Thế Giới

Thổ Nhĩ Kỳ: Trực thăng lao vào tháp TV, 7 chết

Friday, 10/03/2017 - 10:45:44

Trong số những nạn nhân tử thương có bốn người Nga và ba người Thổ Nhĩ Kỳ, kể cả ông giám đốc của công ty Eczacibasi. Một nhân chứng tai nạn là anh Fikret Karatekin lái taxi cho biết, “Chiếc máy bay đâm vào tháp truyền hình rồi xoay vòng rơi xuống đất.”

Có 7 người đã thiệt mạng khi một máy bay trực thăng chở các giám đốc doanh nghiệp đâm sầm vào một tòa tháp TV và rơi xuống đất, theo lời thị trưởng của thành phố Istanbul cho hay. Chiếc trực thăng Sikorsky S-76 của hãng tư nhân Eczacibasi, gặp ngay tai nạn sau khi cất cánh từ phi trường Ataturk Airport của Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong số những nạn nhân tử thương có bốn người Nga và ba người Thổ Nhĩ Kỳ, kể cả ông giám đốc của công ty Eczacibasi. Một nhân chứng tai nạn là anh Fikret Karatekin lái taxi cho biết, “Chiếc máy bay đâm vào tháp truyền hình rồi xoay vòng rơi xuống đất.”
Các toán chữa lửa của thành phố Istanbul đã đến nơi dập tắt đám cháy do tai nạn này gây ra. Đây là loại trực thăng khá lớn do Nga chế tạo, nhưng nguyên nhân vì sao viên phi công lại điều khiển máy bay va phải tháp TV thì chưa rõ ràng. Cánh trực thăng chém vào một chiếc xe nhưng may mắn là người lái xe không bị thương.

Trung Cộng tố Mỹ giả dối về nhân quyền
Trong tuần qua, Hoa Kỳ đã trình bày kết quả khảo sát về tình hình nhân quyền năm 2016 tại trên 200 quốc gia trên thế giới, và Trung Quốc là một trong những nước bị Washington chỉ trích nặng nề. Các tổ chức dân sự của Trung Quốc liên tục bị Bắc Kinh đàn áp, kiểm soát. Mỹ còn tố cáo Trung Quốc hạn chế gắt gao nhiều quyền tự do ở Hong Kong và Macau.
Hôm thứ Sáu, Trung Quốc “phản pháo” trở lại bằng cách cũng giới thiệu báo cáo hàng năm của họ về nhân quyền, trong đó Bắc Kinh nói “trong năm 2016, chính sách vì tiền bạc và quyền lực kiếm chác ở Mỹ đã tạo ra nhiều giả dối và nhiều lố bịch trong cuộc tranh cử tổng thống đầy tai tiếng, đồng thời thực ra người dân Hoa Kỳ không có quyền chính trị gì cả.” Ngoài ra Trung Quốc còn tố cáo tình trạng “lạm dụng bạo lực của cảnh sát Mỹ và tình trạng phân biệt chủng tộc trong xã hội Mỹ.” Bắc Kinh nói “Hoa Kỳ giơ cao cây gậy nhân quyền và bỏ rơi các vấn đề nhân quyền khủng khiếp ở chính quốc gia của họ.”

Trung Cộng bắt đầu dùng máy bay quân sự mới
Trưa thứ Sáu, đài CCTV của Trung Quốc loan báo chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 của Trung Quốc đã được chính thức đưa vào hoạt động, cho thấy Trung Quốc quyết tâm cải tiến kho vũ khí của họ. Chiếc J-20 này được xem là khá cơ động, bay nhanh, có đặc tính tàng hình và có trang bị hỏa tiễn hành trình. Nó được xem là “bước nhảy vọt” của không quân Trung Quốc và trên đường thách đố ngang hàng với các loại chiến đấu cơ tối tân của Hoa Kỳ.
Vào tháng 11, 2016, J-20 đã lần đầu tiên xuất hiện và bay biểu diễn ở Hội Chợ Hàng Không Zhuhai Air Show ở miền nam Trung Quốc. Chiếc J-20 do công ty quốc doanh AVIC của Trung Quốc sản xuất, hãng này cũng đang sắp cho ra mắt mẫu máy bay tàng hình gọi là FC-31, trước đó được báo chí gọi là chiếc J-31. Nó được Trung Quốc “khoe” là để đối đầu với chiến đấu cơ F-35 của Hoa Kỳ, hiện là chiến đấu cơ tối tân nhất thế giới trong nhiều lãnh vực.

Đức: Công ty xe VW nhận lỗi
Công ty chế tạo xe hơi nổi tiếng của Đức Volkswagen thừa nhận họ có tội về ba cáo trạng mà các nhà giám sát Hoa kỳ đưa ra trong việc công ty này phải bồi thường $4.3 tỉ đô la về bê bối khói thảy do động cơ diesel của Volskwagen sản xuất. Ban lãnh đạo công ty thừa nhận họ đã tham gia tính toán qua mặt giới tiêu thụ khi bảo mức thảy gây ô nhiễm là hợp pháp và cản trở công lý cùng khai gian.
Đại diện công ty, ông Manfred Doess, tuyên bố trước một tòa án ở Detroit là công ty của ông “có tội đối với cả 3 cáo trạng.” Volskwagen thú nhận đã trang bị các máy điện toán không hợp pháp lên 580,000 xe bán ra ở Mỹ nhằm qua mặt các thanh tra khi thử khói gây ô nhiễm trong vòng đến 6 năm qua.
Volskwagen đồng ý để cho một nha giám sát độc lập theo dõi trong vòng 3 năm tới động cơ của công ty chế tạo có đúng theo tiêu chuẩn cho phép hay không.
    
Đông Nam Á, Châu Âu thương thảo về mậu dịch
Hôm thứ sáu đại diện các quốc gia Đông Nam Á và Châu Âu đã đồng ý sẽ mở lại các cuộc thương thảo về mậu dịch đã bị bỏ dở trước đây. Bà Cecilia Malstrom, Ủy Viên Mậu Dịch của khối liên hiệp EU và 10 Bộ Trưởng Kinh Tế của khối ASEAN ra tuyên bố chung nói là “nền kinh tế thế giới nhìn chung đã có cải thiện khá ticc cực.”
Nhưng họ cũng báo động về khuynh hướng bảo vệ mậu dịch và chủ nghĩa duy quốc gia đang trỗi dậy, theo đó chinh tự do mậu dịch, tự động hóa đã là nguyên nhân gây ra tình trạng thất ngiệp lan tràn trong nội bộ nhiều quốc gia. Bà Malstrom tuyên bố với các phóng viên, “Khuynh hướng bảo vệ mậu dịch đang manh nha, nhưng đóng cửa biên giới, xây tường ngăn chận và gia tăng thuế quan đánh vào hàng nhập cảng đều không phải là giải pháp, mà trái lại còn làm cho các vấn đề còn trầm trọng thêm.”
Bộ Trưởng Bộ Thương Mãi của philippines Ramon Lopez đồng ý và nói ngôn ngữ một số lãnh tụ thế giới hiện nay chỉ rõ như thế.


Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT