòng tự nhiên của xã hội văn minh con người với nền kỹ nghệ tiên tiến dần dần thành hình. Hiệp Hội Túc Cầu Thế Giới FIFA thành lập năm 1904 ở Paris. Đây là một môn thể thao bình dân được nhiều người dân trong nước yêu thích đến mức cuồng điên (fan) nên nó xếp hạng nhất trong tất cả các môn thể thao. Vì vậy, nguồn lợi khổng lồ thu vào khi có người mua vé đi xem giải túc cầu thế giới và thế vận hội cùng với những đài truyền thanh - truyền hình khiến các cầu thủ chuyên nghiệp lãnh lương rất cao.

Những tay đá giỏi hay giữ gôn chì nhất trị giá cả triệu bạc hàng năm và được điều đình “mua-bán” theo giao kèo vô cùng đắt đỏ. Kèm theo đó là những vụ xì căng đan (chuyện xấu giấu kín bị vỡ lở) thường xảy ra chung quanh số tiền mua cầu thủ làm lụn bại cả toán đá banh đứng đầu nước khi các cầu thủ đó đã bỏ nhóm ra đi đầu quân cho nước khác. Điều đặc biệt trong trò chơi đá banh là các cầu thủ chỉ được dùng chân để lừa banh và đá nó vào lưới địch mặc dù có chàng giữ gôn hờm sẵn canh giữ, họ có thể dùng đầu hứng làm banh bay vào ghi điểm. Ngoài ra là cấm tuyệt không dùng đôi tay trong trận đấu, chỉ dùng đến tay để trả banh về cho cầu thủ sau khi nó ra ngoài vòng sân. Với kích thước rộng lớn của sân chơi hình chữ nhật dài từ 90 đến 120 mét, rộng từ 45 đến 90 mét (điều kiện bắt buộc), các đấu thủ phải chạy rất nhiều nên mau bị mệt. Người Á Châu nói chung khá nhỏ con nên chơi không bì kịp dân ngoại quốc vóc người to lớn. Xưa kia Việt Nam Cộng Hòa hay thi đấu với nhiều nước khác trong vùng này (như Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia, Do Thái...) và đạt nhiều kết quả rực rỡ tốt đẹp đến mức nổi danh tại Đông Nam Á. Trò chơi hào hứng này người Việt Nam chúng ta có được là do thực dân Pháp mang vào từ cuối thế kỷ thứ 19.

Ntnd (còn tiếp 1 kỳ)

 

 

 

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT