Mẹo Vặt

Thực phẩm và pH

Tuesday, 11/10/2016 - 07:59:18

Tiêu chuẩn chọn đồ ăn trước hết là phải cho ngon, sau đó là phải giúp cho thân thể khỏe mạnh. Ăn cách nào cho ngon thì cứ hỏi cái miệng, nhưng cách nào cho khỏe thì khó hơn, cần phải chờ thời gian cho cái bụng tiêu hóa, biến thành máu thịt rồi dần dần mới biết được.

Bài VŨ HẰNG

Người Mỹ có câu: You are what you eat (Mình ăn thứ gì thì mình là thứ ấy).
Chả ai hiểu rằng mình ăn thịt bò thì sẽ trở thành con bò đâu, câu nói chỉ có ý khuyên chúng ta nên cẩn thận chọn lựa đồ ăn. Hay nói đúng hơn: Thay vì ra Pharmacy để mua thuốc trị bệnh, chúng ta nên nghiên cứu cách thức chọn đồ ăn để tránh bệnh.

Thay vì ra pharmacy để mua thuốc trị bệnh, chúng ta nên chọn thực phẩm kỹ càng để tránh bệnh thì tốt hơn.


Tiêu chuẩn chọn đồ ăn trước hết là phải cho ngon, sau đó là phải giúp cho thân thể khỏe mạnh. Ăn cách nào cho ngon thì cứ hỏi cái miệng, nhưng cách nào cho khỏe thì khó hơn, cần phải chờ thời gian cho cái bụng tiêu hóa, biến thành máu thịt rồi dần dần mới biết được.

Để giúp chúng ta quyết định ngay khi đi chợ, các thầy cô khuyên: Muốn ăn cho khỏe, phải chọn đồ ăn theo tiêu chuẩn pH.

Vậy pH là gì? Trước hết, đó là cái thước để đo mức độ Acid và Alkaline trong vật chất và trong cơ thể con người. Được tính từ số 0 đến số 14, thì pH 7 là trung bình, trên 7 là nhiều alkaline, còn dưới 7 là nhiều acid. Xét trong cơ thể chúng ta, các nhà bác học dậy rằng độ pH trong máu là 7.4, tức là hơi alkaline một chút.
Vì thế, để hỗ trợ dòng máu giữ được con số ấy, các thầy cô khuyên rằng chúng ta nên ăn nhiều thực phẩm có tính Alkaline, và hạn chế thực phẩm có tính acid. Cụ thể hơn, chúng ta được khuyên nên ăn uống theo chế độ 60/40, nghĩa là 60% thực phẩm có tính Alkaline 40% còn lại là thực phẩm có tính acid.

                                       Để ý độ pH trong thực phẩm chúng ta tiếp nạp hằng ngày


1. Thực phẩm Alkaline: Đó là những thứ chúng ta nên ăn theo tỷ lệ 60%. Sau đây là một vài thứ tiêu biểu:
- Rau xanh, như xà lách xoong (watercress), rau diếp, rau thơm, broccoli, celery, cải bắp, dưa chuột, cà rốt, cà chua….
- Quả, như dưa hấu (watermelon), cantaloupe, xoài, táo, avocado, đu đủ, chuối chín, lê, đào, chà là khô, nho khô…
- Đặc biệt: Chanh (lemon), Cam (orange), bưởi... là những thứ trái cây chua, vốn có nhiều acid, nhưng khi ăn vào bụng lại trở thành alkaline.

2. Thực phẩm tạo thành acid: Đây là những thứ chúng ta nên ăn theo tỷ lệ 40%, bao gồm:
- Ngô bắp, ô-liu, đồ lê-ghim (trừ lentils)
- Trái mận, trái cây đóng hộp, cà phê, rượu
- Thịt, cá, đồ biển, trứng
- Gạo, tinh bột, bột mì, cám (bran)…
Cũng có những thực phẩm được coi như trung dung (với số pH là 7), như bơ, dầu, sữa, bắp, mật, và trà….
Theo quan sát của nhiều nhà nghiên cứu, lối ăn theo kiểu Mỹ chủ yếu gồm thịt, muối, ít rau trái… nên có tính acid rất cao. Các vị này cho rằng, khi thực phẩm tạo thành nhiều acid trong cơ thể thì nó ép cơ thể phải tự điều tiết để thiết lập số pH cân bằng là 7.4, và sẽ lấy khoáng chất từ trong xương – như calcium, magnesium, và potassium – để hóa giải acid, khiến cho xương bị dòn, mềm, dẫn đến bệnh rỗng xương. Có vị còn lý luận rằng, ăn thực phẩm có nhiều acid là tạo diều kiện cho ung thư phát triển, bởi vì ung thư là một thứ bệnh xuất phát từ môi trường acid.

Mặc dầu chúng ta được khuyên ăn nhiều thực phẩm alkaline (60%) và hạn chế thực phẩm acid, (40%) nhưng phải nhận rằng, khó có thể phân định được một cách chính xác tính pH của thực phẩm trong muốn ngàn thứ được bầy bán trong chợ. Thay vì để đầu óc bị ám ảnh bởi những câu hỏi về alkaline-acid, các nhà dinh dưỡng khuyên chúng ta nên theo một đánh giá chung là ăn nhiều rau trái, hạn chế thịt và tinh bột. Và đừng quên uống nước, bởi vì khi cơ thể thiếu nước, ấy cũng là môi trường thuận tiện để acid phát triển.
Vuhang231@yahoo.com

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT