Thế Giới

Thế Vận Hội Mùa Đông khai mạc với màu sắc của lửa và băng

Friday, 09/02/2018 - 10:02:23

Một nhóm cổ vũ viên Bắc Hàn chào đón các lực sĩ bằng cách vẫy lá cờ biểu tượng cho các hòn đảo được gọi là Dokdo trong tiếng Hàn và Takeshima trong tiếng Nhật. Lá cờ này gây tranh cãi giữa người Hàn và người Nhật.


Pháo cháy sáng chung quanh một diễn viên trong một tiết mục trình diễn tại lễ khai mạc Thế Vận Hội vào đêm thứ Sáu. (Lars Baron/ Getty Images)

PYEONGCHANG - Thế Vận Hội Mùa Đông đã bừng sống trong một buổi lễ sống động đầy màu sắc của lửa nóng và băng lạnh ở Nam Hàn. Các nghi thức ngoại giao cũng được phối hợp nhịp nhàng trên sân vận động, nơi các nhà lãnh đạo từ những nước thù nghịch ngồi gần bên nhau.

Nam Hàn đang tận dụng Thế Vận Hội Mùa Đông ở Pyeongchang để phá mối quan hệ băng giá với Bắc Hàn. Họ sắp đặt cho Tổng Thống Nam Hàn Moon Jai-in ngồi bên cạnh Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Mike Pence, và hai quan chức cao cấp nhất của Bắc Hàn ngồi ở hàng ghế phía sau.


Cuộc thi thể thao mùa đông bắt đầu
Pháo bông nổ trung trên bầu trời tại Sân Vận Động Thế Vận Hội PyeongChang trong lễ khai mạc vào đêm thứ Sáu tại Nam Hàn. Cuộc thi sẽ kéo hơn hai tuần lễ, kể thúc vào ngày Chủ Nhật, 25 tháng Hai. (Jamie Squire/ Getty Images)

Tổng Thống Moon Jae-in muốn khai thác tinh thần hợp tác của Thế Vận Hội để mở đường cho những cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân và hỏa tiễn của Bắc Hàn. Ông bắt tay với bà Kim Yo-jong, em gái của lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong-un.

Trong thực tế, Nam Hàn vẫn còn đang ở trong tình trạng chiến tranh với Bắc Hàn, sau khi chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 kết thúc trong một cuộc đình chiến. Mới đây Hoa Kỳ và Bắc Hàn còn đe dọa nhau về vũ khí hạt nhân.

Nhằm cho thấy nỗ lực của ông Moon nhằm lôi kéo Bắc Hàn tham gia hòa đàm, lễ khai mạc kể lại câu chuyện về những đứa trẻ lang thang qua một cảnh quan huyền ảo đầy tuyết phủ, và khám phá ra một thế giới trong đó người ta sống chung trong cảnh thái bình và hài hòa.

Thế Vận Hội Mùa Đông mang tới một khoảng thời gian tạm lắng dịu từ những năm quan hệ căng thẳng giữa Hán Thành và Bình Nhưỡng, mặc dù chỉ mấy giờ trước buổi lễ, hàng trăm người Nam Hàn đã xuống đường biểu tình phản đối Bắc Hàn; họ xô xát với cảnh sát chống bạo loạn ở bên ngoài sân vận động, đốt cờ Bắc Hàn và hình ảnh ông Kim Jong-un.


Anh Pita Taufatofua, người cầm cờ đại diện cho đảo Tonga, đã không mặc áo trong không khí lạnh dưới độ đông đá tại lễ khai mạc Pyeongchang 2018 Winter Olympic Games đêm thứ Sáu. (Aris Messinis/ Getty Images)

Tháng Hai lạnh cóng ở Nam Hàn, nơi nhiệt độ giảm xuống mức -20 độ Celsius vào ban đêm, đã gây sốc thể lý cho các lực sĩ cũng như các du khách ngay trước khi Thế Vận Hội diễn ra, khiến cho người ta lo ngại về tình trạng thân thể hạ nhiệt trong buổi lễ khai mạc.

Thời tiết dịu hơn một chút so với mức dự đoán vào ngày thứ Sáu. Nhưng các khán giả vẫn xúm lại gần bên các lò sưởi, cầm những gói hơ nóng, và húp món súp chả cá để đối phó sự ớn lạnh.
Từ lâu thị trấn miền núi Pyeongchang đã háo hức chờ đợi thời điểm này.


Tổng Thống Nam Hàn Moon Jae-in và Phu Nhân Kim Jung-Sook đứng ở hàng trước. Sau lưng họ là cô Kim Yo Jong, em của lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un, và ông Kim Yong Nam, người lãnh đạo tượng trưng của Bắc Hàn tại lễ khai mạc Thế Vận Hội Mùa Đông Pyeongchang 2018. Cạnh Phu Nhân Nam Hàn là vợ chồng Phó Thổng Thống Hoa Kỳ. (Odd Andersen/ Getty Images)

Thị trấn trên núi cao này lần đầu tiên xin làm nơi tổ chức Thế Vận năm 2010 nhưng bị thua Vancouver, và bị thất vọng tương tự khi thị trấn này bị đánh bại bởi Thế Vận Hội Mùa Đông ở Sochi năm 2014.

Nam Hàn đã thực sự bước lên sân khấu quốc tế và sánh vai cùng các nước lớn qua việc tổ chức Thế Vận Hội Mùa Hè Seoul năm 1988. Nay Nam Hàn muốn cho thế giới thấy mức độ tiến bộ mà họ đã đạt được trong 30 năm qua, với một Thế Vận Hội giới thiệu nền văn hóa và năng lực kỹ nghệ của họ.

Theo truyền thống Thế Vận Hội, phái đoàn Hy Lạp dẫn đầu cuộc diễn hành của các thể tháo gia tiến vào sân vận động ngoài trời, tiếp theo là các phái đoàn khác theo thứ tự trong bảng chữ cái của Hàn ngữ.

Ông Pence đứng chào các lực sĩ Mỹ, trong khi bài hát Gangnam của nhạc pop Nam Hàn diễn tấu được phát vang dội quanh sân vận động, làm bừng lên “Điệu Nhảy Ngựa” trong đám đông và nơi các tình nguyện viên.
Khi các lực sĩ đi quanh đường thi đấu, một trong những tiếng reo hò cổ vũ lớn nhất đã được dành riêng cho Pita Taufatofua, võ sĩ người Tonga với những bắp thịt vạm vỡ. Anh lặp lại phong cách nổi tiếng của anh khi tiến vào trong sân Thế Vận Hội Rio, bằng cách diễn hành không mặc áo sơ mi, bôi dầu bóng lưỡng, và quấn váy truyền thống của đảo Nam Thái Bình Dương - lần này trong thời tiết lạnh zero độ.
Một người cầm cờ khác, không mặc quần áo ấm, là anh Tucker Murphy của Bermuda, chỉ mặc quần short màu đỏ truyền thống của vùng lãnh thổ này.

Một nhóm cổ vũ viên Bắc Hàn chào đón các lực sĩ bằng cách vẫy lá cờ biểu tượng cho các hòn đảo được gọi là Dokdo trong tiếng Hàn và Takeshima trong tiếng Nhật. Lá cờ này gây tranh cãi giữa người Hàn và người Nhật.

Ông Norio Maruyama, thư ký báo chí của Bộ Ngoại Giao Nhật Bản, nói rằng ông không nhìn thấy lá cờ đó, vì vậy ông không có ý kiến. Nhưng ông nói rằng Thế Vận Hội là một lễ hội của hòa bình, và ông không muốn làm suy yếu khía cạnh đó.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT