Thế Giới

Tàu chiến Mỹ hải hành vào Biển Đông, trong lúc diễn ra đàm phán thương mại Mỹ-Trung ở Bắc Kinh

Monday, 07/01/2019 - 09:05:13

Trong tháng 12, Tổng Thống Donald Trump và Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đồng ý tạm ngưng một cuộc tranh cãi thương mại đang leo thang, về những mức thuế nhập cảnh trả đũa lẫn nhau, đánh vào hàng hóa trị giá hàng trăm tỷ Mỹ kim.


Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ và Phi Luật Tân đang tập trận đổ bộ trong năm 2018 trên một hải đảo tại Biển Đông, nơi đang có tranh chấp giữa các nước với Trung Cộng. (Getty Images)

HOA THỊNH ĐỐN – Chính phủ Hoa Kỳ cho biết hàng không mẫu hạm USS McCampbell đã thực hiện một hoạt động “tự do hải hành,” chạy vào trong vòng 12 hải lý của quần đảo Hoàng Sa, “để thách thức những lời tuyên bố chủ quyền hàng hải quá đáng.”

Bà Rachael McMarr, phát ngôn viên của Hạm Đội Thái Bình Dương, cho biết trong một văn bản email gởi đến báo chí. Văn bản cho biết hoạt động này không nhắm vào bất cứ một nước nào, hoặc để đưa ra một tuyên bố chính trị.

Văn bản đó được đưa ra trong lúc những cuộc đàm pháp thương mại đang diễn ra, giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ tại Bắc Kinh. Đây là vòng thảo luận trực tiếp đầu tiên, từ khi cả hai bên đồng ý đình chiến 90 ngày, trong một cuộc chiến tranh thương mại gây rung chuyển các thị trường quốc tế.

Phát ngôn viên Lu Kang của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nói rằng hành xử của chiếc tàu Mỹ đã vi phạm luật pháp Trung Quốc và quốc tế, và Trung Quốc đã đưa ra lời “phản kháng nghiêm khắc.”

“Chúng tôi kêu gọi Hoa Kỳ hãy lập tức ngưng làm loại hành động khiêu khích này,” ông Lu nói, và cho biết thêm rằng Trung Quốc đã phái các chiến hạm và phi cơ để nhận dạng và cảnh cáo chiếc tàu của Mỹ.
Khi được hỏi về thời điểm của hoạt động đó trong khi diễn ra các cuộc đàm phán thương mại, ông Lu Kang nói rằng việc giải quyết các vấn đề sẽ đem lại lợi ích cho cả hai nước và thế giới.

Ông nói, “Cả hai bên đều có trách nhiệm tạo ra bầu không khí tích cực cần thiết cho điều này.”
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên hầu hết Biển Đông chiến lược, và thường xuyên chỉ trích Hoa Kỳ và các đồng minh của Mỹ, vì những hoạt động hải quân tự do hải hành, ở gần những hòn đảo mà Trung Quốc chiếm đóng.
Việt Nam, Phi Luật Tân, Brunei, Mã Lai, Nam Dương, và Đài Loan có những tuyên bố chủ quyền cạnh tranh trong khu vực này.

Trong tháng 12, Tổng Thống Donald Trump và Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đồng ý tạm ngưng một cuộc tranh cãi thương mại đang leo thang, về những mức thuế nhập cảnh trả đũa lẫn nhau, đánh vào hàng hóa trị giá hàng trăm tỷ Mỹ kim.

Ông Trump áp đặt những mức thuế đó để ép Bắc Kinh phải thay đổi lề lối về nhiều vấn đề, từ việc gián điệp do thám các công ty, cho tới việc tiếp can thị trường và trợ giá kỹ nghệ.
Trung Quốc đã trả đũa bằng thuế do chính họ đưa ra.

Sự lo ngại gia tăng trong những tháng gần đây. Người ta cho rằng cuộc tranh cãi thương mại chỉ là một yếu tố trong một mối quan hệ song phương đang rạn nứt. Các viên chức hàng đầu của chính phủ của Hoa Kỳ đã kịch liệt chỉ trích Bắc Kinh, trong mọi vấn đề từ những vụ vi phạm nhân quyền, cho tới những hoạt động gây ảnh hưởng của họ ở Hoa Kỳ.

Hai nước xung khắc về an ninh quốc gia. Bao gồm thái độ cởi mở của Mỹ với hòn đảo Đài Loan tự trị, mà Bắc Kinh nói là thuộc chủ quyền của họ. Trong quá khứ, Trung Quốc và Hoa Kỳ từng nhiều lần công kích lẫn nhau, về điều mà Hoa Thịnh Đốn nói là việc Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông, bằng cách xây dựng các cơ sở quân sự, trên các đảo nhân đạo.

Trung Quốc bênh vực cho việc họ xây dựng, nói rằng đó là việc cần thiết để tự vệ, và nói rằng Washington phải chịu trách nhiệm về việc làm tăng căng thẳng trong khu vực, bằng cách cho các chiến hạm và phi cơ quân sự tới gần những hòn đảo được Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT