Bình Luận

Thêm một chuyện động trời

Wednesday, 31/10/2018 - 08:32:29

Cô Sarah Sanders, phát ngôn viên Bạch Cung nói, tất cả những điều liên quan đến việc tổng thống muốn hủy bỏ birthright citizenship được chính tổng thống nói ra trong một cuộc phỏng vấn.

Bài NGUYỄN ĐẠT THỊNH

Hôm thứ Ba, 10/30/18, tổng thống lại tuyên bố sẽ làm một chuyện động trời khác nữa: Ông sẽ ký sắc lệnh để chấm dứt việc những đứa trẻ chào đời trên lãnh thổ Mỹ đương nhiên được mang quốc tịch Mỹ.

Có thể ông nghĩ là một sắc lệnh mang nội dung như vậy sẽ giúp các ứng cử viên Cộng Hòa trong cuộc bầu cử quốc hội sắp diễn ra vào ngày thứ Ba tuần sau. Sẽ Giúp, vì việc ông làm sẽ giới hạn số người mang quốc tịch Mỹ, giới hạn tổng số cử tri có quyền bầu các chính khách, để những người đó tạo ra chính quyền Mỹ.
Ít người có quốc tịch Mỹ, khiến quốc tịch Mỹ trở thành một giá trị quý hơn, vì hiếm hơn, thuần nhất hơn.
Tổng thống tuyên bố, “Hoa Kỳ là quốc gia duy nhất trên thế giới chấp nhận việc một người thuộc bất cứ quốc tịch nào đến Mỹ sinh đẻ, để đứa con được tự động trở thành người Mỹ trong suốt thời gian 85 năm dài, hưởng mọi quyền lợi của một công dân Mỹ.”

Ông than thở, "Thật lố bịch. Thật lố bịch. Phải chấm dứt việc đó. (It's ridiculous. It's ridiculous. And it has to end.)

Ngoài cái tật nói liều, làm liều, tổng thống còn có thêm một cái tật khác nữa là gian dối để chứng minh điều ông nói; trong trường hợp này, ông gian dối trong câu (“We're the only country in the world where a person comes in and has a baby, and the baby is essentially a citizen of the United States for 85 years, with all of those benefits,”) -câu này vừa dịch trong đoạn trên.

Thật ra Mỹ không hề là quốc gia duy nhất trên thế giới có luật birthright citizenship-luật cho đứa trẻ sơ sinh quyền lấy sinh quán làm quốc tịch; mà nhiều quốc gia khác -ngay trên Châu Mỹ cũng đã có đến bốn quốc gia - Canada, Mexico, Brazil và Argentina có luật này.

Theo tài liệu CIA World Factbook. thì luật birthright citizenship được áp dụng tại 39 quốc gia trên toàn thế giới

Tổng thống còn nói liều một câu khác; ông nói, “Có người bảo tôi là cần phải tu chính hiến pháp mới bỏ được birthright citizenship (quyền sinh quán) của một số người sinh ra trên đất Mỹ. Làm gì có chuyện đó." (“It was always told to me that you needed a constitutional amendment. Guess what? You don't.”)
Luật birthright citizenship là một điều tu chính - là The Fourteenth Amendment của hiến pháp Hoa Kỳ được quốc hội thông qua ngày mùng 9 tháng Bảy, 1868. Điều tu chính này được coi nặng hơn nhiều điều tu chính khác, vì nó liên quan đến việc giải phóng người nô lệ da đen, nhìn nhận họ bình quyền với người Mỹ trắng bằng cách nhìn nhận quyền công dân của họ qua việc chấp nhận quyền birthright citizenship của họ: sinh ra trên lãnh thổ Hoa Kỳ, họ là người Mỹ, mang quốc tịch Mỹ.

Tổng thống cho là chỉ cần chữ ký của ông là đủ thay đổi Tu Chính Án Thứ 14; không chỉ bất chấp hiến pháp, ông còn bất chấp cả quốc hội để chỉ sử dụng hình thức 'sắc lệnh' -ông thích làm gì ông cứ ký sắc lệnh; ông tin là sắc lệnh ông ký sẽ được mọi người tuân hành.

Ông muốn xóa một câu trong bản Tu Chính Án Số 14 - câu “All persons born or naturalized in the United States, and subject to the jurisdiction thereof, are citizens of the United States.” Tất cả những người sinh ra trên lãnh thổ Mỹ, hoặc nhập tịch tại Hoa Kỳ, tùy thuộc vào thẩm quyền luật pháp của Mỹ, do đó họ là công dân Mỹ.

Phó Tổng Thống Mike Pence -một trong những chính khách 'gật' của trào đình Trump, lên tiếng đồng ý với boss; ông Phó nói, “Birthright citizenship là cục nam châm thu hút mọi người đến Mỹ; cây gật số 2 -nghị sĩ Lindsey Graham, tiểu bang South Carolina, hùa theo bằng Twitter, “Tôi sẽ viết dự luật song hành với sắc luật của tổng thống.”
Bà Sarah Turberville, một chuyên gia hiến pháp tại tổ chức Dự Án Giám Sát Chính Phủ, một tổ chức phi lợi nhuận độc lập, nhận định, “Đúng là một khái niệm khá ngớ ngẩn khi tin rằng tổng thống có thể sửa đổi Hiến pháp bằng một sắc lệnh.”


Bà Sarah Turberville

Không chỉ riêng bà Tuberville bất đồng ý kiến với tổng thống mà Dân Biểu Cộng Hòa Carlos Curbelo cũng tránh né không muốn thảo luận về dự luật tước quyền công dân của một số cử tri di dân, ông tweet cho mọi người, khẳng định quan điểm của ông về quyền birthright citizenship là quyền được hiến pháp bảo vệ.


Dân Biểu Cộng Hòa Carlos Curbelo

Omar Jadwat, giám đốc dự án 'quyền của người di dân' nhận xét về sắc luật tổng thống dự định ký để thay đổi luật birthright citizenship, “Ký một dự luật để thay đổi hiến pháp là việc làm phi pháp ai cũng thấy rõ, nếu có người còn thắc mắc, thì họ chỉ thắc mắc về thời điểm - tại sao tổng thống lại tạo thiệt thòi cho các chính khách Cộng Hòa, chỉ một tuần trước ngày bầu cử.”

Cô Sarah Sanders, phát ngôn viên Bạch Cung nói, tất cả những điều liên quan đến việc tổng thống muốn hủy bỏ birthright citizenship được chính tổng thống nói ra trong một cuộc phỏng vấn.

Sau việc hai chiến sĩ trung thành với tổng thống -anh Cesar Sayoc và anh Robert D. Bowers bị tống giam và truy tố, về tội gửi bom ống đến những nhân vật tổng thống không ưa, và bắn chết 11 người di dân gốc Do Thái, mà tổng thống không thích, tổng thống cần tìm một việc làm chính nghĩa để yểm trợ những chính khách thân chính gặp lúc khó khăn.

Dưới trướng của tổng thống có một nhân vật giỏi -ông Michael Anton; ông này bênh vực việc tổng thống muốn làm -giảm thiểu số người Mỹ da mầu- bằng cách diễn dịch hời hợp lý tu chính án 14.

Ông Anton nói Tu Chính Án 14 không hề viết là bất cứ đứa trẻ nào chào đời tại Mỹ đều có quốc tịch Mỹ, mà phải hiểu thêm là 'nếu cha mẹ đứa trẻ đó là công dân Mỹ.

Nghe thì hợp lý, nhưng lập luận của ông Anton vô lý ở điểm 'đã bố Mỹ, mẹ Mỹ lại còn chào đời trên lãnh thổ Mỹ, mà vẫn không phải là công dân Mỹ thì còn là công dân nước nào nữa?'
Nước Đức à?

Hơn nữa, tổng thống cũng không cần đến cái tài mọn của ông; chuyện lớn hơn tổng thống vẫn cứ không cần. Một thí dụ: giới bô lão Pittsburgh công khai viết lên mạng là họ xin tổng thống đừng bao giờ đặt chân đến thị trấn Pittsburgh nhỏ bé của họ, ngày nào ông chưa lên án việc người Mỹ trắng giết những người Mỹ khác tại Pittsburgh.

Nhưng ngày 30 tháng Mười, 2018, ông vẫn cứ đến, nhân tang lễ của vài người bị Mỹ trắng bắn chết; đa số người dự tang lễ là người Mỹ gốc Do Thái, họ bảo nhau quay lưng lại đoàn xe của tổng thống; ông bình thản mỉm cười.

Ông không chấp họ; ông chỉ làm cho họ mất citizenship; ông chỉ muốn làm tổng thống của người Mỹ trắng.

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT